Mong đợi của học sinh đối với các chuyên gia tâm lý

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 96)

Bảng 3.20: Mong đợi của HS đối với các chuyên gia tâm lý

Tt Chủ thể trợ giúp Tỷ lệ (%)

1 Là những chuyên gia tâm lý học đường 70.2

2 Là những người am hiểu tâm lý 66.1

3 Là bất cứ thầy cô giáo nào 20.3

4 Là một thầy cô giáo nào đó được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động trợ giúp

23.6

5 Là bạn bè của bạn 65.5

6 Là các anh chị năm trước (khóa trên) 50.6

7 Là những người hoạt động trong tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên

18.6 8 Là các cô chú công an, dân phòng ở xã (phường), thôn, xóm 7.8

70.2% khách thể cho rằng, người thực hiện công tác trợ giúp tâm lý học đường là những chuyên gia tâm lý học đường. Ngoài nhà tâm lý học đường,

93

khách thể còn cho rằng, một số người khác như: những người am hiểu tâm lý, bạn bè, các anh, chị khóa trên ….đều có thể thực hiện công việc này.

Người làm công việc này chỉ có thể là những chuyên gia tâm lý học đường và những thầy cô giáo được giao nhiệm vụ thực hiện công việc này. Song, với những đối tượng mà các em lựa chọn có thể thấy rằng, người mà các em mong muốn sẽ giúp đỡ mình là một người có hiểu biết, đặc biệt là hiểu biết về tâm lý, có uy tín và là một người dễ gần, có thể dễ dàng thiết lập mối quan hệ.

Ở phương án “là bất cứ thầy cô giáo nào” không được học sinh chọn nhiều cho thấy ngoài vai trò giảng dạy kiến thức trên lớp, các em không tán đồng nhiều với vai trò giáo viên sẽ là người giúp đỡ học sinh. Trong khi đó, ngay cả khi không có dịch vụ trợ giúp, ngoài nhiệm vụ giảng dạy trên lớp, các thầy cô vẫn luôn có trách nhiệm coi sóc đời sống tâm lý của học sinh, đảm bảo sự phát triển lành mạnh về tâm trí cho các em. Như vậy, mối quan hệ giữa thầy và trò còn nhiều khoảng trống, mối quan hệ này chưa đủ gần để các em có thể tin cậy thầy cô và mong chờ sự giúp đỡ từ thầy cô.

Như vậy, hình ảnh nhà tâm lý học đường còn rất mơ hồ đối với các em. Để công tác trợ giúp tâm lý học đường có thể thực hiện được trong các trường học sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đường cần xây dựng một hình ảnh thật vững chắc để có thể tạo niềm tin cho các em học sinh. Có như vậy, các em mới chủ động tiếp cận các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường khi mà những nội dụng này được triển khai tại cơ sở.

94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả khảo sát trên, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Khó khăn tâm lý là những trở ngại tâm lý cản trở hoạt động của con người. Khi gặp khó khăn tâm lý học sinh sẽ gặp trở ngại trong hoạt động, nếu những khó khăn tâm lý không được giải quyết kịp thời sẽ có thể gây ra những hậu quả khó lường.

- Hầu hết học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng đều có những khó khăn tâm lý ở mọi khía cạnh thuộc cả 4 nhóm khó khăn tâm lý: khó khăn trong học tập, khó khăn trong việc hướng nghiệp, khó khăn trong các mối quan hệ và khó khăn tâm lý có xuất phát từ bản thân cá nhân được khảo sát với nguyên nhân, tỷ lệ và mức độ khác nhau. Các khó khăn tâm lý này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và học tập của học sinh.

- Trong 516 khách thể khảo sát, có 9 khách thể trả lời rằng, các em đã từng tìm đến sự trợ giúp tâm lý qua hình thức viết thư lên báo, tư vấn qua mạng internet… tuy nhiên, hiệu quả của sự trợ giúp tâm lý này không cao, do vậy, các em mong muốn trường mình có phòng tâm lý học đường để nhận được sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên gia tâm lý được đào tạo chuyên sâu.

- Học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng đang gặp một số khó khăn tâm lý ở cả bốn nhóm khó khăn được khảo sát (khó khăn trong hướng nghiệp, khó khăn trong học tập, khó khăn trong các mối quan hệ, khó khăn trong vấn đề cá nhân) ở một số lĩnh vực chủ yếu là: Lựa chọn nghành, nghề phù hợp; khó tập trung chú ý trên lớp, áp lực trong học tập, kiến thức được học quá nhiều so với khả năng của bản thân ; khó khăn trong việc hiểu và đáp ứng mong muốn của người khác (khó khăn trong các mối quan hệ); khó khăn trong giao tiếp, thiếu tự tin… những khó khăn này có tỷ lệ lựa chọn thường xuyên khá cao.

- Có những khó khăn tâm lý học sinh có thể tự mình vượt qua. Với những khó khăn ấy, các em thường cố gắng “tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết

95

định giải quyết vấn đề”. Ở những vấn đề mà các em thấy bối rối, khó khăn hơn, khi đó các em tìm đến sự giúp đỡ của người khác. Khi cần sự nâng đỡ về mặt tâm lý như vậy thì người đầu tiên các em tìm đến để chia sẻ là” bạn thân”, tiếp đó là “một người đáng tin cậy nào đó” sau nữa là “mẹ”.

- Nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý của học sinh bao gồm cả nguyên nhân chủ quan (ví dụ như khí chất, kỹ năng sống…) và nguyên nhân khách quan (ví dụ như sự phát triển về mặt thể chất, các yếu tố tác động từ môi trường xã hội…). Trong đó tác động nhiều nhất là từ phía chủ quan, do tính cách của bản thân và do kinh nghiệm còn hạn chế.

- Vì vậy, phần lớn học sinh mong muốn nhận được trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp, được thực hiện bởi những chuyên gia tâm lý được đào tạo chuyên sâu. Đa số học sinh có mong muốn nhà trường có phòng tư vấn tâm lý học đường. Hình thức trợ giúp tâm lý mà học sinh kỳ vọng nhiều nhất là qua thư điện tử, internet, điện thoại…

- Phần lớn học sinh có nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường phong phú, đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau với những mức độ khác nhau: học tập, hướng nghiệp, trong các mối quan hệ, trong chính bản thân các em…

- Thực tế điều tra cho thấy, đa số học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng chưa được tiếp cận với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường. Chiếm một tỷ lệ nhỏ học sinh “đã từng nghe nói đến” hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là từ kênh thông tin “truyền thông đại chúng (đài, báo, TV…), tiếp sau đó là qua mạng internet. Điều đó cho thấy, cần tuyên truyền rộng rãi về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường để học sinh được biết, được tham gia các hoạt động trợ giúp tâm lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cũng từ kết quả khảo sát cho thấy các em có nhu cầu cao về việc tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề tâm lý; lựa chọn nhiều nhất của các em ở các buổi nói chuyện này là chủ đề hướng nghiệp; tình bạn – tình yêu, giới tình gia đình; khám phá bản thân. Những mong muốn này phù hợp với sự phát triển tâm lý của các em.

96

2. Khuyến nghị

Từ cơ sở của kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số ý kiến nhằm hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn tâm lý của mình:

-Đối với học sinh: những học sinh đang có khó khăn tâm lý, đặc biệt là những học sinh “thường xuyên lo lắng và bất an” nên nỗ lực tìm cách vượt qua hoặc tìm kiếm dịch vụ trợ giúp phù hợp để tránh những tác động tiêu cực do khó khăn tâm lý gây ra. Ý thức được sự cần thiết của việc trau dồi các kiến thức tâm lý học và các kiến thức xã hội khác để hiểu được tâm lý của bản thân và tự nhận ra vấn đề/ khó khăn của mình. Học sinh nên chuẩn bị tâm thế trước mọi hoàn cảnh, sẵn sàng đón nhận thử thách, khó khăn trong cuộc sống, học tập và nỗ lực tìm cách khắc phục chúng. Khi cần trợ giúp nên tìm đến những dịch vụ hay những loại hình trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp để tránh những rủi ro của dịch vụ tư vấn “lá cải”.

- Về phía giáo viên: nên quan tâm, tìm cách trợ giúp cho nhóm học sinh đang “thường xuyên lo lắng và bất an”, đồng thời cũng nên tìm giải pháp hỗ trợ cho những học sinh “thỉnh thoảng”. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh mình đang giảng dạy, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp. Gần gũi học sinh hơn nữa, không chỉ thông qua giao lưu trong tiết học mà nên chủ động trò chuyện, quan tâm tới học sinh để xóa đi khoảng cách giữa người học và người dạy; để thấu hiểu học sinh; biết được nhu cầu và nguyện vọng của học sinh; tránh gây áp lực không cần thiết lên học sinh. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh; để hỗ trợ học sinh phòng ngừa, phát hiện sớm những khó khăn tâm lý và trợ giúp kịp thời.

- Về phía nhà trường: tạo điều kiện hỗ trợ các học sinh đang có khó khăn tâm lý hiện nay. Thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học. Quan tâm đầu tư cả nguồn nhân lực (chất xám) và tài chính cho việc đào tạo chuyên sâu đội ngũ chuyên gia tư vấn tâm lý học đường. Khi có đội ngũ chuyên gia tâm lý học đường được đào tạo chuyên sâu thì họ không chỉ giúp học sinh giải quyết những khó khăn tâm lý gặp phải mà họ

97

còn giúp phòng ngừa những khó khăn có thể xảy ra; đặc biệt là phát hiện và can thiệp sớm những khó khăn tâm lý mới xuất hiện. Chuyên gia tâm lý học đường không chỉ trợ giúp cho các em học sinh mà còn hỗ trợ giáo viên, nhà trường và cả phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc cho các em có đời sống tâm trí khỏe mạnh.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lí học nhân cách - một số vấn đề lí luận. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.

2. Đặng Bá Lãm – Weiss Bahr (Chủ biên), Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt NamMột số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

3. PGS. TS. V Thị inh Chí, Lịch sử tâm lý học, Nxb Giáo dục, 2004.

4.Vũ Dũng, Bước đầu tìm hiểu thực trạng tâm lý học đường ở Việt Nam , Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam”, do một số đơn vị khoa học và đào tạo tổ chức, 2009

5. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, 2006.

6. PGS. TS. Trần Thị inh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

7. Trần Thị inh Đức – Đỗ Hoàng, “Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới”, Tạp chí Tâm lý học, số 11 (92), tháng 11 năm 2006.

8. Trần Thị inh Đức, “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tế”, Tạp chí Tâm lý học, số 2, tháng 2 năm 2003.

9. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Đại học quốc gia, 2008

10. Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thu Trang, Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh cuối THCS và PTTH thành phố Nam Định, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Nhu cầu đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam , 2009

11. Nguyễn Thị Minh Hằng, Mô hình hoạt động của nhà tâm lý học đường, Tạp chí Tâm lý học số 3/2009

12. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh PTTH bán công Thái Thụy – Thái Bình, khóa luận tốt nghiệp, 2004

13. Trần Hiệp, Tâm lý học xã hội. Những vấn đề lý luận. Nxb Khoa học xã hội, 1997.

99

14. ã Nghĩa Hiệp, Tâm lý học tiêu dùng. Nxb Chính trị Quốc gia, 1999.

15. Nguyễn Thị Thu Hòa, Nhu cầu tham vấn của học sinh PTTH thành phố Điện Biên, luận văn thạc sĩ 2004.

16. Ngô Thanh Hồi và cộng sự, Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội, Dự án hợp tác nghiên cứu giữa bệnh viện tâm thần Mai Hương, sở Y tế Hà Nội và Trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần quốc tế, Đại học Melbourne, 2007

17. Lê Văn Hồng (chủ biên), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001.

18. Kiến Văn – Lý Chủ Hưng, Tư vấn tâm lý học đường. Nxb Phụ nữ, 2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Phan Thị ai Hương (Chủ biên), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn. Nxb Khoa học xã hội, 2007.

20. Dương Thị Diệu Hoa – Vũ Khánh Linh – Trần Văn Thức, “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Tâm lý học, số 2 (95), tháng 2 năm 2007.

21. Đỗ Ngọc Khanh, “Nhu cầu hoạt động tham vấn ở các trường giáo dưỡng”, Tạp chí Tâm lý học, số 10 (115), tháng 10 năm 2008.

22. Bùi Thị Xuân ai, “Tham vấn – một dịch vụ xã hội cần được phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học, số 2, tháng 2 năm 2005.

23. Bùi Thị Xuân ai, Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế,”Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam”, 2009.

24. Nguyễn Thị ùi, Nhu cầu tham vấn của học sinh một số trường trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội, 2007

25. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Các lý thuyết phát triển tâm lí người. Nxb Đại học Sư phạm, 2003.

26. Vũ Thị Nho, Tâm lí học phát triển. Nxb Đại học Quốc gia HN, 2007.

27. Đào Thị Oanh (chủ biên), Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay. Nxb Giáo dục, 2007.

100

28. Nguyễn Thị Oanh, Tư vấn tâm lý học đường. Nhà xuất bản trẻ, 2006

29. Nguyễn Thị Hằng Phương, Tham vấn học đường và nhu cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông, kỷ yếu hội thảo “Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam”, 2009

30. Nguyễn Thị Thu Trang, Tìm hiểu nhu cầu của học sinh thành phố Nam Định với dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường, khóa luận tốt nghiệp 2009

31. Hoàng Trọng, Xử lý dữ liệu nghiên cứu với spss for Windows. Nhà xuất bản thống kê, 2002

32. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên), Từ điển tâm lí học. Nxb Thế Giới, 2007.

33. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm, 2006.

34. Ngô inh Uy, Tham vấn tâm lý học đường, lịch sử và phát triển. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hỗ trợ tâm lý cho học sinh sinh viên”, 2007

35. Kỷ yếu hội thảo khoa học quôc tế, Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam do một số đơn vị khoa học và đào tạo đồng tổ chức, Hà Nội - 2009

37. Báo cáo khoa học hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý học đường ở Việt Nam, thúc đẩy nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam, NXB Đại học Huế, 2011. Các trang web: - www.tamlyhoc.net - www.tamlytrilieu.com - www.sharevn.org - www.tuvantamly.com.vn - thamvantamly.wordpress.com

101

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Câu hỏi phỏng vấn:

1. Bạn có hay gặp khó khăn về tâm lý ko? Đó là những khó khăn gì? Bạn có thường hay gặp những khó khăn ấy không?

... ...

2. Khi gặp khó khăn về tâm lý bạn thường làm gì?

... ...

3. Bạn có biết gì về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không? Theo bạn, đó là những hoạt động nào?

……… ………

4. Bạn đã bao giờ sử dụng các hoạt động trợ giúp đó chưa? Vì sao? ……… ………

5. Nếu trường bạn có các hình thức trợ giúp tâm lý miễn phí thì bạn có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 96)