Quyền sống của phụ nữ

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 69 - 100)

1939 là Ðôi Bạn, Bướm Trắng, Hai buổi chiều vàng, Thế rồi một buổ

3.1.2. Quyền sống của phụ nữ

Quan tâm đến cá nhân là quan tâm đến nữ quyền. Trong một xã hội mà quyền sống cá nhân bị tước đoạt, thì đối tượng bị tước đoạt nặng nề nhất bao giờ cũng là phụ nữ. Do đó vấn đề quyền sống của người phụ nữ luôn là điển hình nhất cho quyền sống của cá nhân. Đứng ở góc độ nhân quyền, phụ nữ chiếm ½ thế giới, không có lí do gì họ không được thừa nhận và quan tâm. Vì vậy, trong hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị, hầu hết các tác giả khi nói đến cá nhân, không thể không nói đến nữ quyền. Trong thực tế sáng tác văn học thế giới trải dài hàng nghìn năm, nhân vật nữ luôn là trung tâm, gợi nguồn cảm hứng sáng tác. Vấn đề cá nhân được đặt ra qua các nhân vật phụ nữ và vấn đề phụ nữ đã xuyên thấm vào vấn đề cá nhân. Vì vậy, sẽ là không đầy đủ nếu nói đến vấn đề cá nhân trong sáng tác Nhất Linh mà không không nói đến ý thức về nữ quyền của ông.

Nữ quyền được biểu hiện trên hai tầng mức: Thứ nhất, đấu tranh cho quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Khi đó, phụ nữ mơ thành đàn ông để được hưởng quyền như nam giới, được tồn tại và khẳng định bản thân như nam giới. Thứ hai, tôn trọng bản sắc giới tính và giới. Khi đó, phụ nữ đòi quyền được làm phụ nữ, được tồn tại và khẳng định là phái nữ với những đặc trưng riêng khác nam giới, được hưởng những quyền khác nam giới. Tầng mức thứ hai hình thành muộn hơn, khi ý thức cá nhân, ý thức nữ quyền có điều kiện phát triển. Tư tưởng Nhất Linh về nữ quyền thiên về tầng mức thứ nhất.

3.1.2.1. Vấn đề phụ nữ Việt Nam trong lịch sử

Phụ nữ Việt Nam không chỉ có vai trò to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Tuy nhiên, dưới chế độ phong kiến, ảnh hưởng của Nho giáo đã tạo nên vị trí “hai mặt” của người phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội. Tính chất “hai mặt” này thể hiện ở chỗ: một mặt là quyền uy mạnh mẽ trên lý thuyết của người chồng đối với vợ; mặt khác là địa vị tương đối bình đẳng trên thực tế giữa vợ và chồng. Quyền uy trên lý thuyết của người chồng là kết quả của việc nhà nước chấp nhận và ủng hộ gia đình Nho giáo, còn địa vị bình đẳng trên thực tế của phụ nữ được quyết định bởi vai trò quan trọng và những đóng góp của họ trong kinh tế gia đình và xã hội.

Điều này thể hiện khá rõ trong ca dao, tục ngữ, phong tục, tập quán và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Để đối lại với quan niệm “nam tôn nữ ti”, “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” trong dân gian cũng có câu “Lệnh ông không bằng cồng bà”, “trai mà chi, gái mà chi, sinh ra có ngãi có nghì thì thôi”… hay địa vị của phụ nữ được đề cao cùng với sự phát triển của Đạo Mẫu (tín ngưỡng thờ Thánh Liễu Hạnh). Hơn nữa, hình ảnh người phụ nữ trong mọi sinh hoạt thường ngày còn xuất hiện khá phổ biến trong các bức điêu khắc của đình làng- nơi được coi là tôn nghiêm mà chỉ có nam giới mới được tới trong những dịp tế lễ Thành hoàng làng hoặc hội họp.

Theo Nho giáo, phụ nữ phải giữ đạo “tam tòng” và trau dồi “tứ đức”, bản chất là phải nhu nhược, khoan dung, phục tùng; đối với chồng phải tôn kính, vâng lời, nhường nhịn và khuất phục. Nho giáo vào Việt Nam từ khá sớm (từ thế kỷ I TCN), nhưng phải đến thế kỷ XV nhà nước Lê sơ mới đề cao Nho giáo và đẩy mạnh giáo dục Nho học. Mặc dù vậy, trong Bộ luật Hồng Đức [184], bên cạnh những qui định khắt khe của lễ giáo phong kiến vẫn có những điều khoản thể hiện tập quán tôn trọng phụ nữ, như con gái có quyền thừa kế tài sản sở hữu của gia đình bình đẳng như con trai (điều 388), về mặt

hôn nhân, phụ nữ có quyền từ hôn nếu phát hiện ra người con trai bị ác tật, phạm tội hay phá tán gia sản (điều 322). Phụ nữ cũng có quyền ly hôn nếu người chồng trong năm tháng liền không đoái hoài đến vợ (điều 308). Người chồng không được phép bỏ vợ nếu như người vợ có công lao trong việc gây dựng gia sản cho nhà chồng hoặc đã chịu tang mẹ chồng cũng như khi người vợ không có nơi nương tựa. Điều này trở thành lý do khiến một số trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX cho rằng phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đã có nữ quyền rồi.

Đến thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, Nho giáo được đẩy lên vị trí độc tôn. Địa vị của phụ nữ bị hạ thấp cùng với ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của tư tưởng Nho giáo trong xã hội. Bộ luật Gia Long là bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc bộ luật nhà Thanh ở Trung Quốc. Những điều luật tôn trọng quyền lợi của phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức không còn nữa. Phụ nữ không được quyền thừa kế tài sản, không được đi học và những qui định ngặt nghèo của lễ giáo phong kiến đã làm cho phụ nữ trở thành vật phụ thuộc vào đàn ông. Nạn đa thê ngày càng trở nên nặng nề. Nhiều tác phẩm văn học như Truyện Kiều,

Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm… cùng các truyện Nôm khuyết

danh đã phản ánh địa vị thấp kém và nỗi đau khổ của phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời cũng phản ánh khát vọng tự do, khát vọng bình đẳng của phụ nữ Việt Nam.

Những năm đầu Pháp thuộc, cuộc sống của phụ nữ vẫn là cuộc sống lầm than của những nạn nhân một đất nước thuộc địa. Nhiều phụ nữ trở thành công nhân trong các xưởng máy, xí nghiệp. Do không được học hành như nam giới nên người phụ nữ bị bóc lột nặng nề hơn. Họ phải làm nhiều giờ nhưng lương thấp hơn so với nam giới. Ở nông thôn, sự bần cùng hóa đã khiến cho nhiều gia đình tan tác, chia lìa, nhiều phụ nữ nông dân phải tha phương cầu thực, hoặc ra thành phố làm thuê, hoặc trở thành gái điếm… Dù ở đâu, người phụ nữ cũng thường bị khinh rẻ, bị xúc phạm về nhân phẩm.

Sang đầu thế kỷ XX, vị thế của người phụ nữ Việt Nam đã có những thay đổi nhất định, vấn đề phụ nữ được quan tâm và trở thành vấn đề “nóng” được dư luận xã hội chú ý, thể hiện qua văn học yêu nước và báo chí cách mạng với các tác giả tiêu biểu Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc, Đặng Văn Bẩy, Trần Thiện Tỵ, Bùi Thế Phúc. Nhiều tờ báo cách mạng đã đăng tải nội dung này: Thùng dầu, Búa liềm, Cờ vô sản, Công nông binh, Hồn lao động,

Người lao khổ, Hồn trẻ…

Có thể nói, Phan Bội Châu chính là nhà lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều nhất đến vấn đề phụ nữ giai đoạn này, là người đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho một hệ thống quan điểm tiến bộ về phụ nữ. Khi viết về phụ nữ, trước tiên, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu kêu gọi họ tham gia cứu nước. Ông khơi dậy ở họ lòng tự hào của con cháu bà Trưng, bà Triệu và khẳng định niềm tin, phụ nữ có khả năng làm cách mạng. Bên cạnh đó, Phan Bội Châu cũng nhấn mạnh địa vị, vai trò của phụ nữ trong xã hội, đồng thời nêu cao vấn đề giải phóng phụ nữ. Từ đó, Phan Bội Châu khẳng định

“quyền lợi mà người phụ nữ đáng được hưởng và phải được hưởng, trước hết là quyền sống, quyền làm người, rồi cao hơn nữa là quyền bình đẳng với nam giới, quyền công dân” [152;204].

Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện một quan điểm mới trong việc nhìn nhận vấn đề phụ nữ. Đó là quan điểm hướng tới phụ nữ lao động và gắn vấn đề nữ quyền, giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Hơn thế nữa, bước đầu Người đã đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực tiến tới giải phóng phụ nữ, cũng như thực hiện bình đẳng nam nữ. Thời gian hoạt động ở Pháp, “những bài báo của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này đã cho thấy một bức tranh chân thực về đời sống của phần lớn phụ nữ Việt Nam” [29;111]. Khi hoạt động ở Trung Quốc, Người đã dành chuyên mục “Phụ nữ đàn” trong báo Thanh niên để nói về vấn đề phụ nữ và tuyên truyền, vận động phụ nữ. Trên mục này, Người nêu thực trạng cuộc sống của

người phụ nữ Việt Nam, tấm gương những người phụ nữ anh hùng trong lịch sử dân tộc, giới thiệu những tấm gương phụ nữ kiệt xuất ở một số nước trên thế giới. Từ đó, Người nói đến những tổ chức của người phụ nữ, ý thức bình quyền của phụ nữ. Năm 1928, khi hoạt động ở Thái Lan, Nguyễn Ái Quốc ra báo Thân ái và trên tờ báo này, Người vẫn dành chuyên mục “Phụ nữ đàn” cho những vấn đề về phụ nữ. Trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930, một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là thực hiện “nam nữ bình quyền”. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng tháng 10 năm 1930, Đảng đã ra Nghị quyết về vận động phụ nữ và giải phóng dân tộc: “lực lượng phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được, cũng như nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc đấu tranh cách mạng của công nông thì không bao giờ đạt được mục đích phụ nữ được giải phóng” [191;74]. Trong cao trào cách mạng 1930- 1931, có một số khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ: “Quyền đàn bà ngang quyền đàn ông”, “phản đối cha mẹ ép gả”, “phản đối chế độ nhiều vợ”, “Đánh đổ hủ tục khinh thị đàn bà”. Trong Lời hiệu triệu kêu gọi chị em

phụ nữ lao động và trí thức liên hiệp lại [13] nêu 10 điều như sau:

1- Thi hành luật xã hội. Bênh vực cho thợ đàn bà và trẻ em

2- Thợ đàn bà làm việc như đàn ông thì cũng ăn lương như đàn ông 3- Khi thai sản được nghỉ và ăn toàn lương

4- Con cái đẻ ra chủ phải cho thêm tiền trợ cấp, lúc ốm đau chủ phải cho thuốc men

5- Thi hành luật cải cách sự sống của đàn bà ở chốn thôn quê, bỏ chế độ tì thiếp

6- Bỏ thuế môn bài cho người buôn thúng bán bưng, bớt thuế cho các hàng vặt, hàng xén, nghiêm trị sự hà khắc, bóc lột của bọn thâu thuế và lính cảnh sát

7- Cho đàn bà được bổ dụng ở các công sở như đàn ông

8- Mở thêm các trường công nghệ, hộ sinh, trường học dành cho phụ nữ

9- Cho đàn bà được quyền bầu cử, ứng cử cac hội đồng công cử, Viện dân biểu, Hội đồng quản hạt, Hội đồng thành phố

10- Bãi trừ nạn mãi dâm

Chỉ tính riêng những tờ báo dành cho phụ nữ, đã có các tờ Nữ giới

chung (1918), Phụ nữ tân văn (1929-1935), Phụ nữ thời đàm (1930-1934), Phụ nữ tân tiến (1932-1934), Đàn bà mới (1934-1936), Nữ lưu (1936-1937), Nữ công tạp chí (1936-1938), Việt nữ (1937), Phụ nữ (1938-1939), Nữ giới

(1938-1939), Đàn bà (1939-1945), Bạn gái (1941-1942), Việt nữ (1945- 1946)… Trên đó, những vấn đề về phụ nữ được thảo luận tự do và sôi nổi. Đây cũng chính là mục đích, tôn chỉ hoạt động của các tờ báo này. Qua những cuốn sách đã xuất bản và từ những cuộc thảo luận trên báo chí, có thể thấy nội dung của vấn đề phụ nữ ở Việt Nam giai đoạn này tập trung vào một số lĩnh vực sau: Thứ nhất, trong điều kiện Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến thì vai trò của phụ nữ trong xã hội đầu tiên phải gắn chặt với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến. Thứ hai là vấn đề quyền của phụ nữ trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục; kinh tế;

chính trị … Thứ ba là vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi lễ giáo phong kiến, quan niệm về trinh tiết, vấn đề thủ tiết của phụ nữ goá chồng, vấn đề hôn nhân tự do, nạn đa thê và tảo hôn... Thứ tư là đạo đức phụ nữ với các cô gái mới, vấn đề mãi dâm..., thế nào là người phụ nữ lý tưởng thích hợp với xã hội mới.

3.1.2.2. Ý thức nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

Vấn đề nữ quyền là một phạm trù lịch sử. Trải qua mỗi thời đại, vấn đề nữ quyền được nói đến với những biểu hiện cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của nữ quyền trong mọi thời đại đều xuất phát từ sự bất bình đẳng nam- nữ trong xã hội.

Trong cuộc đấu tranh xã hội về quyền con người, sự tiến bộ trong ý thức đã dẫn đến ý thức về vấn đề nữ quyền. Thuật ngữ phong trào nữ quyền (Feminism) được Fourier đưa ra lần đầu tiên vào năm 1830 và đến 1837 được chính thức đưa vào trong từ điển tiếng Pháp. Trên thế giới đã xuất hiện một số thuyết nữ quyền như Thuyết nữ quyền tự do, Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa, Thuyết nữ quyền Mác-xít.

Thuyết nữ quyền tự do (hay nữ quyền tư sản) được bắt đầu vào thế kỷ

XVIII với những tác phẩm của Mary Wollstonecraft (1759-1799). Bà là người phụ nữ đầu tiên đã viết một tiểu luận chính trị về quyền con người (tác phẩm

Sự xác minh về quyền con người, 1970). Năm 1972, bà viết tiếp Sự biện minh cho các quyền của phụ nữ. Thuyết nữ quyền tự do đã đề cập đến những

vấn đề quan trọng nhất trong sự bất bình đẳng nam nữ, yêu cầu xã hội thừa nhận người phụ nữ cũng có khả năng và trách nhiệm như nam giới trong mọi lĩnh vực. Thừa nhận điều đó cũng có nghĩa là thừa nhận tự do, thừa nhận sự bình đẳng của người phụ nữ.

Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa có cơ sở từ học thuyết về Chủ

nghĩa xã hội, xuất hiện trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX ở Pháp và ở Anh. Các nhà lý luận nữ quyền xã hội chủ nghĩa đầu tiên là Saint Simon (1760- 1825), Charles Fourier (1772-1837) người Pháp và Robert Owen (1772-1858) người Anh. Thời kỳ đầu, người ta quan tâm đến vấn đề bình đẳng, quyền công dân, vị trí người phụ nữ trong hệ thống chính trị… Sau đó, Thompson (1775- 1844) cho rằng sự độc lập về kinh tế và quyền theo đuổi về nghề nghiệp của phụ nữ chỉ đạt được trong xã hội có tính hợp tác. Giải phóng phụ nữ đòi hỏi sự thay đổi hệ thống kinh tế- xã hội theo hướng Chủ nghĩa xã hội. Charlttoe Perkins Gilman (1860-1945) khẳng định tầm quan trọng trong việc độc lập về kinh tế của người phụ nữ. Những quan điểm của thuyết nữ quyền Xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh tính cộng đồng và chống lại chủ nghĩa cá nhân. Họ cho rằng

quyền bình đẳng chỉ có đầy đủ ý nghĩa khi xác nhập quyền sở hữu chung và sự hợp tác thay thế tài sản cá nhân và sự cạnh tranh.

Thuyết nữ quyền Mác-xít lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1930,

khi một số nhà mác- xít đã gắn lý luận mác- xít với lý luận về nữ quyền, với tên tuổi của một số nhà nữ quyền mác- xít như A.M.Kolontai ở Nga, Clara Zetkin ở Đức và Emma Goldman ở Mỹ. Nội dung cơ bản của thuyết nữ quyền mác-xít thể hiện trong quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề giải phóng phụ nữ. Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin về phụ nữ chủ yếu dựa trên quan điểm của Ăngghen trong cuốn “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu

và của nhà nước” và những nghiên cứu của bà A.M.Kolontai.

Trong tiếng Việt, khái niệm “quyền cho phụ nữ” (women’s right) và “nữ quyền” (feminism) được gọi như nhau. David Marr đã bàn đến “quyền cho phụ nữ” trong bài viết khá chi tiết The 1920s Women’s Rights Debates in

Vietnam (Tranh luận về quyền phụ nữ ở Việt Nam những năm 1920)

[227;371-389], trong đó ông nêu tên tuổi hai người là Phan Bội Châu và Phạm Quỳnh là những đại diện tiêu biểu sớm lên tiếng về vấn đề quyền phụ nữ ở

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 69 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w