Đặc điểm con người Nhất Linh Nhất Linh con người và tính cách

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 46)

1945 tập 1 Tác giả đã khẳng định một số luận điểm lớn, trong đó đáng chú ý

2.2.2. Đặc điểm con người Nhất Linh Nhất Linh con người và tính cách

Nhất Linh- con người và tính cách

Nhất Linh sinh ra ở một vùng quê nghèo tỉnh Hải Dương. Ông tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh ngày 25 tháng 7 năm 1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán Cẩm Phổ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ bé, anh em Nhất Linh đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ ở huyện Cẩm Giàng, điều đó ảnh hưởng đến hoạt động văn hóa và sáng tác của Nhất Linh sau này: gần gũi, thương yêu con người, đấu tranh giải phóng con người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Đồng thời, ông cũng là người có phản ứng nhạy cảm nhất đối với hiện trạng và biến chuyển của xã hội, là người đi tiên phong trong suy nghĩ và trong hành động. Vì thế có thể nói Nhất Linh là người tức thời, táo bạo, nhiều sáng kiến, có óc sáng tạo và biết biến suy nghĩ thành hành động. Và suy nghĩ đó, hành động đó không đi theo danh lợi cá nhân, mà vì lý tưởng, vì muốn cho xã hội tốt đẹp hơn, và đặc biệt là cho người dân cuộc sống tốt hơn.

Ông sớm gánh chịu những khó khăn của gia đình do cha mất sớm, một mình mẹ tần tảo nuôi bảy anh em ăn học thành tài. Cha ông mất sớm (năm 1918, khi mới 37 tuổi), cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Theo lời kể của bác sĩ Nguyễn Tường Bách “vì bố mất sớm, nhà rất nghèo, do mẹ và bà ruột tần tảo

duy trì. Do gia cảnh, chúng tôi từ nhỏ được tiếp xúc với cảnh bùn lầy nước đọng, nghèo cùng của nông dân, ảnh hưởng đến suy nghĩ và viết văn sau này, với tính chất bình dân, vị tha, không ưa những thứ quyền quí, trưởng giả, và ghét danh lợi… Bà nội và mẹ chúng tôi đều là Phật tử chân thành. Những câu “đời là bể khổ”, “cửa Phật từ bi” đã thấm vào đầu óc người Việt Nam. Có thể triết lý này đã ảnh hưởng đến tình thương bàng bạc trong các tác phẩm của Nhất Linh, Thạch Lam” [236]. Với những trải nghiệm về cái nghèo, cái đói tại quê hương mình, trong một thời gian dài ở chính gia đình mình, Nhất Linh đã hiểu và dễ dàng đến gần hơn với những mảnh đời bất hạnh. Dù rằng, một số nhà nghiên cứu đến nay vẫn còn hoài nghi về tư tưởng bình dân của Nhất Linh, tuy nhiên, không thể phủ nhận, tấm lòng của ông đã dành một khoảng không nhỏ cho những số phận, cuộc đời bất hạnh.

Nhất Linh là nhà văn nhận được khá nhiều tình cảm, sự yêu thương của bạn bè, đồng nghiệp. Nhiều nhà thơ có tác phẩm riêng tặng Nhất Linh như Thế Lữ (Nhớ rừng), Xuân Diệu (Đây mùa thu tới), Huy Cận (Áo trắng)… Nhiều bài viết của những người thân trong gia đình, của đồng nghiệp dựng lại chân dung Nhất Linh một cách sống động với tình cảm sâu sắc, gắn bó và tha thiết, mến thương.

Nhất Linh là người chất phác và rất tình cảm với cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Trong hồi ức của những người thân trong gia đình, ngay từ nhỏ, ở quê Cẩm Giàng, Nhất Linh quan tâm đến người em gái Nguyễn Thị Thế hơn cả. Vì vậy, qua hồi ức của bà Nguyễn Thị Thế, chân dung Nhất Linh hiện lên thật sắc nét, chân thực, rõ ràng trong từng nét vẽ.

Với tư chất của con người hoạt động chính trị, văn học và báo chí, Nhất Linh giữ được nhân cách của mình từ khi bước chân vào đời. Hình ảnh đó được thể hiện qua ngòi bút của người cháu: “Trí nhớ và sự khiêm tốn không cho tôi nói nhiều về một người chú mà tôi kính mến. Đáng nhẽ tôi phải nói vài tật xấu để cho rõ chân dung Nhất Linh hơn, nhưng tôi xin thú thực sau bao

năm ở gần Nhất Linh, tôi chưa được biết một tính xấu nào của Nhất Linh”

[173]. Thậm chí, những người cháu của Nhất Linh sau này còn khẳng định, đã từng coi ông là thần tượng về phẩm chất và tài năng của đời mình.

Nhất Linh bình dân, giản dị trong mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp. Trong con mắt của bạn bè, Nhất Linh hiện lên là người bình dân, giản dị trong ăn mặc, giao tiếp, lối sống. “Ông ghét xã giao, ghét lạc vào một phòng khách nói những chuyện thù tiếp. Trong những bữa tiệc đông người, Nhất Linh thường chỉ yên lặng cười và uống rượu” [89].

Ông cũng được nói tới là người luôn cư xử với người làm rất tử tế, và quan tâm chu đáo tới đồng nghiệp “các anh cư xử với thợ rất tử tế, lương cao nên ai cũng làm việc hết sức mình. Lương các anh cũng tăng thêm, lại lập ra một quĩ cấp cứu để tương trợ ban biên tập hoặc ban trị sự lúc ốm đau, quan hôn tang tế. Tùy theo trường hợp, có khi trừ vào lương một ít, có khi cho không” [89].

Nhất Linh luôn miệt mài và nguyên tắc trong công việc. Ở giai đoạn làm báo Phong Hóa, Ngày Nay, hiện lên một Nhất Linh cần mẫn, chăm chỉ, sáng tạo. Tuy nhiên, Nhất Linh lại cũng là người khá cứng nhắc trong công việc. Có lần Thạch Lam trễ hẹn nộp bài cho tòa soạn, Nhất Linh tức giận đến tận nhà em ở Yên Phụ hỏi tại sao không viết bài. Nghe câu trả lời là chưa thể viết được, Nhất Linh bỏ về và cắt tiền tháng của em trai, cho đến khi có bài nộp thì mới trả.

Ông luôn cầu toàn, chuyên tâm hết mình với sự nghiệp chính trị và văn hóa, văn học. Cho đến cuối đời, cuốn tiểu thuyết cuộc đời ông chưa có một trang ngừng nghỉ, dù lắm lúc trải qua thăng trầm, biến động. Nhiều tác phẩm của ông được viết đi viết lại cho đến khi hài lòng (như Xóm Cầu Mới- chỉnh sửa tới 5 lần). Trong trí nhớ của Tường Hùng, Nhất Linh hiện lên với cặp kính trắng trên mũi, tay run run cầm cây bút Parker 61, viết ngoằn nghoèo và nhanh, khuyên nhủ đồng nghiệp: chỉ cần thêm bớt một chút là truyện trở nên

khác hẳn, nhưng cái khó là tìm ra phải thêm gì, phải bớt gì. Ông cũng thường làm việc rất khuya, có khi đến rạng sáng, khi đã làm việc thì hầu như quên những chuyện khác, quên khung cảnh xung quanh.

Nhất Linh có chí hướng rõ rệt và quyết tâm kiên định con đường đã lựa chọn. Với những tính cách mạnh mẽ, ưa hoạt động và thiên hướng xã hội rõ rệt, trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ XX đầy biến động, cộng với môi trường đào tạo ở một quốc gia văn minh, Nhất Linh đã nhanh chóng nhận thức và kiên định con đường mình đã chọn: cải cách đất nước thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học, với mục tiêu giải phóng con người cá nhân và hướng tới cuộc sống.

Đỗ bằng Đíp lôm, Nhất Linh vào Sở tài chính Hà Nội làm việc tạm thời. Nhiều người lấy làm lạ hỏi Nhất Linh sao không học tiếp lên để mở rộng đường tiến thân, ông đã trả lời: không muốn làm ông Tham, ông Đốc, nguyện vọng tha thiết là viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình, sống bằng nghề tự do, ngoài vòng cương tỏa. Chí hướng ấy được minh chứng bằng chính con đường ông đã lựa chọn sau này. Thời gian học cử nhân ở Pháp, mặc dù theo học khoa học, nhưng ông lại nghiên cứu lĩnh vực báo chí, xuất bản. Từ Pháp trở về, Nhất Linh hăng hái đứng ra làm báo với mục đích làm cách mạng văn hóa, dùng văn chương báo chí để vận động cải cách xã hội, nâng cao dân trí. Nhất Linh nhận thức rằng người Việt Nam bị đô hộ, nô lệ một phần vì thất học và tục lệ hủ lậu, mê tín dị đoan. Muốn thoát ra trước hết phải nâng cao dân trí, thì mới có dân quyền, dân sinh… Về vấn đề này, một số học giả cho rằng “đường lối dân tộc, khoa học, đại chúng mà Đảng ta nêu trong Đề cương văn hóa 1943 thì Tự lực văn đoàn đã thực hành từ trước” [162;67].

“Bề ngoài Nhất Linh tuy rất bình thản, hòa nhã, nhưng bề trong- theo lời Nhất Linh- thì nhiều lúc chứa những bão táp ghê gớm, những tư tưởng mà chính Nhất Linh cũng không ngờ tại sao ông lại có” [162;68]. Người thân thường thấy ông thức suốt đêm làm việc hay đóng chặt cửa phòng suốt ngày

không ra ngoài, thậm chí nghe thấy tiếng khóc đắng cay từ trong phòng làm việc của ông trong nỗi thất bại. Trong con người ấy luôn nung nấu một ước muốn cháy bỏng về cách tân, dân chủ; tha thiết truyền bá tư tưởng văn minh, tiến bộ, ngõ hầu cho sự phát triển phồn vinh của đất nước mà “lực bất tòng tâm”. Tú Mỡ trân trọng cho rằng, Nhất Linh là một người trí tuệ thông minh, có chí lớn, yêu nước, nể phục người cộng sản, tuy nhiên, có những sai lầm nhất định trong nhận thức về yêu nước và dân tộc.

Quá trình học tập, hoạt động xã hội

Nhất Linh được đào tạo có hệ thống trong môi trường giáo dục tốt. So với các nhà văn cùng thời, không nhiều người được đào tạo chính thống trong nước và nước ngoài như Nhất Linh. Thuở nhỏ, Nhất Linh theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường Bưởi Hà Nội. Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao đẳng tiểu học. Năm 1824, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ Thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ. Năm 1927, Nhất Linh sang Pháp du học tại trường Đại học Pari. Theo nhà văn Duy Lam, chính phủ Pháp tài trợ một nửa cho con cái các vị quan lại có mức sống trung lưu, một nửa do gia đình. Năm 1930, ông đậu bằng cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước trong năm đó.

Nhất Linh sớm bộc lộ tư chất và năng khiếu hoạt động văn hóa, chính trị- xã hội. Năm 16 tuổi, Nhất Linh làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài Bình luận văn chương về Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí. Năm 1923 sau khi đậu bằng Cao đẳng tiểu học, do chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên ông làm thư kí ở sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Năm 1926, Nhất Linh vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này bị bắt, Nhất Linh phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học. Theo tác giả Tường Hùng,

Nhất Linh từng làm nghề vẽ phông rạp hát: “Cũng có lần nhờ tài vẽ để kiếm ăn khi lưu lạc ở Cao Miên và Sài Gòn, ông đi vẽ phông các rạp hát” [187].

Thời gian học tập ở Pháp, Nhất Linh chọn ngành khoa học vì nghĩ rằng đất nước còn lạc hậu, học khoa học để về giúp nước. Tuy nhiên, với niềm đam mê và năng khiếu bẩm sinh, ông dành thời gian nghiên cứu thêm về nghề báo và nghề xuất bản. Nhất Linh trở thành nhà văn, nhà báo đã có công đóng góp cho nền văn học và báo chí Việt Nam trong thế kỷ XX. Ông cũng am tường về âm nhạc và hội họa.

Nhất Linh dồn tâm huyết làm “cách mạng” làng báo và tiên phong trong các phong trào xã hội. Năm 1930, từ Pháp về nước, ông tập hợp anh em, bạn bè, mua lại Trường tư thục của Nguyễn Văn Tòng, đổi tên là trường Thăng Long làm cơ sở cho việc viết báo và chủ trương ra tờ Tiếng cười nhưng không xin được giấy phép. Theo Nguyễn Vỹ, năm 1930, “hầu hết những giáo sư cũ đều nghỉ dạy hoặc đi dạy các trường khác. Ông Nguyễn Tường Tam, tân Hiệu trưởng, dùng những giáo sư mới của ông, trong số đó có thầy giáo Trần Khánh Giư… trường cũng đổi tên là Ecole Thăng Long ở góc đường Hàng Cột (rue de Takou) và đường Cửa Bắc (Bd Carnot)” [222].

Năm 1932 ông mua lại tờ Phong Hóa của Nguyễn Xuân Mai. Nhất Linh cho rằng: Báo chí của ta bây giờ chán ngắt, nếu không là báo thông tin “chó chết” thì là báo “lí luận suông”. Ông muốn “cách mạng” làng báo, dùng tiếng cười làm vũ khí phá cái cũ, lập cái mới, cái tư sản để thay thế cho cái cũ phong kiến hủ lậu.

Với bút danh Nhất Linh, ông tập trung làm báo, viết sách, thành lập Tự lực văn đoàn, Nhà xuất bản Đời nay, mở nhà in. Từ năm 1935 có sáng kiến trao giải thưởng cho các tác phẩm hay, góp phần phát hiện bồi dưỡng nhân tài. Đến 1936 báo Ngày nay trở thành trung tâm tập hợp phong trào văn nghệ lãng mạn chống lại lễ giáo phong kiến, tuyên truyền lối sống mới, đề xướng những cải cách xã hội (Hội Ánh sáng). Năm 1958, ông lập nhà xuất bản Đời nay và

tờ nguyệt san Văn hóa ngày nay được 12 số. Ông chủ trương khôi phục Tự lực văn đoàn, sáng tác một số tiểu thuyết nhưng không thành công.

Nhất Linh là con người “hành động”. Ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, văn học. Ở lĩnh vực nào ông cũng có chỗ đứng nhất định, đặc biệt là văn học, Nhất Linh đã tạo dựng được một sự nghiệp có đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Hướng đến cá nhân, “hành động” để đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền của cá nhân, đó là con đường đi trong suốt cuộc đời của nhà văn Nhất Linh, dù với tư cách nhà chính trị, nhà văn hóa hay nhà văn.

Tiểu kết

Có thể nói, với tính cách là sự khác biệt giữa các cá thể thì ở bất cứ thời kì nào trong lịch sử, con người đều ít nhiều có ý thức về cá nhân mình. Nhưng với tính cách là chủ nghĩa cá nhân, thì sự xuất hiện của nó cần có những nền tảng kinh tế, xã hội, văn hóa nhất định. Ở Việt Nam, trong thời trung đại, những mầm mống của ý thức cá nhân đã nảy nở, nhưng còn nhỏ lẻ, tản mạn, chưa thành một trào lưu để làm thay đổi căn bản tư tưởng xã hội. Phải đến đầu thế kỉ XX, một bối cảnh thời đại mới với những tác động đến từ khách quan cùng những tiền đề có sẵn trong nội địa, mới thực sự thành cơ sở quan trọng cho ý thức cá nhân trỗi dậy và phát triển. Ý thức cá nhân thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật là nhận thức, tư tưởng của tác giả về cá nhân được hiện thực hóa thành hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm, được cụ thể hóa qua hành động, suy nghĩ, việc làm của từng nhân vật là con người cá nhân ấy. Vì vậy, việc phân tích con người cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh sẽ rút ra được ý thức cá nhân của tác giả qua các tác phẩm này.

Nhất Linh là người có tư tưởng tiến bộ. Với quá trình được đào tạo có hệ thống, tài năng thiên bẩm cùng với việc lao động, tích lũy, rèn luyện vốn sống không ngừng nghỉ, Nhất Linh trở thành một trí thức Tây học có nhiều đóng góp lớn lao cho quá trình cách tân, dân chủ ở Việt Nam thế kỷ XX. Bốn

năm học tập ở nước ngoài (từ 1927-1930) tại Pháp- nơi khởi nguồn của trào lưu Ánh sáng, của cuộc cách mạng tư sản Pháp giúp Nhất Linh tiếp cận với tư tưởng dân chủ tư sản và văn hóa phương Tây hiện đại. Nhận thức ấy đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng, thế giới quan của ông về vấn đề giải phóng cá nhân, về ý thức quyền tự do của con người. Đặc biệt, thời gian ở Pháp, mặc dù theo học khoa học nhưng Nhất Linh lại nghiên cứu, hoạt động báo chí, xuất bản. Ông cũng được tiếp cận với sáng tác của những cây đại thụ trong nền văn học Pháp và thế giới có tư tưởng cách tân, tiến bộ như Gide, Chateaubriand, Lamartine, Coppee, Đôxtôiepxki, Nietzsche… Đó chính là trường “đại học đời” lớn bồi đắp kiến thức xã hội, củng cố tư tưởng và định hình rõ nét xu hướng hoạt động của Nhất Linh sau này. Dù hoạt động chính trị, văn hóa hay văn học, Nhất Linh đều thể hiện khao khát, cổ súy cách tân, dân chủ; nhiệt thành trong đấu tranh vì cuộc sống, hạnh phúc cá nhân của con người.

Điều đáng tiếc ở Nhất Linh có lẽ là bởi những mâu thuẫn, những rối ren

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w