1.3.1. Trước năm 1945
Thời kỳ này, các nhà phê bình đề cao sáng tác của Nhất Linh. Tiểu thuyết của ông được coi là có sự tiến bộ của tư tưởng mới. Tuy nhiên, nội dung ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh thì không có nhiều ý kiến trực diện, mà chủ yếu xoay quanh vấn đề ca ngợi tư tưởng chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình, đòi giải phóng cá nhân của hai cuốn
Nguyễn Lương Ngọc viết trên báo Tinh Hoa (1937) về cuốn Lạnh
lùng: “Đặt nhân đạo lên trên luân thường đạo lý”, “là thiên biện hộ cảm động và não nùng để van lơn giùm các cô gái góa chồng”.
Hà Văn Tiếp khẳng định giá trị phản ánh hiện thực của Đoạn tuyệt là làm sống lại bức tranh về cuộc sống vô nhân đạo, mẹ chồng áp chế nàng dâu:
“Những lời lẽ gay gắt của bà Phán làm ta liên tưởng Nhất Linh đã làm dâu một lần rồi”.
Nhà phê bình Trương Chính trong Dưới mắt tôi đi sâu phân tích, lý giải các cuốn Đoạn tuyệt, Lạnh lùng và một số tác phẩm của Nhất Linh viết chung với Khái Hưng. Ông cho rằng: “Đoạn tuyệt đánh dấu một cách rõ ràng thời kỳ thay đổi tiến hóa của xã hội Việt Nam. Nó công bố sự bất hợp thời của một nền luân lý khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao nhiêu hi vọng”.
Trên tờ Loa số ra ngày 08-8-1935, Trương Tửu viết: “Cuốn Đoạn tuyệt
là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả đường hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái tín ngưỡng tương lai. Ông giúp bạn trẻ vững lòng phấn đấu, nghĩa là vui mà sống”.
1.3.2. Từ 1945-1986
Thời gian này, phê bình văn học không dành đủ sự quan tâm cho văn học lãng mạn; việc tìm hiểu con người cá nhân, ý thức cá nhân trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết Nhất Linh nói riêng không được quan tâm đúng mức và/hoặc bị né tránh. Một vài tác giả có đưa ra quan điểm về ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh một cách chừng mực, và khai thác ý thức cá nhân dừng lại ở phương diện như một biểu hiện của tư tưởng giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ.
Bùi Xuân Bào trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (viết bằng tiếng Pháp) đã dành nhiều trang phân tích tác phẩm của Nhất Linh. Ông viết:
“Từ Đoạn tuyệt nhân cách văn học của Nhất Linh được khẳng định, ông đứng ra bảo vệ cá nhân chống lại gia đình”.
Trương Chính khẳng định: “Điều đặc biệt là Nhất Linh viết tiểu thuyết cũng như viết truyện ngắn, đều có kí thác ít nhiều tâm sự. Tâm sự đó là tâm sự của một người đau khổ vì phải xung đột với những người thân nhất của mình để giải phóng cho cá nhân, tâm sự của một người đã nhìn thấy chế độ cũ, có nhiều chỗ chưa hợp lý, muốn hành động để cho đời mình và đời kẻ khác có thể đẹp đẽ hơn, tươi sáng hơn... Quan niệm giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ khỏi vòng lễ giáo phong kiến, dứt khoát sống theo đời mới, Nhất Linh đã bày tỏ được trong hai cuốn Đoạn tuyệt và Lạnh lùng” [87,22].
Trong bài viết Nhất Linh- tác giả tiêu biểu, tác giả Bạch Năng Thi đã chỉ ra những đấu tranh dai dẳng trong đời sống tâm hồn con người: “Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có sức hấp dẫn: mâu thuẫn giữa cá nhân và gia đình…; tình yêu và bổn phận…; chí hướng và hoàn cảnh…; lòng ham sống và bệnh hoạn…; trụy lạc và nhân phẩm…[87,106].
Một số tác giả đã đi sâu phân tích nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh như Loan (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh lùng) và đưa ra một số nhận định về ý thức cá nhân trong các nhân vật này. Bùi Xuân Bào trong bài viết
Nhất Linh hay khuynh hướng lãng mạn phản kháng khẳng định: “Loan tiêu biểu cho cô gái tân thời trong những khát vọng lãng mạn của cô về hạnh phúc cá nhân, cô dám làm điều mà đa số nữ độc giả trẻ thời kỳ đó mong muốn có thể làm” [87,117]. Đồng thời, tác giả này cũng chỉ ra bước đột phá trong nghệ thuật khai thác ý thức nội tâm của nhân vật trong tiểu thuyết
Bướm trắng: “Bướm trắng là bước phát triển mới của Nhất Linh, Tiểu thuyết này rất độc đáo, chưa bao giờ những người đi trước hoặc cùng thời với Nhất Linh, lại đi xa đến thế trong việc phát triển một tấn kịch lương tâm”.
Trong khi đó, tác giả Hà Minh Đức nhìn nhận ý thức cá nhân trong nhân vật Tuyết (Đời mưa gió) ở góc độ cực đoan: “Xây dựng nhân vật Tuyết
các tác giả Khái Hưng và Nhất Linh đã miêu tả một lối sống cực đoan lấy cái tôi làm trung tâm, lấy lạc thú trước mắt làm chuẩn mực cao nhất” [87,297].
Có thể thấy, không có nhiều tác giả bàn về ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 1945-1986. Một vài ý kiến nhắc đến ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Nhất Linh ở các chiều cạnh như sự thức tỉnh và khẳng định của cái tôi cá nhân, những đấu tranh trong đời sống nội tâm nhân vật… khi bàn về vấn đề giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ. Dù rằng chưa thật sự sắc nét và toàn diện, các ý kiến trên vẫn là những gợi mở cần thiết cho chúng tôi trên con đường kiếm tìm và tổng hợp về ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh.
1.3.3. Từ 1986 đến nay
Giai đoạn này, nhiều công trình nghiên cứu, bài viết ghi nhận tư tưởng tiến bộ của tiểu thuyết Nhất Linh là thể hiện được khát vọng giải phóng cá nhân, giải phóng phụ nữ, chống lễ giáo phong kiến, chế độ đại gia đình phong kiến, đòi tự do hôn nhân, đòi quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân. Một số ý kiến nói đến sự phát triển của ý thức cá nhân, từ ý thức về quyền sống, quyền tự do yêu đương, quyền được hưởng hạnh phúc (trong tác phẩm Nắng thu,
Đoạn tuyệt, Lạnh lùng) đến sự bứt phá khỏi rào cản của gia đình phong kiến,
tìm lối thoát trong tình yêu lứa đôi, trong thế giới nội tâm, trong khát vọng vươn lên tìm lý tưởng cải cách xã hội (trong Đôi bạn) và cuối cùng là ý thức cá nhân cực đoan (trong Bướm trắng)
Lê Thị Dục Tú có những phát hiện về con người cá nhân của Tự lực văn đoàn nói chung, của Nhất Linh nói riêng, là con người mang vẻ đẹp thể chất có tính lý tưởng, tính đô thị. Phan Cự Đệ nhấn mạnh: “Nhân vật của Nhất Linh thường trải qua những cơn khủng hoảng tinh thần (Dũng, Doãn, Trương). Họ đau khổ dằn vặt trên con đường đi tìm lý tưởng hoặc tìm kiếm hạnh phúc cá nhân” [58]. Còn theo Nguyễn Hoành Khung thì “Quan điểm của Nhất Linh rất dứt khoát: bênh vực quyền được yêu, được sống hạnh phúc
lứa đôi của họ (người phụ nữ), lên án quan niệm phong kiến cổ hủ, chà đạp quyền sống con người, bắt nhiều phụ nữ chôn vùi tuổi xuân trong chuỗi ngày “lạnh lùng” [99;30].
Tư tưởng ấy Nhất Linh thể hiện rõ nhất qua hai tác phẩm Đoạn tuyệt,
Lạnh lùng. Các ý kiến đều nhận xét thành công nổi bật của hai tác phẩm này
là hai cuốn tiểu thuyết luận đề quyết liệt, đó là lời kết án gay gắt ném vào lễ giáo đạo đức, tập quán gia đình phong kiến, nêu cao khẩu hiệu giải phóng phụ nữ, giải phóng cá nhân…
Phan Cự Đệ cho rằng: “Nhất Linh ca ngợi tình yêu tự do của lứa đôi, chủ trương giải phóng hoàn toàn người phụ nữ ra khỏi đại gia đình phong kiến (Đoạn tuyệt), giải phóng họ khỏi những quan niệm tiết trinh hẹp hòi của lễ giáo (Lạnh lùng). Tình yêu và lí tưởng của cá nhân đều bị đại gia đình kìm hãm, cho nên muốn hoàn toàn có tự do thì phải Đoạn tuyệt hẳn với nó”
[87,305]. Và “Tiểu thuyết Lạnh lùng đã chứng minh rằng sự nhẫn nhục hi sinh, trọn đời thủ tiết của một người vợ trẻ không yêu chồng là một điều vô nghĩa, phi lý, trái với tự nhiên. Tự lực văn đoàn đấu tranh cho quyền sống của cá nhân, hạnh phúc cá nhân, cho sự hài hòa giữa con người xã hội và con người tự nhiên” [93,334].
Tiểu thuyết Bướm trắng đến giai đoạn này được đưa ra “đọc lại” và bàn thảo một cách thỏa đáng hơn, Trần Hữu Tá nêu lên quan điểm: “Mới thoạt xem, ta dễ có cảm giác Nhất Linh định đề cao một chủ nghĩa cá nhân cực đoan, một tâm trạng bi quan đen tối, một thứ tình yêu ích kỷ đến bệnh hoạn. Cho nên không kể đến những định kiến nặng nề của giới nghiên cứu trong mấy chục năm qua, mà rất gần đây thôi có nhà phê bình vẫn cho rằng tiểu thuyết này đánh dấu một chặng đường xuống dốc rõ rệt của Nhất Linh”
[87,378]. Đồng thời, tác giả này cũng khẳng định, với Bướm trắng, Nhất Linh đã thể hiện “một phẩm chất nghệ thuật mới: tuy có chỗ còn gượng gạo, thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng, những lớp, những
ngóc ngách tâm lý éo le, khuất khúc như con suối nhỏ lúc rào rạt, lúc róc rách, thậm chí có lúc tưởng như chìm lẫn đi trong mớ sự kiện lộn xộn, vụn vặt được nhà văn trình bày hằn nổi như trạm, như khắc” [87,378].
Giải phóng phụ nữ có thể coi là điểm nhấn trong chủ trương giải phóng người cá nhân của Nhất Linh và được các nhà nghiên cứu quan tâm. Đó là nội dung tác giả Bạch Năng Thi thể hiện trong cuốn Văn học Việt Nam 1930-