Các phương thức giải quyết khó khăn tâm lý của học sinh

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 73)

Từ kết quả khảo sát thu được, có thể thấy rằng, các em học sinh đều có những vấn đề tâm lý ở những khía cạnh khác nhau. Vậy, khi gặp khó khăn tâm lý ấy, các em đã làm gì để giúp mình cảm thấy thoải mái hơn? Chúng tôi đưa ra câu hỏi “bạn đã giải quyết những khó khăn của mình như thế nào?” nhằm mục đích tìm hiểu phương thức giải quyết vấn đề của học sinh khi các em gặp khó khăn tâm lý.

70

Bảng 3.8: Phương thức giải quyết khó khăn tâm lý của học sinh

Stt Cách giải quyết SLC Tỷ lệ

(%)

Xếp hạng

1 Âm thầm chịu đựng 211 40.9 4

2 Tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề 318 61.6 1

3 Buông xuôi, không làm gì cả 70 13.6 8

4 Tìm mọi cách để quên đi vấn đề (uống rượu, hút thuốc, đua xe, chơi game…)

62 12.0 9 5 Chia sẻ với người khác (anh, chị lớn tuổi hơn, bạn bè….) 357 60.2 2 6 Chia sẻ với người thân trong gia đình 289 56.0 3 7 Đến các trung tâm tư vấn, tham vấn tâm lý 172 33.3 6 8 Tìm đến phòng tâm lý học đường trong trường học 180 34.9 5 9 Không biết cách giải quyết (rơi vào trạng thái bế tắc) 83 16.1 7

Qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy có tới 61,6% học sinh lựa chọn phương án “tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định giải quyết vấn đề” khi gặp khó khăn, chiếm tỷ lệ cao nhất. Đứng ở vị trí thức hai là “chia sẻ với người khác (anh,chị lớn tuổi hơn, bạn bè….) khi gặp khó khăn với 60,2% tổng số học sinh lựa chọn. Xếp thứ ba là “chia sẻ với người thân trong gia đình” khi gặp khó khăn, với tỷ lệ 56,0% tổng số khách thể khảo sát. Thấp nhất là phương án “tìm mọi cách để quên đi vấn đề (uống rượu, hút thuốc, đua xe, chơi game…) chiếm 6,0%.

Tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định giải quyết vấn đề” là lựa chọn nhiều nhất của các em. Từ đây có thể thấy rằng, trong suy nghĩ của các em đang có những bước “chuyển mình” để trở thành người lớn. Các em muốn được khẳng định mình, muốn trở thành người lớn và đang học những cách để làm người lớn. Tò mò và muốn chứng tỏ bản thân, muốn được nhìn nhận và đánh giá cao... là tâm lý thường thấy ở các em. Tuy nhiên, với những khó khăn tâm lý vượt quá khả năng của bản thân trong khi kinh nghiệm sống của

71

các em còn hạn hẹp, suy nghĩ còn nông nổi, bốc đồng, không chín chắn...dễ đưa ra những quyết định đáng tiếc, thậm chí là sai lầm và có thể sẽ phải trả cái giá quá đắt, hoặc bằng cả tính mạng của mình.

Đứng ở vị trí thứ hai là lựa chọn “chia sẻ với người khác”. Ở lựa chọn này có thể thấy, hoặc là các em muốn tìm đồng minh cho quyết định của bản thân, một mặt khác, đó cũng là cách chia sẻ rất hữu ích về mặt cảm xúc bởi có những vấn đề tâm lý nảy sinh nơi các em thiên về mặt cảm xúc nhiều hơn (buồn vì bài kiểm tra được điểm không như mong muốn; không hiểu vì sao mà mình lại hành động như vậy; tại sao A thích B mà không thích mình....)... Lựa chọn này rất phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em. Chia sẻ với bạn bè cũng là cách mà các em hiểu nhau hơn.

Chia sẻ với người thân trong gia đình” là lựa chọn thứ ba. Thông thường, khi học sinh tìm đến sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình thì khi đó, các em đang có những khó khăn thực sự và những khó khăn này, ngoài tầm kiểm soát của các em. Ở đây, chúng ta cũng có thể nhận thấy, đó là nét tâm lý rất đặc trưng trong văn hóa ứng xử của người Việt. Gia đình là cái nôi đầu tiên dưỡng dục các em trong tiến trình hoàn thiện nhân cách. Hơn ai hết, các em hiểu rằng, gia đình, những người thân trong gia đình là những người yêu thương các em hơn tất cả và luôn muốn những điều tốt đẹp cho các em.

Có lẽ chính vì lẽ đó mà phương thức “tìm mọi cách để quên đi vấn đề

(uống rượu, hút thuốc, đua xe, chơi game....” được các em lựa chọn với tỷ lệ thấp nhất. Đây là một phương án giải quyết vấn đề mang tính tiêu cực bởi nó không những không giải quyết tận gốc được khó khăn tâm lý các em đang gặp phải mà còn là con đường dẫn dắt các em đến những hệ quả khó lường, ảnh hưởng không chỉ về kinh tế mà còn là nguyên nhân của của các rối nhiễu tâm lý. Hơn nữa, Đan Phượng là một huyện ngoại thành Hà Nội với nghề chính vẫn là làm nông nghiệp do vậy, ngoài thời gian học tập các em còn phải phụ giúp gia đình trong vấn đề làm kinh tế, do vậy, các em cũng ít có thời gian để tham gia vào những thú vui vô bổ hơn. Tuy nhiên, với tỷ lệ 6,0% khách thể

72

khảo sát vẫn lựa chọn phương thức này cho thấy, đây là một tỷ lệ thấp nhưng không phải là không có. Đây là những em rất cần được quan tâm nâng đỡ về mặt tâm lý.

Bảng 3.9: Phương thức giải quyết khó khăn tâm lý của HS (theo giới tính)

Stt Phương thức giải quyết Giới tính Nam (%) Nữ (%)

1 Âm thầm chịu đựng 47.1 37.2

2 Tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định giải quyết vấn đề 59.7 62.8

3 Buông xuôi, không làm gì cả 17.8 11.1

4 Tìm mọi cách để quên đi vấn đề 14.7 10.5

5 Chia sẻ với người khác 64.4 70.0

6 Chia sẻ với người thân trong gia đình 51.8 58.5

7 Đến các trung tâm TVTL 28.3 36.3

8 Đến phòng TLHĐ trong trường học 36.1 34.2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Không biết cách giải quyết (rơi vào trạng thái bế tắc) 15.2 16.6

Từ bảng số liệu trên, chúng tôi thấy, có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ khi lựa chọn phương thức giải quyết khó khăn tâm lý. Ở phương án được nhiều học sinh lựa chọn “tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề” thì có 62,8% khách thể lựa chọn là nữ, 59,7% khách thể lựa chọn là nam. Phương án “chia sẻ với người khác” có 64,4% số lựa chọn là các bạn nam; 70,0% số lựa chọn là các bạn nữ. “Chia sẻ với người thân trong gia đình” có 51,8% học sinh nam lựa chọn; 58,5% học sinh nữ lựa chọn. “Âm thầm chịu đựng” có 47,1% học sinh nam lựa chọn; 37,2% học sinh nữ lựa chọn. Một điều đáng lưu ý là, ở các phương án lựa chọn liên quan đến trung tâm tư vấn tâm lý hay đến phòng tâm lý học đường trong trường học, có tổng số học sinh lựa chọn ít, đồng thời số học sinh nam và học sinh nữ lựa chọn phương án này chênh lệch nhau không nhiều. Điều đó cho thấy, công tác tư vấn học đường hiện tại ở các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng còn đang bỏ ngỏ và có những hạn chế.

73

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 73)