Nhận thức của học sinh THPT về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 77)

Người thực hiện hoạt động trợ giúp tâm lý học đường ở đây là những nhà tâm lý được đào tạo kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực học đường, là những thầy cô giáo chuyên trách được đào tạo thêm các kiến thức về tâm lý học nhân cách, tâm lý học phát triển, kỹ năng tham vấn tâm lý….

Nhận thức của khách thể nghiên cứu về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường chính là nhận thức về hình ảnh của nhà tâm lý học đường, về công việc của họ và mức độ cần thiết của dịch vụ với bản thân khách thể nghiên cứu. Đây cũng là những nội dung sẽ được đề cập đến trong phần kết quả nghiên cứu này.

Tại cả hai địa bàn nghiên cứu, 100% khách thể đều trả lời rằng tại địa bàn nơi các em sinh sống và học tập chưa có phòng tư vấn tâm lý học đường, các em chưa được tiếp xúc với hoạt động trợ giúp tâm lý học đường và những hình thức trợ giúp tâm lý học đường này chưa được triển khai tại trường của các em.

Biểu đồ 3.5: Số lượng phòng tư vấn tâm lý học đường tại huyện Đan Phượng

Đây là một thực trạng chung đang diễn ra tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Hoạt động trợ giúp tâm lý học đường mới chỉ được triển khai tại một số trường học, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Tại những nơi mà hoạt động trợ giúp tâm lý học đường được triển khai, học sinh rất hào hứng khi tiếp cận và có những nhận thức rất đúng đắn về các hình thức trợ giúp tâm lý học đường. Đồng thời, hoạt động trợ giúp tâm lý

74

cho học sinh cũng đã thu được một số thành công nhất định. Song, tại những trường chưa có những hoạt động này thì nhận thức của học sinh sẽ như thế nào? Cụ thể là tại hai trường tiến hành nghiên cứu thực tiễn thì nhận thức của các em hiện nay ra sao? Chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn có biết về các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường không?”, kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 3.10: Mức độ nhận biết về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường

Stt Mức độ nhận biết Số lựa chọn Tỷ lệ (%) Xếp loại

1 Hoàn toàn không biết 289 65.0 1

2 Biết chút ít 160 31.0 2

3 Có biết 63 12.2 3

4 Biết rất rõ 4 0.7 4

Nhìn vào bảng kết quả khảo sát chúng ta thấy: 65,0% học sinh được khảo sát cho rằng các em “hoàn toàn không biết” gì về “sự có mặt” của các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường hoặc các mô hình phòng tư vấn tâm lý học đường đang được triển khai tại một số trường trung học phổ thông. Từ kết quả này cho thấy, công tác truyền thông về các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường trong trường học còn hạn chế. Hơn nữa, nó cũng phản ánh thực tại mô hình trợ giúp tâm lý học đường trong trường học chưa được triển khai tại nhiều trường trong cả nước.

Xếp ở vị trí thứ hai chiếm tỷ lệ 31,0% số học sinh cho rằng các em “ biết chút ít”, tiếp đến là 12,2% học sinh cho rằng các em “có biết” và cuối cùng là 0,7% học sinh cho rằng các em “biết rất rõ” về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.

Như vậy, có thể thấy, tại huyện Đan Phượng, phần lớn các em học sinh hoàn toàn không biết hoặc mới chỉ nghe nói đến các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường. Tuy nhiên, với 0,7% học sinh đã biết về hoạt động này cho thấy, dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng các em đã có nhu cầu tìm kiếm và biết đến các hoạt động hỗ trợ cần có dành cho học sinh hiện đang được triển khai thí điểm tại một số trường học trong cả nước. Đây là một tín hiệu khả quan cho việc triển khai xây dựng phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học.

75

Vậy, nếu các em “biết chút ít”, “có biết”, biết rất rõ” về các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường thì các em biết đến qua hình thức nào.? Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Bạn biết đến hoạt động trợ giúp tâm lý nào trong các hình thức sau?”. Kết quả điều tra cho thấy ở bảng sau:

Bảng 3.11: Các kênh thông tin giúp học sinh biết đến hoạt động trợ giúp TLHĐ

Stt Các phương án Tỷ lệ (%) Xếp loại

1 Qua bạn bè 25.0 3

2 Qua người thân trong gia đình, họ hàng 24.7 4

3 Qua thầy cô giáo 17.6 6

4 Qua internet 37.2 2

5 Các phương tiện truyền thông (đài, báo, TV…) 46.3 1

6 Trung tâm tư vấn tâm lý 23.3 5

7 Phòng tư vấn tâm lý trong trường học 0.6 7

Từ bảng số liệu chúng ta thấy, chiếm tỷ lệ lựa chọn nhiều nhất ở các em học sinh là phương án “qua các phương tiện truyền thông đại chúng”

(46,3%); xếp thứ hai là qua “internet” chiếm tỷ lệ 37,2%; xếp thứ ba là phương án “qua bạn bè” chiếm tỷ lệ 25,0%. Phương án có sự lựa chọn thấp nhất là “qua phòng tư vấn tâm lý trong trường học” chiếm tỷ lệ 0,6%.

Có thể thấy rằng, đại đa số các em học sinh huyện Đan Phượng biết đến hoạt động trợ giúp tâm lý học đường qua các phương tiện truyền thông đại chúng (đài, báo, TV….) bởi đây là kênh thông tin phổ biến gần như có mặt ở mọi gia đình ở huyện Đan Phượng. Do vậy, những thông tin, hình ảnh, bài viết,.. về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường được đăng tải trên các phượng tiện này được các em biết đến nhiều hơn các kênh thông tin khác.

Bên cạnh kênh thông tin truyền thông đại chúng, xếp thứ hai là “internet”. Các em học sinh tìm kiếm các hoạt động hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, giải trí….qua mạng internet ngày càng nhiều. Lựa chọn này cho thấy, khi có khó khăn tâm lý, các em đã biết cách tìm cho mình giải pháp tìm kiếm sự hỗ trợ an toàn, đáng tin cậy….để có thể tháo gỡ những khó khăn hiện có.

76

Phương án được các em chọn ít nhất là “thông qua phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học”. Điều này cho chúng ta thấy, công tác tư vấn tâm lý học đường trong trường học chưa được triển khai tại các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng do vậy, các em không biết đến các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường qua kênh thông tin này.

Từ kết quả nghiên cứu trên cho chúng tôi thấy, dù rằng phòng tư vấn tâm lý học đường chưa được thành lập trong các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng nhưng bằng các kênh thông tin khác nhau, một số không nhiều các em học sinh đã biết đến hoạt động trợ giúp tâm lý học đường. Để đánh giá mức độ cần thiết của từng hoạt động, nhằm tìm hiểu xem hoạt động nào được các em mong đợi, tìm hiểu nhận thức, nhu cầu của các em về các hoạt động này chúng tôi đưa ra năm hoạt động cụ thể của dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường để các em lựa chọn, kết quả cho thấy:

Bảng 3.12: Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của hoạt động trợ giúp TLHĐ (%)

Tt Các HĐTGTLHĐ Rất mong muốn (%) Mong muốn (%) cũng được (%) Không mong muốn (%) ĐTB Xếp hạng

1 Tham gia sàng lọc, chẩn đoán tâm lý để phân loại, tìm hiểu, đánh giá, vấn đề khó khăn tâm lý học sinh và lựa chọn phương pháp phù hợp để trợ giúp cho học sinh

20.3 38.2 33.7 7.8 2.23 5

2 Hoạt động dự phòng và phát triển tâm lý học đường nhằm hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng sống, phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, chẩn đoán sớm và hạn chế tối đa rối nhiễu tâm lý có thể có ở học sinh

12.4 44.6 32.9 10.1 2.40 1

3 Hoạt động tham vấn, tư vấn các vấn đề khó

khăn tâm lý cho học sinh 16.1 39.3 33.3 11.2 2.39 2 4 Hoạt động trị liệu tâm lý cho học sinh giúp học

sinh vượt qua các rối nhiễu, khó khăn tâm lý 20.3 38.2 33.7 7.8 2.28 4 5 Hoạt động điều phối: liên kết với những người

có chuyên môn, hiểu biết về tâm lý học đường để giúp đỡ học sinh vượt qua những khó khăn tâm lý.

77

Năm hoạt động này có mối quan hệ mật thiết, bổ sung và hỗ trợ cho nhau: hoạt động chẩn đoán tâm lý cho phép phát hiện những rối nhiễu tâm lý có thể có ở học sinh, phát hiện những nguy cơ rối nhiễu tâm lý tiềm ẩn trong học sinh, là cơ sở cho phép hoạt động dự phòng có các phương án (hướng dẫn cho học sinh kỹ năng sống, phát hiện, bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu) để phòng tránh, làm giảm nguy cơ có thể xảy ra rối nhiễu tâm lý nhiều nhất có thể. Trong trường hợp, học sinh có các vấn đề khó khăn tâm lý, hoạt động tham vấn, tư vấn tâm lý cho phép nhà tâm lý học đường trực tiếp giúp đỡ tâm lý cho học sinh. Trong trường hợp cần thiết, nhà tâm lý học đường có thể còn trở thành nhà tâm lý trị liệu cho học sinh nhưng hoạt động này không được ưu tiên nhiều so với các hoạt động khác do những hạn chế trong công việc không cho phép nhà tâm lý thực hành vai trò này một cách thường xuyên. Nếu vấn đề của học sinh vượt ngoài khả năng giải quyết của nhà tâm lý học đường, vượt ngoài phạm vi học đường, hoạt động điều phối cho phép nhà tâm lý học đường liên kết với nhà tâm lý khác nhằm đảm bảo việc trợ giúp cho học sinh đạt hiệu quả tối ưu nhất. Đối với một nhà tâm lý học đường, cả năm hoạt động này đều rất cần thiết, không thể thiếu hoạt động nào, đảm bảo năm hoạt động này diễn ra tốt đẹp, luôn bổ sung, trợ giúp cho nhau mới có thể duy trì được các hoạt động trợ giúp tâm lý tại các cơ sở đào tạo, củng cố vai trò của nhà tâm lý học đường trong trường học.

Trong năm hoạt động, hoạt động “đưa ra dự phòng cho những nhóm có nguy cơ” (ĐTB 2.40) được học sinh đánh giá là rất mong muốn so với các hoạt động còn lại (62,2% ý kiến học sinh cho là “rất mong muốn” và “mong muốn”). Theo các em, với hoạt động này, các em sẽ có thể khám phá ra những năng khiếu còn tiềm ẩn mà các em chưa biết, có thêm các kỹ năng sống, bổ sung thêm vào vốn kinh nghiệm còn ít ỏi của các em. Cũng trong hoạt động này, các em có thể được các nhà tâm lý học đường phát hiện sớm những rối nhiễu tâm lý nhờ thế mà sẽ có những phương pháp đối phó kịp thời, đảm bảo sự cân bằng tâm lý cho các em.

78

Hoạt động được cho là cần thiết thứ hai là “hoạt động tham vấn, tư vấn các vấn đề khó khăn tâm lý” được các em lựa chọn (ĐTB 2.39). Có rất nhiều ý kiến lý giải rằng: hiện tại, ở bản thân các em đang có nhiều những vấn đề tâm lý mà bản thân các em không thể tự mình giải quyết được. Các em rất muốn có một ai đó có thể giúp các em vượt qua được vấn đề đang tồn tại của chính mình. Ở hoạt động tham vấn, tư vấn này sẽ giúp các em hiểu được vấn đề thực tại của mình, từ đó các em sẽ có được những quyết định đúng đắn để giải quyết các tình huống mà các em gặp phải trong cuộc sống. Đây cũng là một hoạt động khá nổi bật, tạo nên sức hấp dẫn của hoạt động tham vấn tâm lý học đường với học sinh vì bản thân các em cũng đã quen với hình ảnh nhà tâm lý là người luôn đưa ra những giải đáp, giúp đỡ hoặc định hướng các phương án tháo gỡ các vấn đề khó khăn tâm lý trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Không chỉ riêng các em có nhận thức như thế về vai trò của nhà tâm lý mà đại đa số người dân trong đó có bố mẹ, người thân của các em cũng đã quen và biết tới vai trò này của nhà tâm lý.

Hoạt động được cho là mong đợi thứ ba là hoạt động “điều phối, phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức nhằm thiết kế chương trình phòng ngừa, can thiệp ở cấp độ trường học hoặc rộng hơn”.

Các đánh giá thu được trên đây là về mức độ cần thiết của từng hoạt động cụ thể dựa trên mục đích và tính thực tế mà nó mang lại cho học sinh. Hoạt động cần thiết nhất có thể không phải là hoạt động mà học sinh thích nhất. Tìm hiểu xem hoạt động nào được mong muốn nhất, kết quả cho thấy: hoạt động tham vấn, tư vấn các vấn đề khó khăn tâm lý được yêu thích nhất (41%), tiếp sau đó là hoạt động “tham gia, sàng lọc, chẩn đoán tâm lý” (21%); hoạt động dự phòng (21%), hoạt động trị liệu tâm lý (14,3%) và hoạt động điều phối (2,9%). Ngoài ra còn có nhiều khách thể không trả lời thích hoạt động nào vì thích cùng một lúc nhiều hoạt động, vì chưa thử xem thực tế những hoạt động đó ra sao nên không biết thích hoạt động nào hơn.

79

Qua những đánh giá của học sinh, chúng tôi thấy rằng, điều mà các em mong đợi ở hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là được hỗ trợ tâm lý, được các nhà tâm lý học đường tham vấn, tư vấn cho các em về những vấn đề tâm lý mà các em đang gặp. Như vậy, có thể thấy rằng, những khó khăn tâm lý của học sinh là không nhỏ, nhưng kỹ năng sống của các em còn hạn chế nên các em rất mong muốn có được một sự giúp đỡ mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp, khách quan và đảm bảo độ tin cậy…từ các nhà tâm lý học đường.

Các kết quả thu được có tỷ lệ phần trăm tương đối cao cho thấy sự tích cực cũng như là những nhu cầu đối với dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường của các khách thể nghiên cứu. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho các nhà tâm lý học đường khi triển khai các hoạt động của mình tại các cơ sở đào tạo, trường học…. chưa triển khai hoạt động này.

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)