Nghệ thuật mô tả tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 127)

1939 là Ðôi Bạn, Bướm Trắng, Hai buổi chiều vàng, Thế rồi một buổ

4.2.Nghệ thuật mô tả tâm lý nhân vật

Thế giới nội tâm nhân vật là đối tượng mô tả quan trọng trong việc tái hiện cuộc sống của con người. Nghiên cứu tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói chung, của Nhất Linh nói riêng, chúng ta thấy, các nhà văn này rất chú ý thể hiện thế giới nội tâm, đặc biệt là thế giới cảm giác của nhân vật. Điều này có nguồn góc từ nghệ thuật lãng mạn không chấp nhận thực tại khách quan, không xem việc mô tả hiện thực là cứu cánh mà chú trọng đào xới cảm giác chủ quan. Cái “tôi nội cảm” (Hê ghen) là trường khai thác thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn. Vấn đề lớn nhất đối với các nhà văn lãng mạn là tự do tuyệt

đối, nhưng không chỉ là tự do ở ngoài đời mà là tự do trong tâm tưởng, trong mộng ước. Các nhà văn lãng mạn nhấn mạnh đời sống nội tâm hơn là đi tìm mối quan hệ biện chứng giữa tính cách và hoàn cảnh. Mỹ học của chủ nghĩa lãng mạn đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhà văn Nhất Linh, chi phối cách miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết của ông. Học tập phương pháp miêu tả tâm lý nhân vật của tiểu thuyết phương Tây, nắm vững những kiến thức tâm lý học, đặc biệt là phân tâm học của Phơrớt, Nhất Linh đã thể hiện khá tinh tế đời sống tâm lý nhân vật, từ những quá trình tâm lý đơn giản cho đến những biểu hiện muôn hình muôn vẻ của tình cảm, ý chí.

Ở Việt Nam, văn học dân gian chú ý mô tả trạng thái cảm xúc nhiều hơn là hành động của nhân vật. Trong văn học trung đại, nội tâm nhân vật được mô tả gián tiếp qua thiên nhiên. Mấy mươi năm đầu thế kỷ XX, các tiểu thuyết ở giai đoạn giao thời của Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Trọng Thuật… bắt đầu mô tả trực tiếp tâm lý nhân vật nhưng còn sơ sài, nông cạn, chưa vượt được hạn chế của tiểu thuyết chương hồi, nặng về mô tả hành động, sự kiện. Các nhà văn Tự lực văn đoàn đã chú ý xây dựng thế giới riêng bên trong nhân vật. Nhất Linh cho rằng: “Việc diễn tả tâm hồn và những uẩn khúc của tâm hồn đó, những ý nghĩ thầm kín của các nhân vật là một việc khó nhất và cuốn sách có giá trị, có sâu sắc hay không phần lớn là nhờ ở việc này” [121;45]. Với việc tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, Nhất Linh đã đưa những tác phẩm của mình lên một bước tiến mới, hấp dẫn hơn, tinh tế hơn, và đặc biệt là góp phần không nhỏ trong việc biểu đạt những cảm xúc tinh diệu, thầm kín bên trong con người, mà nếu chỉ có ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, thì nhân vật không thể biểu hiện được. Đồng thời, đây cũng là biện pháp hữu hiệu giúp người đọc nhận diện một cách đầy đủ diện mạo ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh.

Trong Nắng thu, Nhất Linh đã mô tả thế giới nội tâm, thế giới tình yêu của Phong và Trâm qua những cảm xúc, suy nghĩ, tưởng tượng, dằn vặt, phán

đoán… Có tới 16 lần, nhà văn dùng những cụm từ “Phong nhận thấy”,

“Trâm cảm thấy” trong tác phẩm. Nhân vật nhận biết rất rõ về bản thân mình bằng cảm giác: “Phong có cái cảm tưởng đã sống một phút thần tiên sáng láng, chàng tê mê không nói nên lời” khi lần đầu được gặp gỡ người yêu, hay thời khắc lần đầu tiên nắm tay Trâm, chàng cảm thấy “như người không hồn”. Khi ngỏ lời yêu, chàng thấy “hai tâm hồn rung động như cùng đương sống một thế giới lặng lẽ thần tiên, cái thế giới mơ mộng của những người lần đầu mới được yêu”. Thế giới nội tâm ấy được cảm nhận bằng cảm giác, được diễn biến không ngừng: mơ mộng, ngây ngất, tê mê đến lo sợ, bùi ngùi, đau đớn, căm tức. Đó là thế giới nội tâm của con người hiện đại, giàu cảm xúc, có lý trí và ẩn chứa tâm hồn lành mạnh yêu đời, yêu cuộc sống.

Do sở trường và quan niệm, mỗi nhà văn thường tập trung vào một hoặc một vài bình diện khi xây dựng nhân vật. Bình diện mà Nhất Linh tỏ ra chuyên chú nhất chính là đi sâu vào đời sống duy lí trong các tiểu thuyết

luận đề. Điều này xuất phát từ luận đề tiểu thuyết của Nhất Linh đặt ra vấn đề

giải phóng cá nhân, nên tâm lý nhân vật được miêu tả qua các xung đột xã hội và xung đột tư tưởng liên quan trực tiếp đến vấn đề cá nhân.

Tâm lý được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động nhân vật. Qua ngôn ngữ trong đối thoại, các nhân vật được soi sáng tính cách, tâm lý và sự đối kháng giữa các nhân vật cũng được thể hiện rõ. Tiêu biểu là đoạn đối thoại đầy kịch tính giữa Loan với chồng và mẹ chồng:

- Làm cái gì mà huỳnh huỵch trong ấy thế? Có dạy vợ thì lúc khác hãy dạy, để cho người ta ngủ.

Loan nói:

- Ai dạy ai? Động một tý thì dạy. Tôi không cần ai dạy tôi. Thân cầm cái gối lăm le ném vào Loan:

- Phải, có thế mới là đồ mất dạy. Loan đáp:

- Mất dạy là đánh người đàn bà yếu ớt, hèn nhát một lũ… Bà Phán vội quá, đi chân đất vào buồng, nhìn Loan hỏi:

- Mợ nói gì thế? … Mày nói gì thế, con kia?

Loan quay mặt vào trong không đáp. Bà Phán nói tiếp:

- Bà thử đánh mày một cái tát, xem mày còn bảo là hèn nhát nữa không?

Loan nói:

- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi.

- Tao có quyền, mày chửi lại xem nào. Loan quay lại:

- Tôi không quen chửi. Chửi người khác tức bẩn mồm mình [212;289- 290].

Hội thoại trên được nhà văn sử dụng với thứ ngôn ngữ xác thực, đầy kịch tính. Qua đó hiện lên hình ảnh cô con dâu bướng bỉnh, mạnh mẽ không sợ uy quyền dám lên tiếng đòi công bằng. Đồng thời là hình ảnh cay nghiệt, tàn ác của mẹ chồng Loan, đại diện cho cái cũ vô lý của gia đình phong kiến.

Nhất Linh coi lí tính của nhân vật là nguồn gốc và tiêu chuẩn chính của nhận thức, mà lí tính đó lại là giai đoạn cao của nhận thức dựa trên sự suy luận để nắm bắt bản chất và quy luật của sự vật. Vì vậy, nhân vật được ông tái hiện phải là những người có hiểu biết, nhận thức đầy đủ về xã hội, có đầu óc phân tích vấn đề, có quan điểm riêng khi nhận xét, đánh giá sự việc. Mỗi nhân vật có một con đường tiếp cận đối tượng khác nhau, có thái độ trước một vấn đề khác nhau, vì vậy cũng có đường hướng hành động khác nhau. Nhà văn Nhất Linh đã chú tâm khai thác đời sống duy lí của nhân vật, tức là chú trọng mô tả khả năng nhận thức, xét đoán vấn đề, vận dụng những hiểu biết của nhân vật để hành xử cho phù hợp với quan niệm cá nhân. Đời sống duy lí được miêu tả ở Loan rất rõ nét.

Loan là một gái mới, có học thức. Từ khi còn ở với bố mẹ đẻ, cô đã thể hiện tư tưởng mới, tiến bộ về quyền tự do, bình đẳng đối với người phụ nữ. Khi biết chuyện những người phụ nữ khác vì bất hạnh trong gia đình gia trưởng, bị hành hạ, ngược đãi đến nỗi phải tìm đến với cái chết, Loan đã không ngần ngại thể hiện quan điểm: "Khốn nạn, việc gì mà phải tự tử. Mẹ chồng ác thì về nhà bố mẹ đẻ mà ở, tội gì rước khổ vào thân rồi đến nỗi tự tử". Loan vẫn giữ nguyên quan điểm ấy khi bước vào cuộc đời của một nàng dâu. Đã cố gắng hết mình để hoàn thành nghĩa vụ của một người con dâu hiếu thảo nhưng giữa cái mới và cũ khác xa nhau nhiều qúa, việc cô muốn không thể trở thành hiện thực. Không còn con đường lựa chọn nào khác, cô trở về sống với đúng với nguyên lí sống của mình. "Việc gì mà hết hi vọng. Mẹ chồng ác thì đi chỗ khác mà ở, chồng ghét thì càng nên đi lắm. Khổ là vì cứ tưởng mình là thân con gái thì phải lấy gia đình chồng làm gia đình mình, nếu mất gia đình ấy là đời mình bỏ đi. Sao lại thế được?" (Đoạn tuyệt).

Theo nhận thức của Loan, không thể sống với cái gia đình gia trưởng chỉ mang đến cho mình toàn điều bất hạnh. Tại sao đàn ông lại có quyền bỏ vợ lấy vợ khác mà phụ nữ thì không được phép làm điều đó? Con cái phân bày phải trái với bố mẹ sao lại là bất hiếu? và thực ra thì "chỉ có sự tiết trinh trong tâm hồn là đáng quý thôi". Với nhận thức đúng đắn cùng tư duy phân tích sắc sảo, Loan đã sống theo lẽ phải và nhận thức của mình. Cô mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình, cô sẵn sàng đối đáp lại và tỏ ý xem thường đối với những kẻ kém hiểu biết, ngu dốt lại không coi cô ra gì.

- Mất dạy là đánh người đàn bà yếu ớt, hèn nhát cả một lũ. - Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi. - Tôi không quen chửi. Chửi người khác tức bẩn mồm mình.

Nhà văn Nhất Linh đã chú tâm miêu tả nhận thức sắc bén của Loan trong tư duy phân tích rành mạch và hành động theo suy nghĩ, theo lí tính của mình.

Nếu Loan phải đơn thương độc mã tranh đấu với cả gia đình nhà chồng, thậm chí cả bố mẹ đẻ mình thì Nhung chủ yếu đấu tranh với cái danh hão ngự trị trong chính tâm hồn, tư tưởng, lẽ sống của mình- kẻ thù lớn nhất của con người. Nhất Linh đã miêu tả một cách tinh tế những biểu hiện do dự, dằng co, lúng túng trong nhân vật: ở vậy thờ chồng nuôi con, giữ vẹn tiếng thơm hay đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc? Nói thật tất cả suy nghĩ của mình hay âm thầm sống trong giả dối? Trong quá trình xung đột nội tâm, Nhung luôn suy nghĩ và phán xét một cách tỉnh táo, sử dụng liêm sỉ của bản thân là vũ khí chống lại sự giả dối, phi lý, vô nhân đạo của lễ giáo “Mình muốn tốt mà thành ra xấu! Chỉ muốn giữ cái tiếng tốt hão ấy mà mình bắt buộc thành ra khốn nạn, đâm ra xảo quyệt, gian trá” (Lạnh lùng). Sự băn khoăn, lưỡng lự của nhân vật Nhung, Nhất Linh đã ngầm báo hiệu việc xuất hiện xu hướng con người tự nhìn nhận, đánh giá. Vì vậy, luận đề của tiểu thuyết trở nên “mềm” hơn, cuốn hút hơn, nhân vật không hoàn toàn suy nghĩ và hành động theo mạch thẳng, nhất quán, cứng nhắc. Đó chính là một bước chuyển, là tiền đề cho quá trình khám phá thế giới nội tâm nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý.

Tuy nhiên, chất “lý tính” đó không làm cho những trang văn của Nhất Linh trở nên cứng nhắc. Một thế giới lãng mạn, bay bổng của tình yêu luôn được mô tả tinh tế song hành với những luận đề quyết liệt. Ngòi bút của ông đã khéo léo tài hoa khi tả những mối tình đầu trong sáng, kín đáo đượm chút ngập ngừng đáng yêu với diễn biến tâm lý hồn nhiên của thanh niên buổi đầu hò hẹn. Nhất Linh đi sâu vào địa hạt phân tích nội tâm, xây dựng nghệ thuật trên sự tinh vi của nhận thức. Cảm giác, xúc giác, khứu giác là những yếu tố chính trong cơ lực con người, giao thoa giữa nội tâm và ngoại giới. Nhất Linh cho người đọc thưởng lãm những mùi hương, những say sưa của hạnh phúc, của ánh nắng chiều, của mầu thời gian thoáng nhạt. Dũng với Loan trong Ðôi Bạn đã khác xa Dũng với Loan trong Ðoạn Tuyệt. Dũng và Loan trong Ðôi Bạn “cao” hơn, giúp ta nhớ lại những cảm giác đã mất, đi vào thời

gian và không gian liên tưởng, và cho chúng ta những rung động mới, những ấn tượng mới. Ông không kể lại một chuyện tình éo le, mà diễn tả cảm xúc tinh tế của một đôi thanh niên trong mối tình đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Loan: Anh yên lặng mà nghe tiếng thông reo… anh có nghe thấy không?

- Dũng: Từ nãy tôi vẫn nghe và nghe thấy rõ lắm

Sau này trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh đã trích lại toàn bộ đoạn văn trên. Ông thấy bằng lòng vì những câu văn giản dị và trong sáng đó đã diễn tả đúng những cảm giác trong phút giây thần tiên của đôi bạn đã yêu nhau từ lâu nhưng lần đầu tiên dám lặng lẽ tỏ cho nhau biết.

Đôi bạn có tới 126 đoạn mô tả diễn biến suy nghĩ, cảm xúc của nhân

vật. Dũng sống trong hai không gian, không gian của khát vọng tình yêu, không gian của lí tưởng hành động và không gian đóng kín nặng nề của gia đình- nơi giam hãm chàng: “những lớp nhà gạch vây phủ kín chung quanh sân, Dũng thấy tức tối trước mắt như những bức tường của một cái nhà tù giam hãm chàng”. Chàng muốn thoát ngục để sống cuộc đời có ý nghĩa. Dũng đã bao lần xung đột với gia đình bởi vì “từng giây từng phút chàng đã không muốn nhận cái cảnh sống trong gia đình chỉ muốn thoát ra thật mau”, nếu không cuộc sống của chàng sẽ thật nhục nhã, hèn kém. Dũng hiểu sâu sắc không gian của cuộc sống gia đình trưởng giả, u ám, nặng nề, giả dối: “không cho phép Dũng tự do nẩy nở được nhân cách, mình ở lại chỉ có héo mòn dần đi, đau khổ mãi mà vô ích cho mình cho cả mọi người” (Đôi bạn).

Tiểu thuyết Đôi bạn là một “bữa tiệc tâm lý sang trọng” (chữ dùng của Phan Cự Đệ). Tác phẩm thành công ở những nhận xét tâm lý tinh vi, với một thiên nhiên đầy cảm xúc và đầy thanh sắc, với một ngôn ngữ trong sáng, trang nhã, giàu chất thơ. Đặc biệt, tác phẩm thành công trong nghệ thuật xây dựng một cốt truyện tâm lý, trong việc kết hợp tiểu thuyết luận đề với tiểu thuyết tâm lý.

Đây là cuốn tiểu thuyết tâm lý mà “Nhất Linh không tạo sự hấp dẫn bằng cốt truyện mà bằng những cảm xúc tinh tế, những diễn biến tâm lý của thanh niên trong buổi đầu hò hẹn” [86;296] trong những khát vọng về một sự đổi thay, ở đó, “thiên nhiên cũng được sử dụng như một cái “nền”, một cái “bè” chở chúng ta đi vào những cảm xúc vừa mênh mông, dào dạt lại vừa êm dịu, ngọt ngào” [57;287].

Đứng một mình bên cạnh Loan trong vườn, Dũng (Đôi bạn) cảm thấy ngây ngất vì sung sướng: mùi hoa khế đưa qua thoang thoảng, thơm nhẹ quá nên Dũng tưởng như không phải là hương thơm của một thứ hoa nữa. Đó là một thứ hương vị lạ để đánh dấu một khoảng thời khắc đã qua trong đời.

Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, tình yêu ít khi được bộc lộ bằng lời mà bằng ánh mắt, nó như những luồng điện, khi chạm vào nhau thì phát ra ánh sáng rực rỡ của tình yêu. Nhất Linh đã viết những trang hay nhất khi miêu tả cảnh tỏ tình im lặng bằng đôi mắt đắm đuối “Quả tim chàng đập mạnh nhưng lòng chàng thốt nhiên yên tĩnh lạ thường, khoảng trời ở giữa chàng và Loan hình như là không có màu nữa, cao lên và rộng mênh mông; chắc không bao giờ Dũng quên được hình dáng một đám mây trắng, ngay lúc đó đương thong thả bay qua, một sự biểu hiện sáng đẹp, linh động trôi êm trong sự yên tĩnh của bầu trời và của lòng chàng” (Đôi bạn). Những câu văn giản dị trong

sáng đã diễn tả đúng cảm giác trong giây phút thần tiên của đôi bạn đã yêu nhau từ lâu nhưng lần đầu tiên dám lặng lẽ tỏ ra cho nhau biết.

Nhất Linh đưa đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, lâng lâng, lan tỏa bởi một lượng lớn các tính từ có cấu tạo láy với sắc thái say sưa: ngây ngất, mơ màng, xao xuyến, tê mê, hồi hộp, bối rối, tha thiết… với tần xuất dày đặc. Một không gian dịu dàng, thơ mộng tràn ngập trong các tác phẩm. Đây

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 127)