Nhu cầu của học sinh về hình thức trợ giúp tâm lý học đường

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 92)

Qua những số liệu thu thập được cho thấy, các em có nhu cầu về trợ giúp tâm lý học đường. Vậy, các em mong muốn công tác này sẽ được diễn ra

89

với loại hình cụ thể nào. Chúng tôi đã đưa ra một số loại hình dịch vụ để các em lựa chọn:

Bảng 3.19: Nhu cầu của HS với các loại hình tổ chức của hoạt động trợ giúp TLHĐ

Stt Loại hình tổ chức Mức độ mong muốn Rất mong muốn Mong muốn Bình thường Không mong muốn Sao cũng được ĐTB Xếp hạng

1 Trợ giúp, tư vấn trực tiếp tại

phòng tư vấn 17.1 25.2 27.9 13.8 16.1 2.87 1 2 Tư vấn qua thư, điện thoại,

email, diễn đàn 15.7 29.5 32.2 11.8 10.9 2.72 4 3 Online chat (qua internet) 19.6 24.6 29.8 16.3 9.7 2.71 5 4 Tổ chức những buổi nói

chuyện chuyên đề về tâm lý cho học sinh

18.8 33.7 26.0 11.8 9.7 2.59 7

5 Có những buổi giao lưu sinh hoạt tập thể để học sinh có thêm kiến thức về tâm lý

22.3 37.0 22.1 9.3 9.3 2.46 9

6 Cấp phát cho học sinh tài liệu tham khảo về các vấn đề tâm lý con người nói chung và tâm lý học sinh nói riêng

21.9 32.6 28.9 7.9 8.7 2.49 8

7 Sinh hoạt dưới dạng các

nhóm, các câu lạc bộ tâm lý 14.9 30.8 32.4 10.7 11.2 1.72 4 8 Tổ chức tham vấn tâm lý cho

từng cá nhân 19.8 24.0 29.8 13.0 13.4 2.76 2 9 Hoạt động tư vấn diễn ra liên

tục trong cả năm học 17.2 22.5 28.7 19.0 12.6 2.60 6 10 Hoạt động tư vấn định kỳ vào

những thời điểm nhất định nào đó trong năm

90

Hình thức đôi khi rất quan trọng, nó có thể quyết định chất lượng nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng. Như trong các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường là một ví dụ: cần có sự trợ giúp cá nhân cho những thân chủ nhút nhát; với những thân chủ này, nếu dùng hình thức trợ giúp nhóm có khi không thực hiện được do họ sợ bộc lộ mình trước người khác; nếu khách thể là trẻ vị thành niên, hình thức trợ giúp nhóm thường thu được thành công cao vì các em có khả năng hòa nhập rất tốt khi ở trong nhóm, đồng thời, các em có thể đồng cảm và hiểu nhau nhanh chóng. Song còn phụ thuộc vào nội dung trợ giúp để quyết định hình thức, vd: trợ giúp những khó khăn có liên quan đến chuyện tế nhị thì cần một không gian riêng, kín đáo để thân chủ bộc lộ, chia sẻ,… thân chủ không thể làm điều đó nếu có nhiều người cùng tham gia.

Ba loại hình đầu tiên trong bảng đưa ra nhằm tìm hiểu xem giữa hai hoạt động trợ giúp: trợ giúp trực tiếp và trợ giúp gián tiếp, các em thích loại hình nào hơn. Kết quả cho thấy, các em mong muốn được trợ giúp gián tiếp qua thư, điện thoại, hoặc online chat qua internet hơn. Một khách thể đã giải thích khi chúng tôi hỏi “tại sao bạn lại thích sử dụng hình thức này?” : “thời

gian ở trường của em chẳng có lúc nào rỗi cả, mà lên phòng tư vấn thì lỡ đâu các bạn biết được, nếu đi đến trung tâm tư vấn, em cũng sợ câu chuyện của mình bị tiết lộ. Em thích về nhà rồi gọi điện, như vậy, sẽ không ai biết là em phải đi nhờ vả người khác giúp đỡ khi có khó khăn và em là người đang có vấn đề”. Mong muốn

này của các em cũng phù hợp với thời gian học tập của các em, song, việc các em lo lắng có khi có người biết mình cần đến sự hỗ trợ tâm lý cho thấy tâm trạng bất an, sợ người khác chê cười, đánh giá. Như vậy, nhà tâm lý học đường cần có kế hoạch cụ thể để chứng minh cho các em thấy rằng: hoạt động trợ giúp tâm lý là hoạt động khoa học, trợ giúp cho nhiều người, ai cũng có quyền đến và không phải xấu hổ vì phải cần đến sự trợ giúp, phải cho các em thấy được lợi ích của hoạt động để các em tự tìm đến khi bản thân thấy cần có sự trợ giúp.

91

Bảy loại hình trợ giúp tiếp theo là những hình thức cụ thể của hoạt động trợ giúp. Trong đó có ba loại hình được các em lựa chọn nhiều, có điểm trung bình không chênh nhau nhiều lắm; “tổ chức tham vấn tâm lý cho từng cá nhân” xếp thứ nhất (ĐTB 2.76); hoạt động tư vấn định kỳ vào những thời điểm nhất định nào đó trong năm, xếp thứ hai (ĐTB 2.73); sinh hoạt dưới dạng các nhóm, câu lạc bộ tâm lý, xếp thứ ba (ĐTB 2.72).

Tâm lý của các em học sinh trong giai đoạn này đang có những biến chuyển để “trở thành người lớn” do vậy, những vấn đề liên quan đến các em, hầu như các em đều mong muốn được tự giải quyết hoặc giữ bí mật. Chính vì lý do đó, các em cũng mong muốn được “tổ chức tham vấn tâm lý cho từng cá nhân”. Điều đó có nghĩa là, các em không mong muốn bộc lộ mình, hay, để cho người khác biết cuộc sống của mình đang có những lo lắng, bất an. Bên cạnh đó, các em cũng muốn sẽ được tham gia những buổi sinh hoạt tập thể để có thêm kiến thức tâm lý. Điều này cho thấy, giữa các học sinh có tính liên kết mạnh mẽ, cùng muốn được tham gia những sự kiện cùng nhau. Như thế, vừa thỏa mãn được nhu cầu muốn được giao tiếp của học sinh vừa thỏa mãn được nhu cầu mong muốn có thêm kiến thức tâm lý. Ngoài ra, các em cũng còn có tâm lý e ngại khi đến gặp nhà tâm lý vì sợ gặp các bạn quen biết mình, nhưng, trong các buổi giao lưu như vậy, các em có thể cùng nhau đưa ra những thắc mắc, như vậy, các em cảm thấy tự tin và thoải mái hơn. “Nếu trong

trường hợp sinh hoạt tập thể, mọi người cùng đưa ra câu hỏi sẽ dễ hơn” (D.T.H.H. nữ, lớp 11A10, trường THPT Đan Phượng), cũng theo em này cho biết: “khi tham gia thảo luận, có các bạn, em thầy yên tâm hơn, tự tin hơn, nếu chỉ có một mình em với nhà tâm lý em thấy căng thẳng và có lẽ là họ sẽ cho rằng, em bị dở hơi”. Tuy nhiên, lựa chọn hình thức trợ giúp theo nhóm hay trợ giúp cá nhân

là do nhận thức và suy nghĩ của từng học sinh.

Ở câu tìm hiểu về thời gian tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý cho thấy rõ, các em muốn được tổ chức hoạt động tư vấn định kỳ vào những thời điểm nhất định nào đó trong năm (ĐTB 2.73). Ở lựa chọn “hoạt động tư vấn

92 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

diễn ra liên tục trong cả năm học” cho thấy các em còn có nhiều băn khoăn lưỡng lự. Có sự băn khoăn lưỡng lự này là do các em chưa được biết đến, hoặc tiếp xúc với hoạt động này bao giờ nên không biết được thời điểm nào là thích hợp. Khi được tiến hành phỏng vấn, đã có nhiều khách thể tỏ ý không muốn trả lời câu hỏi này vì các em chưa tiếp xúc thực tế với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường cụ thể.

Như vậy, cần có một sự định hình cho các em về nội dung của các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường thật cụ thể để từ đó có thể nhìn nhận về các hoạt động này một cách đầy đủ và có thể lựa chọn cho mình một loại hình nào đó để tham gia. Khi làm so sánh nhu cầu lựa chọn loại hình trợ giúp của học sinh hai trường với nhau, kết quả thu được không có mấy sự khác biệt, không có ý nghĩa so sánh chứng tỏ nhu cầu về hình thức trợ giúp tâm lý của hai nhóm khách thể là như nhau: cùng mong chờ một hình thức tổ chức và nội dung trợ giúp tương đương nhau.

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 92)