Biến chứng sau xạ phẫu

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Trang 127)

Trong nghiên cứu của chúng tôi biến chứng thường gặp nhất là chán ăn chiếm 46%, mất ngủ 32,4%, đau đầu 27%, phù não 21,6%, khô miệng 18,9%, các dấu hiệu khác chiếm tỷ lệ ít hơn (bảng 3.19). Dấu hiệu đau đầu, chán ăn, mất ngủ là những dấu hiệu thường gặp xuất hiện ngay sau xạ phẫu, thông thường những triệu chứng này mất dần sau điều trị hỗ trợ nội khoa ở ngày thứ 3 trở đi, có những bệnh nhân kéo dài 1 tuần cho đến 1 tháng. Đánh giá biến chứng đau đầu xuất hiện sau xạ phẫu, chúng tôi dựa vào dấu hiệu bệnh nhân có mức độ đau đầu tăng hơn so với trước khi xạ phẫu và triệu chứng đau đầu xuất hiện mới có sau điều trị. Tìm hiểu mối liên quan giữa dấu hiệu đau đầu với liều xạ phẫu (bảng 3.20), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Phù não là do khối u xâm lấn, chèn ép gây ứ trệ vận mạch quanh u, phù não thường đến muộn hơn, biểu hiện bằng dấu hiệu đau đầu, một số bệnh nhân xuất hiện nôn, dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ. Đánh giá biến chứng phù não sau xạ phẫu chúng tôi dựa vào đặc điểm hình ảnh trên phim chụp cộng hưởng từ. Riêng đối với những bệnh nhân khi vào viện có dấu hiệu phù não trước đó được theo dõi và đánh giá lại sau xạ phẫu, nếu mức độ phù não nhiều hơn sau điều trị chúng tôi coi đó là biến chứng phù não sau xạ phẫu. Phù não thường xuất hiện vào tháng thứ 3 sau xạ phẫu, đây là giai đoạn có sự chuyển biến đáng kể về tác dụng sinh học do tia bức xạ gây ra. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8 trường hợp xuất hiện phù não sau xạ phẫu chiếm 21,6%. Tìm hiểu biến chứng phù não, chán ăn, mất ngủ theo liều xạ phẫu (Bảng 3.21; 3.22; 3.23), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình [128] tỷ lệ phù não chiếm 3,2% thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi; Theo Yin-Chen huang ª và cs [122] tỷ lệ phù não chiếm 6,7%; Chang và cs [129] tỷ lệ phù não sau xạ phẫu chiếm 8,3% thấp hơn kết quả của chúng tôi. Tuy nhiên để đánh giá tình trạng phù não chúng tôi chủ yếu dựa vào xung T2 trên phim chụp cộng hưởng từ.

Dấu hiệu như khô miệng, rụng tóc, viêm da chiếm tỷ lệ ít, những triệu chứng này đáp ứng tốt sau điều trị thuốc nội khoa.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 37 bệnh nhân u thần kinh đệm bậc thấp thân não được xạ phẫu bằng dao Gamma Quay tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai từ7/2007 đến 12/2013 chúng tôi thu được kết quả sau:

1. Một số đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh u thần kinh đệm bậc thấp thân não

Tuổi trung bình là 30,1±16,2 tuổi, nam chiếm 54,1%, nữ chiếm 45,9%. Tuổi thấp nhất là 5 tuổi, cao nhất là 63 tuổi. U gặp chủ yếu ở cầu não chiếm 56,8%, còn lại là 27% ở cuống não, 16,2% ở hành tủy. Thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán u thần kinh đệm bậc thấp thân não với Cho/NAA= 1,85±0,21; Cho/ Cr= 1,77±0,25; NAA/Cr= 1,82±0,21. Trong đó 86,5% u có ranh gới rõ, 86,5% không có phù não xung quanh, 89,2% u có tỷ trọng thấp, 81,1% không ngấm thuốc sau tiêm, 89,2% giảm tín hiệu trên T1W, 94,6% tăng tín hiệu trên T2W. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau đầu chiếm 73%, yếu nửa người chiếm 62,2%, rối loạn thăng bằng chiếm 70,3%, các triệu chứng về mắt và hầu họng chiếm tỷ lệ thấp hơn.

2. Kết quả điều trị

Cải thiện dần các triệu chứng lâm sàng theo thời gian, biểu hiện trên thang điểm Karnofski nhóm điểm (80-100 điểm) là nhóm điểm tốt tăng dần trước điều trị là 24,3% sau xạ phẫu 6,12,24,36 tháng lần lượt là 24,3%; 26,5%; 29,6%; 62,5%. Tuy nhiên hnóm có thang điểm Karnofski 10-30 điểm là nhóm điểm xấu xuất hiện ở tháng thứ 6 chiếm 5,4% và tăng dần ở tháng thứ 12,24,36 lần lượt là 8,8%; 29,6%; 37,5%.

Kích thước trung bình của khối u giảm dần theo thời gian, trước điều trị là 1,87±0,51cm, sau xạ phẫu 6,12,24,36 tháng là 1,99±0,5cm; 1,6±0,47cm; 1,33±0,59cm; 1,15±0,48cm tương ứng.

Thời gian sống thêm trung bình theo Kaplan-Meier: 39,53 tháng. Thời gian sống thêm trung bình ở nữ là 25,35 tháng, nam là 51,22 tháng; u dạng nang là 25 tháng, u dạng đặc là 34,14 tháng, u dạng hỗn hợp là 41,2 tháng; nhóm u ở vị trí cuống não là 63,7 tháng, cầu não là 26,4 tháng, hành tủy là 23,3 tháng; nhóm u có kích thước 1-2cm là 36 tháng, >2-3cm là 24 tháng, nhóm u có kích thước <1cm không bệnh nhân nào tử vong; nhóm u có phù não là

19,33 tháng, không có phù não là 52,95 tháng; nhóm u ngấm thuốc là 22,44 tháng, không ngấm thuốc là 45,9 tháng; nhóm u có chảy máu trong u là 24 tháng, không chảy máu trong u là 30 tháng; nhóm u được chỉ định liều <13Gy là 22,72 tháng, nhóm liều 13-14Gy là 66,67 tháng, nhóm liều >14Gy là 49 tháng. Thời gian sống thêm theo trung vị ở nhóm tuổi <20 là 24 tháng, nhóm tuổi 20-50 là 36 tháng, nhóm tuổi >50 là 30 tháng.

Biến chứng sau xạ phẫu: Biến chứng sau xạ phẫu chủ yếu là chán ăn chiếm 46%; mất ngủ chiếm 32,4%; đau đầu chiếm 27%; khô miệng 18,92%; phù não chiếm 21,6%, các dấu hiệu khác chiếm tỷ lệ ít hơn.

Tỷ lệ bênh nhân tử vong:Tỷ lệ % bệnh nhân tử vong ở thời điểm năm thứ 1 là 8,1%; năm thứ 2 là 13,5%; năm thứ 3 là 35,1%. Tổng số sau 3 năm theo dõi có 21 trường hợp tử vong chiếm 56,8%. Không có trường hợp nào tử vong trong và ngay sau xạ phẫu.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Quang Hùng, Mai Trọng Khoa, Kiều Đình Hùng và cs (2013).

Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thần kinh đệm (glioma) thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (rotating gamma knife) tại Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 1, năm 2013, trang 171-176.

2. Nguyễn Quang Hùng, Mai Trọng Khoa, Kiều Đình Hùng và cs (2013).

Đánh giá kết quả điều trị u thân não bằng dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Ung thư học Việt Nam,

số 1, năm 2013, trang 106-113.

3. Nguyễn Quang Hùng, Mai Trọng Khoa, Kiều Đình Hùng (2014).

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học thực hành (917), Bộ Y tế, số 5-2014, 39-43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phong, Nguyễn Quang Hiển, Trương Văn Việt (2002). U não: đặc điểm dịch tễ học (tổng kết 1864 ca đã mổ có kết quả mô bệnh học tại Khoa PTTK Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh từ 1994- 2000). Chuyên đề ngoại thần kinh. Nhà xuất bản Y học, 238- 247. 2. Dương Chạm Uyên, Dương Đại Hà, Lê Văn Trị (2003). Đặc điểm

dịch tễ học và phân loại mô bệnh học u não. Hội nghị Ngoại thần kinh Việt- Úc lần thứ IV, Bộ Y tế, 86-87.

3. Nguyễn Phong, Trương Văn Việt (2002). U não đặc điểm dịch tễ học.

Chuyên đề ngoại thần kinh. Nhà xuất bản Y học, 238-245.

4. Dự án phòng chống ung thư giai đoạn 2008- 2010. Bộ Y tế. Hà Nội 4/2008, 8.

5. Leksell, L. (1968). Cerebral radiosurgery. Acta Chirurg. Scand,134, 585 – 595.

6. J.Y.C.CheungandK.N.Yuª (2006). Rotating and static sources for gamma knife radiosurgery systems: Monte Carlo studies. American Association of Physicists in Medicine. DOI: 10.1118/1.2207313.

7. Nguyễn Cường (2007). Thân não. Bách khoa bệnh học thần kinh. Nhà xuất bản Hà Nội.

8. Jallo GI, Freed D, Roonprapunt C et al (2003). Current Management of Brain Stem tumor. Annals of Neurosurgery 3(1): 1-17.

9. American Cancer Society (2013). Cancer Facts and Figures. Atlanta, Ga: American Cancer Society. Available online.

10. Marc HA Jansen* and Gertjan J Kaspers (2012). A new era for children with diffuse intrinsic pontine glioma: hope for cure?. Expert Review. Vol 12, No 9: 1109-1112.

11. Hargrave D, Bartels U, Bouffet E. (2006). Diffuse brainstem glioma in children: critical review of clinical trials. Lancet Oncol,7(3),241–248.

12. Kaatsch P, Rickert CH, Kühl J et al (2001). Population-based epidemiologic data on brain tumors in German children. Cancer

92(12),3155–3164.

13. Janssens GO, Jansen MH, Lauwers SJ et al (2012).

Hypofractionation vs conventional radiation therapy for newly diagnosed diffuse intrinsic pontine glioma: a matched-cohort analysis.

Int. J. Radiat. Oncol. Biol. Phys. doi:10.1016/j.ijrobp.2012.04.006. 14. Nguyễn Phúc Cương, Phạm Kim Bình (2010). Bài giảng tập huấn

chuyên ngành giải phẫu bệnh. Bộ quốc phòng cục quân Y- Bệnh viện trung ương quân đội 108, Hà Nội.

15. Thomas Reithmeier, Aanyo Kuzeawu², Bettina Hentschel³ et al (2014). Retrospective analysis of 104 histologically proven adult brainstem glioma: clinical symptoms, therapeutic approaches and prognostic factors. Reithmeier et al. BMC Cancer 2014, 14:115.

http://www.biomedcentral.com/1471-2407/14/115.

16. Yin L, Zhang L (2013). Correllation between MRI findings and histological diagnosis of brainstem glioma. Canadian Journal of Neurological Sciences. Volume 40(3), 348-354.

17. Hasan Yerli, Ahmet Muhteşem Ağıldere (2007). Evaluation of cerebral glioma grade by using normal side creatine as an internal reference in multi-voxel 1H-MR spectroscopy. Turkish Society of Radiology, Diagn Interv Radiol; 13:3-9.

18. Đinh Văn Bền (2001). U não. Bài giảng thần kinh học. Bộ Môn Thần Kinh, Trường Đại học Y Hà Nội, 158-162.

19. Hoàng Đức Kiệt (1993). Một số nhận xét về dấu hiệu X quang cắt lớp vi tính qua 113 trường hợp u não đã mổ. Hội nghị khoa học bệnh viện

Hữu Nghị Việt Xô.

20. Nguyễn Duy Huề, Phạm Minh Thông (2013). Chẩn đoán hình ảnh. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

21. Lê Thị Hồng Lam (2006). Giá trị của MRI trong u tế bào thần kinh đệm ở người lớn. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ cao học. Trường Đại học Y Hà Nội.

22. Anne G. Osborn, Susan I. Blaser, Karen L. Salzman et al (2007).

Diagnostic imaging brain. Amirsys; I6,16- I6,41.

23. Trần Đức Quang (2008). Nguyên lý và kỹ thuật chụp cộng hưởng từ. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 10-25.

24. Ando K, Ishikura R, Nagami Y et al (2004). Usefulness of Cho/Cr ratio in proton MR spectroscopy for differentiating residual/recurrent glioma from non-neo-plastic lesions. Nippon Igaku Hoshasen Gakkai Zasshi;64:121–126.

25. Santiago Medina L., Craig Blackmore C. (2006). Evidence-Based Imaging, Springer Science + Business Media. Inc. American,102- 118 26. Riyadh N. Al-Okaili, Jaroslaw Krejza (2007). Intraaxial Brain

Masses: MR Imaging–based Diagnostic Strategy—Initial Experience.

Radiology: Volume 243: Number 2, 539-548.

27. Jonathan H. Gillard, Adam D.Waldman, Peter B. Barke (2005).

Clinical MR Neuroimaging Diffusion, Perfusion and Spectroscopy.

Published in the United States of America by Cambridge University Press, New York, 288- 311.

28. Jacques clarisse, Nguyễn Thi Hùng, Phạm Ngọc Hoa (2008). Hình ảnh học sọ não, X Quang cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ. Nhà xuất bản Y học.

29. Mai Trọng Khoa (2013). Ứng dụng kỹ thuật PET/CT trong ung thư. Nhà xuất bản Y học.

30. Mai Trọng Khoa (2012). Atlas PET/CT một số bệnh ung thư ở người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

31. Wei Chen , Daniel H.S. Silverman , Johannes Czernin et al (2006).

F18-FDOPA PET Imaging of Brain Tumors : Comparison Study with F18-FDG PET and Evaluation of Diagnostic Accuracy. Journal of Nuclear Medicine, Jun 2006; 47, 6; ProQuest Central.

32. Koeller K.K, Rushing E.J (2004). Pilocytic Astrocytoma: Radiologic- Pathologic Correlation. RadioGraphics, 24 (6): 1693-1708.

33. Lyous Markk (2006). Pilocytic astrocytoma with spontaneous intracranial hemorrhages in an elderly adult. Clinical neurology and neurosurgery; 109: 76-80.

34. Học viện Quân Y- Bộ môn X quang (2005). Giáo trình X Quang. Nhà xuất bản quân đội nhân dân. Hà Nội.

35. Khoa chẩn đoán hình ảnh - Phòng chỉ đạo tuyến (2000). Chụp cắt

lớp vi tính. Bệnh viện Bạch Mai,JICA, 283-323.

36. Osborn Anne. G (1994). Diagnostic imaging brain. Mosby; 12: 529-577 37. Daumas - Duport C, Beuvon F, Varlet - Bianco P (2000). Gliomes:

Classification de l’OMS et de L’hopital Sainte - Anne. Annal Pathol 2000, N.5, 413-428.

38. Louis D.N, Ohgaki Hiroko, Wiestler O.D, Cavenee W.K (2007).

WHO Classification of Tumours of the central System, Astrocytic Tumours. Acta Neuropathol: 114: 97-109.

39. Nguyễn Phúc Cương (2001). Giải phẫu bệnh u thần kinh. Bài giảng sau Đại Học. Trường Đại Học Y Hà Nội.

40. Vũ Anh Nhị (2003). Thần kinh học. Bộ môn thần kinh - Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học.

41. Lê Văn Thính, Robert H. Dworkin, AlecB.Ó Connor và cs (2011).

Sử dụng thuốc điều trị đau thần kinh: Các khuyến cáo dựa trên bằng chứng. Kỷ yếu kỷ niệm 55 năm ngày thành lập chuyên ngành thần kinh học Việt Nam 91956-2011), Hội nghị khoa học Quốc tế thần kinh học Việt Nam lần thứ 15. Hà Nội, tháng 10-2011.

42. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai (2010).

Điều trị nội khoa bệnh ung thư.Nhà xuất bản Y học.

43. Lê Tuấn Anh, Vương Đình Thy Thảo (2013). Hóa trị các bướu hệ thần kinh trung ương.Phẫu thuật thần kinh. Nhà xuất bản Y học, 687-692 44. Võ Văn Nho, Võ Tấn Sơn (2013). Phẫu thuật thần kinh. Nhà xuất bản

Y học.

45. Đồng Văn Hệ (2013). U tế bào thần kinh đệm bậc thấp. Phẫu thuật thần kinh. Nhà xuất bản Y học, 83-91.

46. Kiều Đình Hùng (2006). Nghiên cứu ứng dụng quang động học trong

điều trị Gliome não ác tính. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.

47. Mai Trọng Khoa, Nguyễn Xuân Kử (2012). Một số tiến bộ về kỹ thuật

xạ trị ung thư và ứng dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản y học, Hà Nội 48. Geert O.R.J. Janssens, Corrie E.M.Gidding và cs (2009). The role

of hypofractionation radiotherapy for diffuse intrinsic brainstem glioma in children: A pilot study. Radiation oncology Biol. Phys.,vol 73, No.3,pp. 722-726,2009.

49. Adler, J. R. Jr., Chang, S. D., Murphy, M. J., et al (1997). The CyberKnife: a frameless robotic system for radiosurgery. Stereotact. Funct. Neurosurg 69, 124–128.

50. Phan Sỹ An, Mai Trọng Khoa và cs (2007). Dao gamma, một công cụ xạ phẫu sọ não tiên tiến. Tạp chí Y học lâm sàng 17, 15-18.

51. Nakamura, J. L., Verhey, L. J., Smith, V., et al (2001). Dose conformity of gamma knife radiosurgery and risk factors for complications. Int J Radiat Oncol Biol Phys 51(5), 1313 – 1319.

52. Muracciole X, Regis J (2008). Radiosurgery amd carcinogenesis risk.

53. DesRosiers, C., Mendonca, MS., Tyree, C., et al (2003). Use of the Leksell Gamma Knife for localized small field lens irradiation in rodents.

Technol Cancer Res Treat 2 (5), 449 - 454, ISSN/ISBN: 1533 - 0346, Oct 54. Hirano, M., Shibato, J., Rakwal, R., et al (2009). Transcriptomic

analysis of rat brain tissue following gamma knife surgery: early and distinct bilateral effects in the un-irradiated striatum. Mol Cells 27 (2), 263 - 268, ISSN/ISBN: 1016 - 8478; 1016 - 8478, Feb28

55. Leksell, L. (1968). Cerebral radiosurgery. Acta Chirurg. Scand.

134, 585 – 595.

56. Jirak, D., Namestkova, K., Herynek, V., et al (2007). Lesion evolution after gamma knife irradiation observed by magnetic resonance imaging. Int J Radiat Biol 83 (4), 237 - 244, ISSN/ISBN: 0955 - 3002; 0955 - 3002, Apr 57. Ganz JC, Reda WA, Abdelkarim K (2009). Adverse radiation effects

after Gamma Knife Surgery in relation to dose and volume. Acta Neurochir 151, 9 – 19.

58. Iwata H, Shibamoto Y, Murata R, et al (2009). Estimation of errors associated with use of linear-quadratic formalism for evaluation of biologic equivalence between single and hypofractionated radiation doses: an in vitro study. Int J Radiat Oncol Biol Phys 75, 482 – 488 59. Szeifert, G. T. (1999). Geometrical accuracy test obtained on the OUR

Rotating GammaKnife System. J. Radiosurg 2, 181 – 188.

60. Mai Trọng Khoa (2013). Điều trị u não và một số bệnh lý sọ não bằng dao gamma quay. Nhà xuất bản Y học

61. Wiant, D., Atwood, TF., Olson, J., et al (2009). Gamma knife radiosurgery treatment planning for small animals using high-resolution 7T micro-magnetic resonance imaging. Radiat Res 172 (5), 625 - 631, ISSN/ISBN: 1938 - 5404; 0033 - 7587, Nov.

62. Steinner L, Lindquist C, Adler JR et al (2002). Clinical outcome of cerebral arteriovenous malformation. J Neurosurgery 77:1-8.

63. Bruce E. Pollock, Deborah A. Gorman, Paula J. Schomberg et al (1999). The Mayo Clinic Gamma Knife Experience: Indications and initial

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả điều trị u thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Trang 127)