Khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường”

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 29)

Trợ giúp tâm lý học đường là ứng dụng thực tế của tâm lý học học đường trong trường học. Nó có vai trò trung tâm là trợ giúp tâm lý cho học sinh, ban giám hiệu, giáo viên và cha mẹ học sinh. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm “trợ giúp tâm lý học đường” của Nguyễn Thị Minh Hằng: “Trợ giúp tâm lý học đường là một hệ thống ứng dụng các tri thức tâm lý học vào thực tiễn nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, tối đa giúp cho học sinh có thể tự quyết định hay giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống học đường của mình theo hướng tích cực để phát triển nhân cách toàn diện”.

1.2.4.1. Nội dung của “trợ giúp tâm lý học đường

Có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống ứng dụng tri thức tâm lý vào hoạt động trợ giúp tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi đưa ra quan điểm của Nguyễn Thị Minh Hằng về nội dung của hoạt động trợ giúp tâm lý học đường.

Theo Nguyễn Thị Minh Hằng, hoạt động trợ giúp tâm lý học đường được hình thành trong khuôn khổ của mô hình chăm sóc, trợ giúp y học – tâm lý – giáo dục – xã hội dành cho trẻ em nói chung và học sinh nói riêng với nhiệm vụ:

-Trợ giúp cho trẻ em có những khó khăn về y học, xã hội, tâm lý trong quá trình phát triển của mình.

26

-Ủng hộ các dự định, kế hoạch, các hoạt động, hứng thú của trẻ…để các em có điều kiện thực hiện chúng.

-Bảo đảm cho việc trẻ em được sống, vui chơi và học tập trong những điều kiện tốt, lành mạnh, có lợi cho sự phát triển về thể chất và tâm trí.

Các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường diễn ra ngay trong khuôn khổ của môi trường, mỗi cơ sở đào tạo, được ban giám hiệu quan tâm, tạo điều kiện và cung cấp đầy đủ những trang thiết bị thiết yếu để có thể tiến hành các hoạt động trợ giúp tâm lý.

Người thực hiện các hoạt động trợ giúp tâm lý cho học sinh được gọi là nhà tâm lý học đường. Nhà tâm lý học đường là những người được đào tạo chính quy về tâm lý.

Theo Nguyễn Thị Minh Hằng, nội dung các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường bao gồm 5 hoạt động cụ thể sau:

- Hoạt động chẩn đoán tâm lý học sinh: hoạt động này mang tính định hướng cho các nhà tâm lý học trong trường học. Hoạt động này nhằm:

● Chẩn đoán để lập hoặc bổ sung dữ liệu cho hồ sơ tâm lý học đường của học sinh. ● Chẩn đoán để xác định phương thức và hình thức giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó khăn trong học tập, trong giao tiếp và những khó khăn khác có liên quan.

● Chẩn đoán nhằm lựa chọn phương tiện, công cụ và hình thức trợ giúp học sinh trong quá trình học tập một cách phù hợp nhất.

- Hoạt động dự phòng và phát triển tâm lý: hoạt động này được tiến hành với tất cả học sinh trong trường học nhằm tạo ra những điều kiện tâm lý – xã hội thuận lợi để học sinh có thể phát triển tốt nhất về mọi mặt và nâng cao được chất lượng cuộc sống tinh thần của mình. Hoạt động này bao gồm các hoạt động cụ thể sau:

● Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh.

● Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở học sinh hoặc bồi dưỡng các nhân tài, thần đồng.

27

● Chẩn đoán sớm các rối nhiễu tâm lý có thể xuất hiện ở học sinh. ● Hạn chế đến mức tối đa các rối nhiễu tâm lý học đường ở học sinh.

- Hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý cho học sinh, giáo viên và phụ huynh: đặc thù của tham vấn, tư vấn tâm lý học đường thể hiện ở đối tượng được tham vấn, tư vấn gồm có học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. Đồng thời thể hiện ở nội dung tham vấn là các vấn đề liên quan đến học tập và các mối quan hệ trong trường học. Trong các đối tượng trên thì đối tượng thường được tham vấn là các em học sinh. Tuy nhiên, nhiều khi các em tìm đến với hoạt động trợ giúp tâm lý để được tham vấn không phải xuất phát từ nhu cầu của các em mà do yêu cầu của giáo viên hoặc phụ huynh.

- Hoạt động trị liệu tâm lý: với hoạt động này, nhà tâm lý học đường trở thành nhà trị liệu cho học sinh, giúp học sinh vượt qua các rối nhiễu tâm lý. Song, đây không phải là một nhiệm vụ ưu tiên của nhà tâm lý học đường. Bởi vì, chỉ một mình nhà tâm lý học đường thôi thì không đủ thẩm quyền, chuyên môn để tiến hành công việc này. Hơn nữa, số lượng học sinh trong trường rất nhiều nên không thể tiến hành được hoạt động này. Ở một số quốc gia khác, hoạt động này được xếp vào giới hạn chuyên môn của nhà tâm lý học đường. - Hoạt động điều phối: với hoạt động này, học sinh, phụ huynh, giáo viên sẽ nhận được sự giúp đỡ về xã hội – tâm lý của các cơ sở trợ giúp ngoài khuôn khổ trường học. Hoạt động này chỉ diễn ra khi học sinh, giáo viên, phụ huynh cần sự trợ giúp đặc biệt vượt ra ngoài chức năng, thẩm quyền của nhà tâm lý học đường; khi bản thân nhà tâm lý học đường không đủ kiến thức, kinh nghiệm để trợ giúp học sinh; khi nhà tâm lý học đường gặp một vấn đề nào đó mà sự giải quyết vấn đề ấy chỉ có thể thực hiện được khi ở ngoài không gian học đường, ngoài các mối quan hệ học đường.

1.2.4.2. Những yêu cầu chuyên môn cần có của nhà tâm lý học đường

Tại Việt Nam, việc đào tạo chuyên môn thực hành để ra làm chuyên về Tâm lý học đường còn rất hạn chế. Theo Đinh Phương Duy trong “Định hướng cho công tác tư vấn học đường” [36 tr.490] thì chân dung nhà tâm lý

28

học đường được xem xét với hai cấu trúc: những đặc điểm về giá trị và những đặc điểm về năng lực hoạt động, cụ thể như sau:

-Những đặc điểm về giá trị, gồm:

+ Nhà tư vấn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự ra quyết định tốt nhất của thân chủ.

+ Nhà tư vấn thông cảm và chấp nhận vô điều kiện đối với những cảm xúc và tình cảm của thân chủ.

+ Nhà tư vấn có thái độ nhiệt tình với thân chủ. + Nhà tư vấn phải tôn trọng thân chủ.

+ Quan tâm đến thân chủ, tỏ lòng chân thành chia sẻ, giúp đỡ thân chủ. + Nhà tư vấn phải xem sự giúp đỡ như là nhu cầu của mình.

+ Nhà tư vấn phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp. -Những đặc điểm về năng lực, gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về tri thức: phải nắm vững tri thức tâm lý học, giáo dục học. Có hiểu biết nhất định về kinh tế - văn hóa – xã hội – pháp luật.

+ Có kỹ năng tư vấn, tham vấn tâm lý như :kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát, kỹ năng thảo luận, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi…

+ Kinh nghiệm trong tư vấn, tham vấn: kinh nghiệm được hình thành từ sự trải nghiệm.

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 29)