Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh đã sử dụng dịch vụ

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 85)

Bảng 3.14: Cảm nhận của học sinh khi được trợ giúp tâm lý

Stt Trợ giúp SLC Tỷ lệ (%)

1 Giúp bạn tự tìm ra cách giải quyết vấn đề 0 0

2 Đưa ra lời khuyên cho bạn 9 81.8

3 Giải quyết vấn đề giúp bạn 0 0

4 Không giúp đỡ được gì cho bạn 2 18.2

Qua bảng số liệu chúng ta thấy, trong tổng số 516 khách thể khảo sát có 9 khách thể trả lời rằng, bản thân các em có vấn đề khó khăn tâm lý và đã từng tìm đến hoạt động trợ giúp tâm lý. “Vì nhiều lý do nên bản thân em đã sử

dụng hình thức tư vấn tâm lý trực tuyến trên mạng internet” (V.T.T.H, nữ, lớp 10A9 trường THPT Hồng Thái). Và trong 9 học sinh này, khi được hỏi “trong quá trình trợ giúp tâm lý, các chuyên gia đã giúp gì cho các em”, kết quả thu được cho thấy, có 81,8% trong tổng số 9 học sinh cho rằng “các chuyên gia đưa ra cho em lời khuyên” và 18,2% học sinh cho rằng “các chuyên gia không giúp được gì” cho các em khi các em gặp khó khăn tâm lý. Điều này có thể lý giải rằng, khi có khó khăn tâm lý thì bản thân các em rơi vào trạng thái bối rối bất an, thêm vào đó là kinh nghiệm sống còn ít, lại thiếu thông tin về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường, do vậy, các em tìm đến với hình thức trợ giúp tâm lý nào mà các em cho rằng, an toàn với mình, với vấn đề của mình nhất. Cũng từ những sự lựa chọn của các em cho thấy rằng, phần lớn hoạt động trợ giúp tâm lý ở trong các trung tâm tư vấn hiện có ở nước ta chưa chuyên nghiệp. Hoạt động chuyên môn của các chuyên gia tâm lý trong các trung tâm còn hạn chế nếu không muốn nói là chưa được đào tạo bài bản. Thay vì tôn trọng thân chủ, giúp thân chủ phân tích và tìm ra bản chất khó khăn của mình thì chuyên gia tư vấn thường tư vấn cho các em trong vai trò là

82

một người “biết tất cả” rồi từ đó dựa trên kinh nghiệm của mình mà đưa ra cho các em lời khuyên.

Vậy, sau khi tiếp xúc với hoạt động trợ giúp tâm lý, vấn đề của các em đã được giải quyết như thế nào?

Bảng 3.15: Mức độ vấn đề đã được giải quyết từ sự trợ giúp của chuyên gia TVTL

Stt Mức độ vấn đề được giải quyết SLC Tỷ lệ (%)

1 Hoàn toàn được giải quyết 2 18.2

2 Giải quyết một phần 9 81.8

3 Không giải quyết được gì 0 0

Có 81,8% số học sinh đã từng tìm đến hoạt động trợ giúp tâm lý cho rằng vấn đề khó khăn tâm lý của các em mới chỉ được “giải quyết một phần” và 18,2% cho rằng khó khăn tâm lý của các em “hoàn toàn được giải quyết”. Qua kết quả thu được này, chúng tôi thấy rằng, hoạt động trợ giúp tâm lý cho các em, dù ở hình thức nào, mức độ trợ giúp cho các vấn đề của các em được đến đâu cũng đã thực sự cần thiết. Do vậy, rất cần thành lập phòng tâm lý học đường trong trường học để trợ giúp cho học sinh, giúp các em có được đời sống tâm trí ngày càng tốt hơn.

Từ kết quả thu được, dù rằng chỉ với 9 học sinh trong tổng số 516 em được khảo sát đã trả lời rằng, các em đã từng đi tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý từ các chuyên gia tư vấn tâm lý tại các trung tâm thông qua hình thức tư vấn gián tiếp (internet, chat online, viết thư cho chuyên mục tư vấn trên các báo…) cho thấy, ở học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng, đã có một số em có nhu cầu được trợ giúp, nâng đỡ về mặt tâm lý. Với mong muốn có thể triển khai mô hình phòng tư vấn tâm lý học đường vào trường học, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Bạn có muốn trường mình có phòng tư vấn tâm lý học đường không?” nhằm tìm hiểu nhu cầu thành lập phòng tư vấn học đường trong trường học ở các em, kết quả khảo sát cho thấy:

83

Bảng 3.16: Nhu cầu thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học

Stt Nhu cầu có phòng TVTLHĐ Tỷ lệ (%) Xếp hạng

1 Rất mong muốn 54.5 1

2 Mong muốn 27.3 2

3 Có cũng được, không có cũng chẳng sao 18.2 3

4 Không mong muốn 0.0 4

Qua bảng số liệu ta thấy: có 54,5% học sinh cho rằng “rất mong muốn” có phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học, xếp thứ nhất; 27,3% học sinh cho rằng “mong muốn” thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường, xếp thứ hai; 18,2% học sinh cho rằng “có cũng được, không có cũng chẳng sao” và không có học sinh nào trả lời “không mong muốn” có phòng tư vấn tâm lý học đường. Như vậy, phần lớn các em học sinh đều nhận thức được rằng hoạt động tham vấn đối với các em là “có cần thiết” và “rất mong muốn” có phòng tư vấn tâm lý học đường trong trường học.

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)