Diễn biến của ý thức cá nhân

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 100 - 122)

1939 là Ðôi Bạn, Bướm Trắng, Hai buổi chiều vàng, Thế rồi một buổ

3.2. Diễn biến của ý thức cá nhân

3.2.1. Giai đoạn 1932-1936

Trước năm 1932, Nhất Linh để lại 2 tác phẩm: Nho phong và Người

quay tơ. Nho Phong là cuốn tiểu thuyết dài 124 trang, được viết từ năm 1924-

1925, xuất bản năm 1926. Truyện kể về nàng Lê Nương mồ côi mẹ, là con gái ông Phủ hưu trí, còn Dương Văn là học trò, con trai bà quả phụ Dương Huấn, trước kia chồng bà là bạn đồng môn với cụ Phủ. Dương Văn được cụ Phủ hàng ngày chỉ giáo, Lê Nương được mẹ Dương Văn yêu mến vì đức hạnh, nết na và mối tình đôi trai gái chớm nở. Nhưng sau khi cha chết, ông Cử (chú ruột Lê Nương) đem nàng về nuôi rồi tham giàu, ép duyên nàng với Văn Dụ, làm cho nàng bị bệnh nguy kịch. Lê Nương đã coi Dương Văn như một người chồng chưa cưới, nhưng không dám chống lại uy quyền của ông chú nên nàng bỏ trốn đi, được một ngư ông giúp đỡ và lập kế cứu được Dương Văn thoát tù tội (do Văn Dụ vu oan). Hai người lấy nhau, sống thanh bạch. Nàng tần tảo

buôn bán, canh cửi, phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi chồng ăn học. Trải bao cay đắng, éo le, chàng năm năm đi thi đều trượt, nàng kiệt sức vì lo toan, túng thiếu, thành ra đau ốm, chết đi sống lại nhiều lần. Nhưng dù hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ được nho phong, giữ được nền nếp cũ. Cuối cùng, Dương Văn thi đỗ thủ khoa, Lê Nương sung sướng thỏa nguyện.

Người quay tơ kể về Tử Nương, người con gái xinh đẹp làm nghề chăn

tằm, ươm tơ ở làng Xuân Nghi, huyện Hồng Lạc, kết hôn với một anh học trò, nuôi chồng ăn học, rồi đỗ tú tài. Sau đó, chồng lên Hà Nội, theo bọn văn thân, bị đi đày chung thân ở Côn Lôn. Nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng, quyết giữ lời với người chồng cũ, dù có nhiều người đem lòng yêu mến. Sau đó ông tú tự tử chết, đứa con nhỏ cũng không còn, nàng đau khổ, ngày ngày thơ thẩn một mình lên tít đỉnh đồi cao mà đứng trông… Nhưng biết trông ai bây giờ?

Đường trần mới đến nửa chừng Mà guồng tơ cũ đã ngừng bánh xưa

Tóm lại, Nho phong, Người quay tiếp thu lối văn xuôi truyền thống, ảnh hưởng nhiều của truyện thơ, từ đề tài, chủ đề đến nội dung tư tưởng, cốt truyện, cách xây dựng nhân vật… Đúng như Thanh Lãng nhận xét: “Với những tác phẩm ra đời trước 1932, Nhất Linh còn là anh học trò ngoan ngoãn của trường cổ điển, lấy đạo đức nho giáo làm căn bản cho tư tưởng, lấy lối văn nhịp nhàng du dương, hoa lệ làm thước đo giá trị nghệ thuật. Hơn thế, lời văn còn đặc sệt những hồi ức, những sáo ngữ của các tác phẩm cổ điển, nhất là Truyện Kiều” [106]. Bản thân Nhất Linh cũng từng tuyên bố trên báo Nam Phong: “ta chỉ nhận thấy rằng, văn chương Kiều có thể làm cái mẫu rất tốt cho văn chương chữ Quốc ngữ, và người nào làm văn cũng nên theo cách làm văn trong Truyện Kiều” [7]. Và trong Hồi kí gia đình Nguyễn Tường của bà Nguyễn Thị Thế (em gái Nhất Linh) kể lại: khi viết Nho phong, Nhất Linh giữ cách sống như các nho sĩ. Ông cấm em gái vấn khăn sa tanh, bản thân thì mặc quần áo ta, rất ghét âu phục. Sau đó khi xuất bản Người

quay tơ, ông nhất định in bằng giấy bản của ta làm ra. Đó có thể coi chính là

sự phản ứng của Nhất Linh trước xâm nhập của văn hóa phương Tây. Đồng thời, có thể khẳng định, tư tưởng dân chủ tư sản cùng ý thức cá nhân chưa có chỗ trong nhận thức và hành động của nhà văn Nhất Linh ở giai đoạn này. Không thể ngờ rằng, tác giả của Nho phong, Người quay tơ năm xưa đã hoàn toàn lột xác chỉ dăm năm sau đó.

Về vấn đề này, chúng tôi có thể phân tích và lí giải nguyên nhân đưa đến sự thay đổi rõ rệt, thậm chí đối lập trong nhận thức và hành xử của Nhất Linh trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, nguyên nhân giáo dục. Với tuổi đời mới ngoài 20, xuất thân trong một gia đình quan lại, vừa trải qua môi trường đào tạo theo hệ thống giáo dục phong kiến trong nước, tầm nhìn của Nhất Linh còn hạn chế. Vì vậy, tư tưởng văn hóa truyền thống, sùng cổ, bài xích phương Tây có tính chủ đạo, chi phối hoạt động sáng tác của nhà văn; tư tưởng cách tân, dân chủ chưa được định hình ở giai đoạn này.

Thứ hai, nguyên nhân văn hóa. Bấy giờ ý thức làm văn hóa đơn thuần của Nhất Linh cũng mạnh hơn, đồng thời nhận thức về văn hóa cũng hạn hẹp hơn - ông xem bảo lưu tất tật là gìn giữ văn hóa- nên Nhất Linh đã tìm tới văn chương xưa, duy trì mọi lề lối xưa. Ông là nhà bảo lưu, bảo thủ mà chưa thành nhà cải cách, cách mạng.

Thứ ba, nguyên nhân chính trị. Giai đoạn ấy, ý thức chính trị của Nhất Linh chưa mạnh, chưa khôn ngoan, nên ông chỉ hướng vào làm văn hóa đơn thuần. Sau này, khi ý thức chính trị trở nên mạnh mẽ, rõ rệt, Nhất Linh đã quyết định làm chính trị bằng văn hóa, cải cách xã hội bằng văn hóa, vì thế mà có sự chuyển hướng. Ông lấy việc canh tân văn hóa làm đòn bẩy cải cách xã hội, bấy giờ ông mới thành nhà cách mạng, nhà cải cách.

Sau năm 1932, Nhất Linh vừa du học ở Pháp về. Đây là thời kỳ nở rộ

vinh quang. Cùng với tư tưởng dân chủ châu Âu được nhà văn tiếp thu một cách cởi mở thì tác động của bối cảnh xã hội đầy biến động trong nước khiến nhận thức của Nhất Linh có sự thay đổi hoàn toàn. Ý thức về cá nhân, về tự do, dân chủ trở thành tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm của Nhất Linh giai đoạn này, đặc biệt là ở những tiểu thuyết luận đề.

3.2.1.1. Những hoạt động xã hội, luận thuyết- cơ sở nền tảng cho việc định hình và phát triển ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh

Năm 1930 Nhất Linh du học ở Pháp về, ông cùng với cộng sự dồn tâm lực vào hoạt động làm báo và cải cách lĩnh vực xuất bản báo chí.

Nhất Linh cùng với Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng cười. Ông chủ tâm đem tiếng cười ra cho mọi người vui vì thời bấy giờ nhiều người khóc quá rồi. Nào văn bà Tương Phố khóc chồng, Đạm Thủy, Tố Tâm truyện cũng lâm ly thảm thiết. Tuy nhiên, do thiếu tiền chưa ra được báo thì giấy phép quá hạn bị rút. Có một thời gian ngắn, (năm 1930-1932), ông tham gia giảng dạy Pháp văn và sử kí tại trường Thăng Long và Gia Long (sau này, trường đổi tên là Escole Thăng Long). Nhờ công việc này mà Nhất Linh gặp gỡ và “kết duyên” với Trần Khánh Giư (Khái Hưng), rồi trở nên gắn bó. Khái Hưng trở thành người bạn, người cộng sự đắc lực đồng hành cùng Nhất Linh trong suốt giai đoạn này và cả về sau.

Việc quyết định mua lại tờ tuần báo Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai năm 1932 của Nguyễn Tường Tam cũng là một bước đi quan trọng và nhiều ý nghĩa. Sự ra đời của tuần báo Phong Hóa có thể coi là mở một thời kỳ mới trong văn học. Việc Nhất Linh mua lại tờ báo khiến cho “tất cả đều hỉ hả”, “anh Ninh và anh Mai trút được gánh nặng mà khỏi đình bản, anh Tam sẵn có tờ báo thay cho tờ Tiếng Cười chắc là không được phép xuất bản” [133]. Ông trở thành Giám đốc kể từ số 14, ra ngày 22 tháng 9 năm 1932 được phát hành vào thứ 5 hàng tuần. Trong Bếp núc của Tự lực văn

Phạm Hữu Ninh quản trị, anh Nguyễn Xuân Mai, giám đốc chính trị, loại báo vô thưởng vô phạt, đang sống dở chết dở vì không ai buồn đọc, sắp sửa phải đình bản. Anh Tam đề nghị với hai anh nhượng lại tờ báo cho mình làm chủ bút, hai anh vẫn đứng tên quản trị và làm giám đốc chính trị làm vì, mỗi tháng lĩnh mấy chục bạc lương (tức là tiền cho thuê báo)” [133]. Bắt đầu từ số 14, dưới hàng chữ Phong Hóa nơi trang đầu, ghi rõ:

Director politique: Nguyễn Xuân Mai Administrateur: Phạm Hữu Minh Directeur: Nguyễn Tường Tam

Nhất Linh chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích các hủ tục phong kiến, hô hào "Âu hóa", đề cao chủ nghĩa cá nhân... Báo có 8 trang lớn, chú trọng về văn chương và trào phúng, tạo ra ba nhân vật điển hình: Xã Xệ, Lý Toét và Bang Bạnh. Theo Tú Mỡ: Báo Phong Hóa làm ăn phát đạt, số báo in càng ngày càng tăng. Lúc đầu gặp hồi kinh tế khó khăn, mấy anh em đem hết tài lực làm việc quên mình, không vụ lợi. Bốn anh em giường cột trong toà soạn (anh Tam, anh Long, anh Giư, anh Thế Lữ) tình nguyện chỉ lĩnh mỗi tháng có 50 đồng đủ sống, để dành tiền lãi làm vốn cho báo phát triển.

Báo bán chạy, nhóm bút nghĩ đến chuyện cổ phần hùn vốn mua nhà in vừa in báo vừa in thuê sẽ lời nhiều. Nhà in Ngày nay ra đời trong bối cảnh như vậy.

Tuy nhiên, sau 3 năm hoạt động, vào tháng 6 năm 1935, báo Phong Hóa bị nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa ba tháng vì loạt bài "Đi xem mũ

cánh chuồn" châm biếm Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Sau đó ra

tiếp được hơn một năm, thì bị đóng cửa vĩnh viễn (số cuối cùng là 190 ra ngày 05 tháng 6 năm 1936) cũng vì tội "chế nhạo". Tờ tuần báo Ngày Nay, trước ra kèm với Phong Hóa, sau đó kế tiếp Phong Hóa. Theo Tú Mỡ, có thể nói Ngày nay là “hình ảnh chân thực của tâm trí mọi tầng lớp bình dân trong nước; là người bạn tri kỉ, vui vẻ khuyên nhủ mọi người, mách bảo những sáng kiến hay

cần thiết cho cuộc đời mới”. Việc biên soạn do những cây bút cũ của Phong Hóa cùng nhiều nhà văn mới hợp thành một đội ngũ hài hòa. Ngày nay cũng là tờ báo hậu thuẫn mạnh mẽ cho tân nhạc những năm đầu hình thành.

Năm 1934, tổ chức Tự lực văn đoàn ra đời là sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời và sự nghiệp Nhất Linh. Trên

nguyên tắc dựa vào sức mình, theo tinh thần anh em một nhà, tổ chức ban đầu gồm có 6 người: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư)- Nhị Linh, Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ). Một số tài liệu có ghi thành viên thứ 7 là Nguyễn Gia Trí, tuy nhiên trong “Di bút đời làm báo” của Nhất Linh, ông chỉ ghi “Nguyễn Gia Trí, họa sĩ” mà thôi. Về

sau có thêm Xuân Diệu và Trần Tiêu- em của Khái Hưng, vị chi là “bát tú”. Ngoài ra, một số nhà văn khác cộng tác chặt chẽ với Tự lực văn đoàn như Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ. Cơ quan ngôn luận của Tự lực văn đoàn là báo Phong Hóa.

Theo chủ ý của Nhất Linh, văn đoàn không quá 10 người để không phải xin phép Nhà nước, chỉ nêu ra trong nội bộ mục đích tôn chỉ, anh em tự nguyện tự giác noi theo. Văn đoàn chính thức tuyên bố thành lập ngày mùng 2 tháng 3 năm 1934.

Với những sự kiện quan trọng, tiêu biểu giai đoạn này là tái sinh và thổi linh hồn cho tờ báo Phong Hóa, cho ra đời nhà in Ngày nay và thành lập tổ chức văn học Tự lực văn đoàn, cái tên Nhất Linh đã trở nên quen thuộc trong đời sống công chúng, vị trí của Nhất Linh được khẳng định khá vững chắc và không thể thay thế trong lịch sử ngành báo chí, xuất bản và văn học.

Giai đoạn này, với tư cách là người đứng đầu tờ báo Phong Hóa,

khởi xướng thành lập Tự lực văn đoàn, Nhất Linh cùng với các cộng sự đã xây dựng một số luận thuyết tiêu biểu thể hiện quan điểm, tư tưởng

cách tân, dân chủ- là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động. Đó là tôn chỉ

của báo Phong Hóa, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn.

Chính thức từ số 14, báo Phong Hóa đặt dưới sự quản trị của vị chủ súy mới- Nhất Linh. Ngay khi ra đời, báo đã đề ra 6 tôn chỉ hoạt động:

1- Hăng hái theo con đường mới, tìm lý tưởng mới 2- Không chịu khuất phục thành kiến

3- Không làm nô lệ ai, không xu phụng một quyền nào 4- Lấy lương tri mà xét đoán, theo lẽ phải mà hành động 5- Lấy thành thực làm căn bản

6- Lấy trào phúng làm phương pháp, tiếng cười làm vũ khí

Còn Tự lực văn đoàn là tổ chức tự lập về tài chính (“tự lực”), số tiền ban đầu để vận hành văn đoàn, mỗi người đóng góp 5.000đ. 10 điều tôn chỉ của Tự lực văn đoàn là:

1- Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có giá trị văn chương thôi: mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước.

2- Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho người và cho xã hội ngày một hay hơn lên.

3- Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.

4- Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An Nam.

5- Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có giá trị phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.

6- Ca tụng những nét hay vẻ đẹp của nước nhà mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả quí phái.

8- Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa. 9- Đem phương pháp Thái tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam. 10- Theo 1 trong 9 điều này cũng được miễn là đừng trái ngược với những điều khác.

Tôn chỉ của Báo Phong Hóa và nhóm Tự lực văn đoàn là những qui định có tính chính thống đối với các thành viên tham gia hoạt động trong nhóm. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự thống nhất của nhóm hướng tới mục tiêu chung. Nội dung chính của tôn chỉ đề ra là đưa đến những sản phẩm “mới”, tiến bộ, tự sức mình làm ra… và hơn hết thảy, thể hiện ý thức cá nhân, được biểu hiện trên các phương diện sau:

Thứ nhất, trọng tự do cá nhân được thể hiện trong điều 3 tôn chỉ báo

Phong Hóa “Không chịu làm nô lệ ai, không xu phụng một quyền nào” và điều 7 tôn chỉ Tự lực văn đoàn “trọng tự do cá nhân”. Hệ tư tưởng phương Đông với hàng ngàn năm ảnh hưởng Nho giáo, đầu thế kỷ XX đã có những độ khúc xạ nhất định, song về cơ bản, nó vẫn là thành trì vững chắc với những “khuôn vàng thước ngọc”. Nó trở thành thứ áo bó chặt đối với tự do cá nhân, khiến tâm hồn con người trở nên cằn cỗi, hành vi của con người trở nên cứng nhắc, thiếu sáng tạo; hạn chế tầm nhìn, cản trở cá nhân trong việc xác định giá trị bản thể. Cao hơn, nội dung của tôn chỉ không chỉ dừng lại ở việc khẳng định tự do cá nhân, khẳng định bản ngã, khi đất nước vẫn còn chịu kìm kẹp dưới ách đô hộ của các thế lực thù địch, tự do theo quan điểm của Nhất Linh còn mang tính dân tộc (không chịu làm nô lệ ai, không xu phụng một quyền nào).

Thứ hai, tuyên chiến với thành trì phong kiến. Điều 2 tôn chỉ của báo

Phong Hóa là “không chịu khuất phục thành kiến” và điều 8 tôn chỉ của Tự lực văn đoàn là “làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không còn hợp thời nữa”. Với chủ trương cải cách, hướng đến con người cá nhân, tôn chỉ của

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 100 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w