Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 40)

Trong cuộc sống mỗi con người đều có rất nhiều nhu cầu khác nhau, từ nhu cầu cơ bản nhất (ăn, mặc, ở…) đến những nhu cầu cao hơn (được tôn trọng,

37

được thể hiện…). Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của cá nhân càng tăng, trong khi đó khả năng của con người là có giới hạn, do đó nếu có nhiều nhu cầu của cá nhân không được thỏa mãn sẽ dẫn tới stress, lo âu… Vì vậy xuất hiện nhu cầu cần được trợ giúp tâm lý, tham vấn tâm lý. Nhu cầu này chỉ được giải quyết khi có sự trợ giúp của nhà tham vấn được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp. Như vậy có thể thấy nhu cầu trợ giúp tâm lý là nhu cầu mong muốn được những nhà tham vấn giúp đỡ, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống mà chính bản thân cá nhân không tự mình giải quyết được.

Với những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi đầu thanh niên như: thời kì này sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh; hoạt động ngày càng phức tạp với những đòi hỏi ngày càng cao hơn: hoạt động học tập (áp lực học tập, lý tưởng lựa chọn nghề nghiệp…), hoạt động lao động, hoạt động XH…; đời sống xúc cảm, tình cảm rất phong phú và đa dạng (tình bạn trong bạn bè cùng tuổi, cùng giới phát triển mạnh; đặc biệt ở lứa tuổi này xuất hiện loại tình cảm rất đặc trưng đó là tình yêu trai gái với những biểu hiện phức tạp, không đồng đều…); do đó khi gặp những vướng mắc về các vấn đề trên các em rất mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ của người khác (nhất là người có kiến thức và kinh nghiệm như các nhà tham vấn tâm lý hoặc cha mẹ, thầy cô…) để tháo gỡ những khó khăn mà chính bản thân các em không tự giải quyết được.

Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông là quá trình học sinh mong muốn nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp, tích cực của nhà tham vấn nhằm giúp cho các em khai thác được những tiềm năng của bản thân, ứng phó một cách hiệu quả trước những khó khăn tâm lý mà các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, góp phần cân bằng, ổn định và phát triển nhân cách toàn diện của lứa tuổi này.

1.3.Các tiêu chí để đánh giá nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh

Để đánh giá nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông chúng tôi đưa ra ba tiêu chí:

38

● Nhóm học sinh có nhu cầu cao: đó là những học sinh đã tìm đến với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường hoặc có xu hướng sẽ tìm đến với các hoạt đông trợ giúp tâm lý học đường trong tương lai. Tần suất lựa chọn mong muốn và rất mong muốn được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh là hơn 60%.

● Nhóm học sinh có nhu cầu trung bình: đó là những học sinh còn lưỡng lự, băn khoăn khi tìm đến với các hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Tần suất lựa chọn nhu cầu cần được trợ giúp là 40% – 60 %.

● Nhóm học sinh có nhu cầu thấp: đó là những học sinh cho rằng, hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường là chưa thực sự cần thiết, các em sẽ chẳng gặp khó khăn gì trong việc tự giải quyết vấn đề của mình, các em có nhu cầu cần tới sự trợ giúp chưa cao. Tần suất lựa chọn mong muốn nhận được sự trợ giúp tâm lý là dưới 40%.

Dựa vào tiêu chí đánh giá này, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra thực tiễn để tìm hiểu nhu cầu cần được sự trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội.

Tóm lại: Tìm hiểu nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh tại một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng – thành phố Hà Nội được chúng tôi cụ thể hóa bằng các tiêu chí sau:

● Nghiên cứu thực trạng những khó khăn tâm lý của học sinh

- Thực trạng những khó khăn tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông - Các phương thức giải quyết những khó khăn tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông.

● Nhận thức của học sinh trung học phổ thông đối với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.

● Nhu cầu của học sinh trung học phổ thông đối với các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường

- Mức độ mong muốn nhận được sự trợ giúp từ hoạt động tư vấn tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông

39

- Nhu cầu của học sinh trung học phổ thông về nội dung trợ giúp tâm lý học đường - Nhu cầu của học sinh trung học phổ thông về hình thức trợ giúp tâm lý học đường - Nhu cầu của học sinh trung học phổ thông về địa điểm và thời gian được trợ giúp tâm lý

- Mong đợi của học sinh trung học phổ thông đối với các chuyên gia tư vấn tâm lý học đường.

Kết luận chương 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề "Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng – Hà Nội , chúng tôi đã rút ra được một số kết luận sau: - Nhu cầu là vấn đề được nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.

- Trong xã hội hiện đại, các hoạt động trợ giúp tâm lý ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tham vấn tâm lý là một quá trình phát triển, trong đó người tham vấn cung cấp cho khách hàng sự hướng dẫn, động viên, khuyến khích, sự thách thức và nguồn cảm hứng để họ giải quyết vấn đề của cá nhân, nhằm đạt được mục đích đề ra và tự nhận ra bản thân họ. Hay nói cách khác, tham vấn tâm lý là quá trình tạo khả năng cho một người để họ có thể phân tích được vấn đề và có được quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

- Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ, có nhiều thay đổi, song cũng là lứa tuổi có nhiều mâu thuẫn và nhiều khó khăn tâm lý ở các lĩnh vực khác nhau, vì vậy các em có nhu cầu được giúp đỡ từ người khác, nhất là các nhà tham vấn tâm lý chuyên nghiệp. Nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh trung học phổ thông là quá trình học sinh mong muốn nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp, tích cực của nhà tham vấn nhằm giúp cho các em khai thác được những tiềm năng của bản thân, ứng phó một cách hiệu quả trước những khó khăn tâm lý mà các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, góp phần cân bằng, ổn định và phát triển nhân cách toàn diện của lứa tuổi này.

40

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Trường trung học phổ thông Đan Phượng và trường trung học phổ thông Hồng Thái là hai trường trung học phổ thông thuộc huyện Đan Phượng – Thành phố Hà Nội. Trường trung học phổ thông Hồng Thái, với 15 năm phấn đấu và phát triển (1996 – 2012), năm học 2011 – 2012 trường có 1592 học sinh với 36 lớp. Trường trung học phổ thông Đan Phượng (1952 – 2012) với 60 năm xây dựng và trưởng thành, năm học vừa qua, trường vinh dự được nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Để đạt được thành tích này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của tập thể thầy cô giáo trong trường thì còn có sự đóng góp tích cực của toàn thể 1698 học sinh toàn trường (năm học 2011 – 2012). Trên cơ sở số học sinh của hai trường và trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 516 học sinh thuộc cả ba khối lớp của cả hai trường trung học phổ thông với số lượng như sau:

Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát

2.2. Quy trình nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

●Tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu chuyên môn nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng nghiên cứu thực tiễn.

● Thiết kế công cụ nghiên cứu

- Để thực hiện đề tài này, chúng tôi thiết kế một phiếu hỏi gồm 17 câu với 2 loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, được sắp xếp xen kẽ nhau.

Khối lớp Nam Nữ Tổng

Khối lớp 10 75 90 165

Khối lớp 11 63 109 172

Khối lớp 12 77 102 179

41

- Trong phiếu hỏi có yêu cầu ghi rõ giới tính (nam/nữ); lớp học (10; 11; 12); học lực (xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu) và mức sống gia đình (đầy đủ, tạm đủ, thiếu thốn)

●Tổ chức nghiên cứu thực tiễn

- Thời gian: từ ngày 01/12/2011 đến 15/01/2012

- Địa điểm: trường trung học phổ thông Đan Phượng và trung học phổ thông Hồng Thái, thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

- Mẫu khảo sát: 516 học sinh nam và nữ thuộc cả ba khối lớp 10, 11, 12 của cả hai trường trung học phổ thông Đan Phượng và trung học phổ thông Hồng Thái – huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

- Cách tiến hành:

+ Giới thiệu, làm quen, sau đó chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra tìm hiểu nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông tại hai trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

+ Hướng dẫn cách làm phiếu điều tra.

+ Thu phiếu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi được Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo giúp đỡ rất nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được tiếp xúc với các em học sinh dễ dàng. Song, cũng có khó khăn, đó là do các em học sinh hiếu động, tò mò khi chúng tôi đến nên trong khi tiến hành nghiên cứu thực tế có nhiều khi bị gián đoạn.

●Xử lí số liệu nghiên cứu

- Về số lượng phiếu: Tại hai địa bàn nghiên cứu thực tế, chúng tôi đã phát ra 650 phiếu và thu lại được 516 phiếu.

- Qua những thông tin cá nhân mà khách thể nghiên cứu đã trả lời trong bảng hỏi, chúng tôi đã rút ra được một số đặc điểm của những khách thể này, cụ thể như sau:

42

Bảng 2.2:Tổng kết kết quả học tập của khách thể nghiên cứu (%)

Stt Học lực Tỷ lệ (%) 1 Xuất sắc 1.7 2 Giỏi 8.3 3 Khá 59.7 4 Trung bình 28.1 5 Yếu 2.1

- Về kết quả học tập: Trong số phiếu thu về có thể nhận thấy, số khách thể có học lực khá là chủ yếu, chiếm 59,7%; tiếp đến là số khách thể có học lực trung bình, chiếm 28,1%; còn lại, số khách thể có học lực giỏi (8,3%); số khách thể có học lực xuất sắc chiếm 1,7% và chỉ có một số ít khách thể có học lực yếu, 2,1%.

Như vậy, qua bảng tổng kết kết quả học tập cho thấy, các khách thể hoàn toàn có khả năng nhận thức tốt để trả lời các câu hỏi đã đưa ra trong bảng hỏi.

- Về hoàn cảnh gia đình: Với kết quả thu được từ phiếu trả lời của học sinh về mức sống của gia đình cho thấy: kinh tế gia đình của các khách thể nghiên cứu chủ yếu là đủ, ít có gia đình có gia đình có điều kiện kinh tế dư thừa. Số khách thể sinh trưởng trong gia đình có kinh tế đủ chiếm 57,6%; số hộ có kinh tế không đủ chiếm 6,0% và có 36,4% số gia đình có mức sống dư thừa.

43

Như vậy, có thể thấy rằng, đa số các em có điều kiện để học tập đầy đủ, chỉ có 6,0% là có điều kiện kinh tế gia đình không đầy đủ. Điều kiện kinh tế gia đình cũng có thể ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của các em.

2.3. Các phương pháp nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Mục đích: Tìm hiểu, tham khảo, cố gắng nắm bắt những gì đã được đề cập từ trước đến nay từ các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các phương pháp có liên quan đến đề tài, các luận chứng để lý giải kết quả…

- Cách tiến hành: Đọc và phân tích các văn bản, tài liệu trong nước, ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bao gồm:

+ Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nhu cầu, nhu cầu tham vấn tâm lý, nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông.

+ Tham khảo các sách báo, tạp chí, giáo trình… có liên quan đến vấn đề nhu cầu, nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh. Phân tích và khái quát các công trình nghiên cứu, các luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề nhu cầu nói chung, nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh nói riêng.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.3.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn. - Là phương pháp nghiên cứu bằng cách sử dụng các câu hỏi đã được thiết kế sẵn từ trước nhằm thu thập ý kiến chủ quan của một số đông người để nghiên cứu về một vấn đề hay hiện tượng nào đó và yêu cầu số đông đó lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất với quan điểm của họ bằng cách đánh dấu “X” ở ô bên cạnh, hoặc đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân mình cho vấn đề hoặc hiện tượng đã được đưa ra.

44

-Mục đích: với phương pháp này, nhà nghiên cứu có thể thu thập được thông tin một cách nhanh chóng, phù hợp với thời gian nghiên cứu ngắn.

- Tiêu chí để xây dựng bảng hỏi gồm:

+ Tìm hiểu, đánh giá thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh tại địa bàn nghiên cứu

+ Tìm hiểu nhận thức của học sinh về hoạt động trợ giúp tâm lý học đường + Tìm hiểu thực trạng sử dụng các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường tại địa bàn nghiên cứu

+ Tìm hiểu nhu cầu của học sinh với hoạt động trợ giúp tâm lý học đường + Tìm hiểu nội dung trợ giúp tâm lý học đường mà học sinh muốn được tiếp cận + Tìm hiểu hình thức trợ giúp tâm lý mà học sinh muốn sử dụng.

- Cách tiến hành: Để nghiên cứu nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông huyện Đan Phượng, chúng tôi đã tiến hành xây dựng phiếu hỏi. Phiếu hỏi gồm 17 câu với 2 loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, được sắp xếp xen kẽ nhau. Khi soạn thảo các câu hỏi chúng tôi cố gắng tuân thủ các yêu cầu: rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, các ý kiến bao quát được phạm vi nghiên cứu, cung cấp được thông tin đích thực về hiện trạng cần nghiên cứu.

2.3.2.2.Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn là phương pháp trong đó nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu cùng nhau trao đổi, trò chuyện về các vấn đề có liên quan. Thông qua đó có thể rút ra các khuynh hướng, quan điểm tư tưởng cũng như những đặc trưng tâm lý nổi bật của đối tượng.

-Mục đích: trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích sau:

Trước khi tiến hành nghiên cứu, việc tiếp cận phỏng vấn một số em học sinh giúp chúng tôi có thể xác định được vấn đề cần nghiên cứu,cũng như xây dựng bảng hỏi điều tra.

45

Sau khi có kết quả điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã tiến hành phỏng

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 40)