Phân bố liều xạ phẫu theo kích thướ cu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Trang 114)

Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào bản chất khối u, những loại u nhạy cảm với xạ trị như u tế bào mầm, lymphoma ở não, ung thư di căn não,… đáp ứng sau điều trị rất cao. Những loại u ít đáp ứng với xạ trị như u nguyên bào thần kinh đệm thì hiệu quả sau điều trị thấp. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu sự phân bố liều xạ phẫu theo từng nhóm: nhóm có liều xạ phẫu < 13Gy có 23 bệnh nhân chiếm 62,2%; nhóm có liều xạ phẫu 13-14Gy có 12 bệnh nhân chiếm 32,4%; nhóm liều xạ phẫu >14Gy có 2 bệnh nhân chiếm 5,4% (biểu đồ 3.6).

Nhiều nghiên cứu cho thấy liều xạ phẫu càng cao thì khả năng hủy mô đích càng cao. Tuy nhiên không phải trường hợp khối u ở vị trí nào cũng đảm bảo đạt được liều điều trị, sở dĩ thế vì nó còn phụ thuộc vào tới hạn chịu đựng của hệ thần kinh tại cơ quan đó và khả năng chịu đựng này được quyết định bởi thể tích khối u. Những khối u có thể tích lớn, việc cung cấp một liều xạ lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tổ chức xung quanh, dẫn tới sự thiếu hụt thần kinh chức năng. Vì vậy, quyết định liều điều trị cho một khối u não cần được tính toán kỹ lưỡng và có sự phối hợp của hội đồng gồm bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ chuyên ngành thần kinh, bác sĩ xạ trị. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu tiên xây dựng được hội đồng các giáo sư, bác sĩ chuyên khoa hội chẩn xạ phẫu nhằm đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Đây cũng là điểm khác biệt so với các nước trên thế giới.

Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành chia nhóm kích thước <1cm; 1- 2cm; >2-3cm theo liều xạ phẫu cho thấy kích thước u càng tăng thì liều xạ càng giảm. Ở liều xạ phẫu < 13Gy nhóm u có kích thước >2-3cm chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,6%, ở liều xạ phẫu >14Gy nhóm u có kích thước <1cm chiếm tỷ lệ là 100%. Tuy nhiên do cỡ mẫu còn nhỏ, tỷ lệ các ô trong bảng 3.12 không thỏa mãn tiêu chuẩn kiểm định test χ2trong khi đó Exact Test đưa ra kết quả P>0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa kích thước u và liều điều trị (bảng 3.12). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của

Nakamura và cs [51], Phan Sỹ An [50], Mai Trọng Khoa [47], kích thước khối u càng lớn thì liều xạ phẫu càng nhỏ. Điều đó lý giải rằng những khối u có kích thước lớn nếu không giảm liều đến khối u sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới mô não lành xung quanh đặc biệt bệnh nhân có thể ngộ độc xạ cấp do cường độ chiếu tia lớn, thời gian chiếu xạ kéo dài. Do vậy hiệu quả điều trị chỉ có thể đặt ra cho những bệnh nhân u thân não khi kích thước khối u≤ 3cm [5].

4.4.2. Phân bố liều xạ phẫu theo vị trí u

Theo biểu đồ 3.7 liều xạ phẫu ở hành tủy thấp hơn ở cầu não và liều ở cầu não thấp hơn ở cuống não. Ở hành tủy 100% bệnh nhân nhận liều <13Gy, không có trường hợp nào sử dụng liều điều trị cao hơn. Ở cầu não 66,7% nhận liều <13Gy, 28,6% nhận liều 13-14Gy, 4,7% nhận liều >14Gy. Ở cuống não tỷ lệ % bệnh nhân có u nhận liều điều trị >14Gy chiếm tỷ lệ cao nhất là 10%. Như vậy liều xạ phẫu ở cuống não cao hơn ở cầu não và cầu não cao hơn ở hành tủy theo mức độ chi phối chức năng thần kinh quan trọng ở từng vị trí thân não. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Mai Trọng Khoa, Nguyễn Xuân Cử [60] việc cung cấp liều xạ phẫu cho những khối u nội sọ phụ thuộc rất lớn vào vị trí của khối u. Những khối u ở vùng chức năng quan trọng, nguy hiểm, đe dọa tính mạng, khả năng chịu đựng liều xạ của cơ quan đó thấp thì liều xạ phẫu không được vượt quá liều tới hạn chịu đựng của cơ quan [60].

Tuy nhiên kiểm định χ2 cho thấy sự phân bố liều xạ phẫu ở từng vị trí u thân não không có sự khác biệt với p>0,05.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)