Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 47)

2.3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn. - Là phương pháp nghiên cứu bằng cách sử dụng các câu hỏi đã được thiết kế sẵn từ trước nhằm thu thập ý kiến chủ quan của một số đông người để nghiên cứu về một vấn đề hay hiện tượng nào đó và yêu cầu số đông đó lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất với quan điểm của họ bằng cách đánh dấu “X” ở ô bên cạnh, hoặc đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân mình cho vấn đề hoặc hiện tượng đã được đưa ra.

44

-Mục đích: với phương pháp này, nhà nghiên cứu có thể thu thập được thông tin một cách nhanh chóng, phù hợp với thời gian nghiên cứu ngắn.

- Tiêu chí để xây dựng bảng hỏi gồm:

+ Tìm hiểu, đánh giá thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh tại địa bàn nghiên cứu

+ Tìm hiểu nhận thức của học sinh về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường + Tìm hiểu thực trạng sử dụng các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại địa bàn nghiên cứu

+ Tìm hiểu nhu cầu của học sinh với hoạt động trợ giúp tâm lý học đường + Tìm hiểu nội dung trợ giúp tâm lý học đường mà học sinh muốn được tiếp cận + Tìm hiểu hình thức trợ giúp tâm lý mà học sinh muốn sử dụng.

- Cách tiến hành: Để nghiên cứu nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng, chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu hỏi. Phiếu hỏi gồm 17 câu với 2 loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, được sắp xếp xen kẽ nhau. Khi soạn thảo các câu hỏi chúng tôi cố gắng tuân thủ các yêu cầu: rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, các ý kiến bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin đích thực về hiện trạng cần nghiên cứu.

2.3.2.2.Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn là phương pháp trong đó nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu cùng nhau trao đổi, trò chuyện về các vấn đề có liên quan. Thông qua đó có thể rút ra các khuynh hướng, quan điểm tư tưởng cũng như những đặc trưng tâm lý nổi bật của đối tượng.

-Mục đích: trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích sau:

Trước khi tiến hành nghiên cứu, việc tiếp cận phỏng vấn một số em học sinh giúp chúng tôi có thể xác định được vấn đề cần nghiên cứu,cũng như xây dựng bảng hỏi điều tra.

45

Sau khi có kết quả điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 30 em học sinh thuộc cả hai trường với mục đích kiểm chứng lại một lần nữa tính chính xác của kết quả nghiên cứu và làm rõ thêm một số vấn đề mà bảng hỏi chưa thể hiện rõ. Ví dụ như: ở một số câu hỏi mở, chúng tôi muốn thu thập thêm ý kiến của các em, muốn các em giải thích rõ hơn về lý do vì sao các em lại lựa chọn phương án đó, từ câu trả lời của các em, chúng tôi sẽ sử dụng làm nguồn trích dẫn minh họa cụ thể, giúp đưa ra kết luận cho đề tài.

Nội dung của các câu phỏng vấn là những câu hỏi mở và cũng được xây dựng trên tiêu chí nhằm nghiên cứu nhu cầu của học sinh đối với các dịch vụ tâm lý học đường.

2.3.2.3.Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Tổng số phiếu điều tra hợp lệ mà chúng tôi thu được trong quá trình nghiên cứu là 516 phiếu. Chúng tôi sử dụng quy trình xử lý số liệu gồm: mã hóa và dán nhãn cho dữ liệu, nhập và hệ thống dữ liệu đã mã hóa, nhập các lệnh thống kê mô tả (tần xuất, quan hệ giữa các biến, trung bình…) từ đó có cơ sở để rút ra những kết quả nghiên cứu một cách chính xác và khách quan, giúp đưa ra những kết luận cuối cùng cho đề tài.

Tất cả các số liệu định lượng của để tài dùng trong phần trình bày kết quả nghiên cứu đều được chúng tôi xử lý tự động trong phần mềm SPSS16.0 như tần sất, điểm trung bình:

Đối với điểm trung bình, chúng tôi đánh giá các mức độ sau: ● Đối với các item có 3 phương án trả lời cho điểm 3,2,1

Mức độ cao: từ 3 đến >2 Mức độ vừa: từ 2 đến >1 Mức độ thấp: 1

● Đối với các item có 4 phương án trả lời cho điểm 4,3,2,1 Mức độ cao: từ 4 đến >2,7

46 Mức độ thấp: <1,3

● Đối với những item có 5 phương án trả lời, cho điểm 5,4,3,2,1 Mức độ cao: từ 5 đến >3,3

Mức độ vừa: 3,3 đến ≥ 1,7 Mức độ thấp: < 1,7

Kết luận chương 2

Để nghiên cứu vấn đề "Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội , chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn trong thời gian từ ngày 03/ 12/ 2011 đến ngày 15/ 01/ 2012 với mẫu khảo sát là 516 học sinh. Quy trình nghiên cứu được tiến hành đúng trình tự, đảm bảo tính khoa học. Đề tài sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để thu được kết quả khách quan và đáng tin cậy.

47

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)