Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 44)

●Tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng nghiên cứu thực tiễn.

● Thiết kế công cụ nghiên cứu

- Để thực hiện đề tài này, chúng tôi thiết kế một phiếu hỏi gồm 17 câu với 2 loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, được sắp xếp xen kẽ nhau.

Khối lớp Nam Nữ Tổng

Khối lớp 10 75 90 165

Khối lớp 11 63 109 172

Khối lớp 12 77 102 179

41

- Trong phiếu hỏi có yêu cầu ghi rõ giới tính (nam/nữ); lớp học (10; 11; 12); học lực (xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu) và mức sống gia đình (đầy đủ, tạm đủ, thiếu thốn)

●Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

- Thời gian: từ ngày 01/12/2011 đến 15/01/2012

- Địa điểm: trường trung học phổ thông Đan Phượng và trung học phổ thông Hồng Thái, thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

- Mẫu khảo sát: 516 học sinh nam và nữ thuộc cả ba khối lớp 10, 11, 12 của cả hai trường trung học phổ thông Đan Phượng và trung học phổ thông Hồng Thái – huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

- Cách tiến hành:

+ Giới thiệu, làm quen, sau đó chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra tìm hiểu nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông tại hai trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

+ Hướng dẫn cách làm phiếu điều tra.

+ Thu phiếu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi được Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo giúp đỡ rất nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được tiếp xúc với các em học sinh dễ dàng. Song, cũng có khó khăn, đó là do các em học sinh hiếu động, tò mò khi chúng tôi đến nên trong khi tiến hành nghiên cứu thực tế có nhiều khi bị gián đoạn.

●Xử lí số liệu nghiên cứu

- Về số lượng phiếu: Tại hai địa bàn nghiên cứu thực tế, chúng tôi đã phát ra 650 phiếu và thu lại được 516 phiếu.

- Qua những thông tin cá nhân mà khách thể nghiên cứu đã trả lời trong bảng hỏi, chúng tôi đã rút ra được một số đặc điểm của những khách thể này, cụ thể như sau:

42

Bảng 2.2:Tổng kết kết quả học tập của khách thể nghiên cứu (%)

Stt Học lực Tỷ lệ (%) 1 Xuất sắc 1.7 2 Giỏi 8.3 3 Khá 59.7 4 Trung bình 28.1 5 Yếu 2.1

- Về kết quả học tập: Trong số phiếu thu về có thể nhận thấy, số khách thể có học lực khá là chủ yếu, chiếm 59,7%; tiếp đến là số khách thể có học lực trung bình, chiếm 28,1%; còn lại, số khách thể có học lực giỏi (8,3%); số khách thể có học lực xuất sắc chiếm 1,7% và chỉ có một số ít khách thể có học lực yếu, 2,1%.

Như vậy, qua bảng tổng kết kết quả học tập cho thấy, các khách thể hoàn toàn có khả năng nhận thức tốt để trả lời các câu hỏi đã đưa ra trong bảng hỏi.

- Về hoàn cảnh gia đình: Với kết quả thu được từ phiếu trả lời của học sinh về mức sống của gia đình cho thấy: kinh tế gia đình của các khách thể nghiên cứu chủ yếu là đủ, ít có gia đình có gia đình có điều kiện kinh tế dư thừa. Số khách thể sinh trưởng trong gia đình có kinh tế đủ chiếm 57,6%; số hộ có kinh tế không đủ chiếm 6,0% và có 36,4% số gia đình có mức sống dư thừa.

43

Như vậy, có thể thấy rằng, đa số các em có điều kiện để học tập đầy đủ, chỉ có 6,0% là có điều kiện kinh tế gia đình không đầy đủ. Điều kiện kinh tế gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của các em.

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 44)