Tường trình thực hành.

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 8 kì 1 (Trang 37)

phút)

- GV yêu cầu HS ghi lại hiện tượng vào bản tường trình.

Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: (7 phút)

- GV cho HS thu dọn vệ sinh dụng cụ, nơi thực hành.

- GV nhận xét, đánh giá giờ thực hành. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Ôn lại các kiến thức đã học. - Chuẩn bị cho bài 15

- HS hoàn thành vào bản tường trình.

HS dọn vệ sinh

Tiết 21 Ngày dạy: / 11/ 2013

Bài 15. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG I. Mục tiêu:

Kiến thức

Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.

- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.

Thái độ

- GD cho HS tính cẩn thận trong tính toán

II. Trọng tâm

- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng - Vận dụng định luật trong tính toán.

III. Chuẩn bị của GV và HS:

- Tranh sơ đồ phản ứng giữa H2 và O2.

- Cân, cốc thuỷ tinh, dd BaCl2, dd Na2SO4, dd H2SO4, CaCO3.

IV. Các hoạt động dạy học:

Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số HS. (1 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (7 phút)

- Ghi lại bằng sơ đồ hiện tượng hóa học sau: Đốt Magie trong không khí, Magie đã tác dụng với Oxi tạo thành Magiê oxit.

- GV giới thiệu bài mới.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Tiến hành các thí nghiệm. (10 phút)

- GV hướng dẫn HS làm TN.

+ Cân 2 cốc đựng dd BaCl2 và Na2SO4. ⇒ Ghi lại khối lượng của mỗi cốc.

+ Đổ cốc 1 vào cốc 2 ⇒ Quan sát hiện tượng. + Cho lên cân lại sản phẩm thu được.

⇒ So sánh khối lượng trước và sau phản ứng. * Qua TN trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của chất tham gia và tổng khối lượng sản phẩm?

- GV biểu diễn thí nghiệm:

+ Cân 2 cốc đựng dd HCl và CaCO3 (Đọc khối lượng cho HS ghi lại)

+ Đổ dd HCl vào CaCO3. ⇒ Cân sản phẩm thu được.

* Qua TN trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của chất tham gia và sản phẩm?

- GV yêu cầu HS viết phương trình chữ của phản ứng hóa học.

1- Thí nghiệm.

- HS tiến hành TN; ghi lại kết quả.

- HS ghi lại phản ứng hóa học bằng phương trình chữ.

- HS nhận xét

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS Chất tham gia và sản phẩm không bằng nhau.

- HS nêu hiện tượng.

- HS axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + nước + cacbonic

- GV giải thích khối lượng không bằng nhau do khí CO2 không còn trong dd.

Hoạt động 3: Xây dựng định luật. (10 phút)

- GV yêu cầu HS phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng.

- GV chốt lại kiến thức.

- GV giới thiệu về 2 nhà khoa học đã tìm ra định luật.

- GV treo tranh: Sơ đồ phản ứng giữa H2 và O2. * Bản chất của phản ứng hóa học là gì?

* Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có thay đổi không?

* Khối lượng của mỗi nguyên tử trước và sau phản ứng có thay đổi không?

* Khi phản ứng hóa học xảy ra có những chất mới được tạo thành nhưng vì sao tổng khối lượng của các chất vẫn không thay đổi?

- GV chốt lại kiến thức bằng cách cho HS đọc phần giải thích.

Hoạt động 4: Vận dụng định luật. (10 phút)

- GV cho HS viết biểu thức của định luật bảo toàn khối lượng (Nếu kí hiệu m là khối lượng chất). Cho 2 phương trình chữ ở trên (ở 2 TN vừa làm).

- GV yêu cầu HS viết biểu thức tổng quát của Định luật bảo toàn khối lượng bằng cách cho phương trình chữ.

- GV yêu cầu HS làm BT sau:

Than cháy trong oxi tạo thành khí cacbonic theo phương trình:

Cacbon + oxi khí cacbonic

Cho biết khối lượng của cacbon là 3 kg, của khí cacbonic là 11 kg, khối lượng của oxi đã tham gia phản ứng là:

a. 9 kg; b. 8 kg; c. 7,5 kg; d. 14 kg - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò: (7 phút)

- GV cho HS đọc kết luận (SGK - T54).

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2 SGK tr54

Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học bài và làm bài tập 2, 3 SGK tr54. - Chuẩn bị cho bài 16

- HS trả lời

2- Định luật.

- HS phát biểu.

* Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia.

- HS nghe và ghi nhớ kiến thức. - HS quan sát

- HS trả lời. - HS trả lời.

- HS trả lời: Vì trong phản ứng chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử không thay đổi.

- HS đọc bài. * Giải thích (SGK). 3- Áp dụng. - HS mBariclorua + mNatrisunfat = mBarisunfat + mNariclorrua + Phương trình: A + B → C + D.

Theo Định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD ⇒ mA = (mC + mD) - mB. - HS làm bài tập - HS thảo luận nhóm tìm ra đáp án đúng. HS đáp án đúng B - HS trả lời. HS đọc SGK HS Phương trình chữ:

mBariclorua + mNatrisunfat = mBarisunfat + mNariclorrua

=> mBariclorua = (23,3 + 11,7) - 14,2 = 20,8 g

Tiết 22 Ngày dạy: / 11/ 2013

Bài 16. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I. Mục tiêu:

Kiến thức

- Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học. - Các bước lập phương trình hoá học.

Kĩ năng

- Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm.

Thái độ

- GD cho HS tính cẩn thận khi lập phương trình hóa học

II. Trọng tâm

- Biết cách lập phương trình hóa học

III. Chuẩn bị của GV và HS:

Tranh sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa H2 và O2.

IV. Các hoạt động dạy học:

Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số HS. (1 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: (7 phút)

- Phát biểu nội dung định luật Bảo toàn khối lượng và viết biểu thức của định luật? GV giới thiệu bài mới.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lập phương trình hoá học. (17 phút)

- GV yêu cầu HS dựa vào ví dụ SGK, - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập

HS vừa chữa → Yêu cầu HS viết PT chữ → Viết CTHH của các chất có trong phản ứng.

- GV dẫn dắt để HS cân bằng PTHH.

- GV treo tranh: sơ đồ phản ứng giữa H2 + O2

→ Yêu cầu HS lập PTHH theo các bước: + Viết PT chữ.

+ Viết CTHH của các chất có trong phản ứng. + Cân bằng PTHH.

- Gv hường dẫn HS tìm hiểu các ví dụ SGK

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm ra các bước lập phương trình.

* Cho biết các bước lập PTHH? - GV cho HS báo cáo kết quả. - GV chốt lại kiến thức.

- GV lưu ý cho HS cách viết như ở SGK - tr56.

Hoạt động 3: Vân dụng kiến thức để làm các bài tập. (18 phút)

- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở.

Một phần của tài liệu Giáo án hóa học 8 kì 1 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w