Thức cá nhân

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 38)

1945 tập 1 Tác giả đã khẳng định một số luận điểm lớn, trong đó đáng chú ý

2.1.3. thức cá nhân

Theo Từ điển tiếng Việt, ý thức ở dạng danh từ được hiểu ở ba góc độ, thứ nhất, là “khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy”, thứ hai, là “sự nhận thức trực tiếp, tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân mình, sự hiểu biết trực tiếp những việc bản thân mình làm”,

thứ ba, là “sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có” [220,1167]. Với khái niệm này, có thể hiểu ý thức là một biểu hiện của hoạt động tâm lý, phản chiếu nhận thức, tư duy của con người về hiện thực khách quan, được biểu hiện ra bằng thái độ, hành động trong ứng xử với môi trường, với người khác và với chính mình.

Không chỉ dừng lại ở đó, tâm lý học khẳng định, “ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất, chỉ riêng con người mới có” [2,56]. Ý thức có nghĩa rộng đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng. Ở nghĩa hẹp, ý thức được dùng để chỉ cấp độ đặc biệt trong tâm lý người. Nhờ ngôn ngữ, con người đã biến hình ảnh tâm lý vừa mới được phản ánh thành đối tượng khách quan để tiếp tục phản ánh về nó, tạo nên trong vỏ não hình ảnh tâm lý, nhờ đó hoạt động của con người đã được định hướng cao hơn, tinh vi hơn, có mục đích rõ ràng hơn.

Ý thức có các thuộc tính cơ bản như: thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người; thể hiện thái độ của con người đối với thế giới; thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người; con người không chỉ ý thức về thế giới mà ở mức độ cao hơn, con người có khả năng tự ý thức.

Triết học Marx nhấn mạnh sự “tái tạo” của ý thức trong vỏ não khi cho rằng, ý thức là “thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người” [25,189] và “ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực. Ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự xuất hiện con người… Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật chất được phản ánh. Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người” [25,191-192]

Như vậy, ý thức chỉ hoạt động tâm lý của con người, bao gồm những tư tưởng, suy nghĩ, quan niệm, quan điểm, cảm nhận của một cá nhân về hiện thực khách quan, được tái tạo lại trong vỏ não và thể hiện ra ngoài qua ngôn

ngữ, thái độ và hành động. Ý thức mang tính chủ động, chủ quan, có chịu sự tác động nhưng không lệ thuộc vào hoàn cảnh, xã hội.

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu ý thức cá nhân là nhận thức tích

cực của con người với tư cách chủ thể trong một xã hội phát triển đến một trình độ nhất định. Ý thức cá nhân không trùng khớp với ý thức xã hội, xã hội không phải đơn giản là tổng số những cá nhân, bởi những cá nhân có cảm giác, hành động và suy nghĩ riêng. Con người không phải là những tế bào đơn thuần của cơ thể xã hội mà có những đặc tính nội tại, tồn tại tự chủ, độc lập, hành động dưới sự điều hành của ý thức. Biểu hiện cao nhất của ý thức cá nhân chính là biểu lộ những nhu cầu, đòi hỏi riêng, bị thúc đẩy bởi những lợi ích riêng, muốn được sống theo lợi ích, nhu cầu đó mà không chịu phụ thuộc vào những ý muốn bên ngoài, không phụ thuộc vào ai và không phụ thuộc vào bất kỳ cái gì. Bởi mỗi cá nhân là một thế giới và cá nhân đóng vai trò tối cao trong việc sở hữu duy nhất chính mình.

Điều đó không có nghĩa là ý thức cá nhân không thể hiện ý thức xã hội, vì ý thức xã hội không nằm ở bên ngoài các cá nhân. Để có được bản chất người và có ý thức của con người, cá nhân phải tiếp thu được những sản phẩm và giá trị tinh thần được xã hội tạo ra. Song vì các cá nhân có “ý thức” riêng, có những đặc điểm riêng của mình về xuất thân, sinh hoạt, giao tiếp, kinh nghiệm, học vấn, năng lực, nên có thể tiếp thu quan điểm này, phản ứng lại quan điểm kia, đã ảnh hưởng trở lại đối với ý thức xã hội một cách khác nhau.

Ý thức cá nhân được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau: qua các hoạt động của cá nhân; trong mối quan hệ giao tiếp với các cá nhân khác; qua con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội và bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình - ý thức bản ngã.

Như vậy, ý thức cá nhân là một hoạt động tâm lý, thể hiện sự nhận thức và phản ánh quan điểm, tư tưởng của cá nhân về con người, về cuộc sống, xã hội. Với luận án “Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Nhất Linh”, chúng tôi

nghiên cứu ý thức cá nhân trên hai phương diện cơ bản: ý thức của cá nhân và ý thức về cá nhân.

Thứ nhất, ở phương diện ý thức của cá nhân, đó chính là những quan niệm, quan điểm và tư tưởng của nhà văn Nhất Linh thể hiện xuyên suốt trong các tiểu thuyết tiêu biểu, qua thái độ của ông đối với con người và cuộc sống.

Thứ hai, ở phương diện ý thức về cá nhân, luận án xác định vấn đề mấu chốt, nổi bật trong quan niệm, quan điểm và tư tưởng của nhà văn Nhất Linh qua các tiểu thuyết của ông là ý thức về cá nhân, đó là sự coi trọng cái tôi cá nhân mạnh mẽ, dám khẳng định bản ngã và thể hiện bản lĩnh không phụ thuộc vào xã hội và cộng đồng, không khuất phục trước các thế lực đối lập và không chịu sự qui giản cá nhân vào bất kỳ tập hợp nào; đề cao giá trị cá nhân, quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của con người; đồng thời, chống lại tư tưởng phong kiến hà khắc, vùi dập cuộc sống, tình yêu, khát vọng hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 19321939 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w