Nhu cầu của học sinh về nội dung trợ giúp tâm lý học đường

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 87)

Trong phần tìm hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh và trong các số liệu vừa thống kê được từ kết quả khảo sát của đề tài cho chúng ta thấy những khó khăn tâm lý và nội dung học sinh mong muốn được trợ giúp tương quan và logic với nhau:

Bảng 3.17: Nhu cầu của HS về nội dung cần trợ giúp tâm lý

Nhóm khó khăn tâm lý

Stt Nhu cầu trợ giúp tâm lý

Mức độ mong muốn ĐTB Rất mong muốn (%) Mong muốn (%) Bình thường (%) Không mong muốn (%) Sao cũng được (%) Học tập

1 Giúp bạn thư giãn tinh thần

sau những giờ học căng thẳng 37.4 35.9 16.5 1.6 8.7 2.08 2 Giúp bạn cách tăng khả năng

chú ý vào bài học trên lớp 51.0 31.6 10.1 1.6 5.8 1.79 3 Giúp bạn cảm thấy bớt áp lực

trong học tập 40.5 37.2 15.5 1.0 5.8 1.94 4 Giúp bạn tìm ra phương pháp

84

Mối quan hệ

5 Giúp bạn có khả năng thiết lập mối quan hệ với thầy cô giáo, bạn bè và các thành viên trong gia đình

32.4 33.1 25.2 1.4 7.9 2.19

6 Giúp bạn phát triển các kỹ

năng 44.4 34.7 12.4 2.3 6.2 1.91

7 Giúp bạn biết cách duy trì,

điều hòa mối quan hệ đã có 28.9 38.2 20.5 3.3 9.1 2.25 8 Giúp bạn biết cách cải thiện

mối quan hệ có vấn đề 30.4 33.1 21.9 3.9 10.7 2.31 9 Giúp bạn biết cách tự giải

quyết các mâu thuẫn nảy sinh

trong các mối quan hệ 34.5 39.3 16.3 2.9 7.0 2.08 Hướng

nghiệp

10 Giúp bạn biết cách tự lựa chọn cho mình một nghành nghề phù hợp với bản thân

50.0 32.4 10.7 1.0 6.0 1.80 11 Cung cấp cho bạn thông tin

về các nghành nghề hiện tại 37.0 39.7 13.2 2.3 7.8 2.04 12 Giải thích cho bạn những thắc

mắc về vấn đề hướng nghiệp 35.1 37.6 18.8 2.1 6.4 2.07 13 Giúp bạn giải quyết các vấn

đề, mâu thuẫn nảy sinh trong khi hướng nghiệp

29.5 37.8 20.2 4.1 8.5 2.24 Bản

thân

14 Giúp bạn khám phá ra năng

lực còn tiềm ẩn của bản thân 42.6 39.1 10.3 1.4 6.6 1.90 15 Giúp bạn có thêm kỹ năng

sống 44.4 36.2 12.6 1.6 5.2 1.87

16 Giúp bạn hiểu tâm lý tính

cách của chính mình 45.9 33.1 12.6 2.7 5.6 1.88 17 Giúp bạn cải thiện bản thân,

khắc phục những nhược điểm tâm lý

46.5 34.5 10.9 3.9 4.3 1.84 18 Giúp bạn vượt qua những thời

điểm khó khăn tâm lý 42.8 33.7 14.7 3.9 4.3 1.94 19 Giúp bạn phát hiện ra những

rối nhiễu tâm lý và khắc phục chúng

34.1 39.5 14.5 4.3 7.6 2.11 20 Giúp bạn tự nhận ra nguy cơ

85

Trong những khó khăn tâm lý liên quan đến vấn đề học tập, các em gặp nhiều khó khăn liên quan đến việc tập trung chú ý trên lớp, khó ghi nhớ nội dung vừa học nên phải nỗ lực học bài ở nhà rất nhiều để hiểu nội dung đã học trên lớp. Theo chúng tôi nhận định thì đó là do phương pháp giảng dạy chưa hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh, hơn nữa, chính bản thân các em chưa có phương pháp học tập hợp lý nên hiệu quả học tập không như các em mong muốn. Nhận định này cũng phù hợp với mong muốn lớn nhất của các em trong lĩnh vực học tập là mong nhà tâm lý học đường giúp các em tìm được phương pháp học tập phù hợp và giải tỏa tâm lý học tập cho các em.

Tương tự, với những khó khăn tâm lý liên quan đến các mối quan hệ, các em mong muốn nhà tâm tâm lý học đường giúp các em có thêm các kỹ năng giao tiếp, giúp các em giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong các mối quan hệ. Như vậy, có thể thấy lại một lần nữa, nhu cầu giao tiếp của các khách thể nghiên cứu là rất lớn. Các em mong muốn có thêm kỹ năng giao tiếp để tiến hành giao tiếp được tốt hơn. Song, cũng nhận thấy rằng, trong khi tiến hành giao tiếp các em còn rất băn khoăn lo lắng về những điều có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp nên các em mong muốn nhà tâm lý học đường giúp các em “biết cách cải thiện mối quan hệ có vấn đề” (ĐTB 2.31, xếp thứ nhất); “giúp các em duy trì, điều hòa mối quan hệ đã có” (ĐTB 2.25, xếp thứ hai); “giúp các em biết cách thiết lập trong các mối quan hệ” (ĐTB 2.19) để từ đó các em tự tin hơn và giao tiếp tốt hơn.

Trong vấn đề hướng nghiệp, các em mong muốn nhà tâm lý học đường “giúp các em giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong khi hướng nghiệp” (ĐTB 2.24, xếp thứ nhất) sau đó là “giúp các em lựa chọn cho mình một nghành nghề phù hợp với bản thân” (ĐTB 1.80, xếp thứ hai); điều này cũng tương ứng với những khó khăn tâm lý trong khi hướng nghiệp đã được phân tích ở phần đầu chương này, đó là các em thấy khó khăn trong lựa chọn nghành nghề phù hợp và bị thiếu thông tin về nghành nghề. Qua kết quả này cho thấy, các em học sinh rất kỳ vọng vào các nhà tâm lý học đường, mong

86

muốn nhà tâm lý học đường sẽ giúp cho mình có thể tự lựa chọn một nghành nghề phù hợp với bản thân.

Như vậy, nội dung mong muốn trợ giúp liên quan đến vấn đề hướng nghiệp là rất lớn, có thể do hiện nay chưa có hoạt động nào hỗ trợ các em nên các em rất kỳ vọng vào hoạt động mới mẻ này.

Còn với chính bản thân học sinh, các em mong muốn nhà tâm lý học đường sẽ hỗ trợ các em điều gì? Qua bảng số liệu điều tra chúng tôi thấy, điều mà các em mong muốn nhất là “giúp các em nhận ra các nguy cơ rối nhiễu tâm lý và cách khắc phục chúng” (ĐTB 2.17, xếp thứ nhất). Điều này có thể thấy rằng, các em mong muốn có thêm kiến thức về tâm lý, nguy cơ rối nhiễu có thể xảy ra, để từ đó, các em có thể cân bằng cuộc sống của chính mình, tránh đẩy đến tình huống xấu nhất nếu như các em có các khó khăn tâm lý. Bên cạnh đó, các em cũng mong muốn nhà tâm lý học đường “giúp các em cải thiện bản thân, khắc phục những nhược điểm tâm lý”. Điều này cho thấy các em chưa hoàn toàn tự tin vào các đặc điểm nhân cách của mình; các em tự đánh giá những ưu, nhược điểm của bản thân mình và thấy chưa hoàn thiện. Ở lứa tuổi này, các em có thể tự đánh giá bản thân mình một cách tỉ mỉ sâu sắc do sự tự nhận thức, tự đánh giá phát triển một cách mãnh mẽ. Có lẽ nhờ sự tự nhận thức đó mà các em trở nên chủ động hơn khi tiếp cận với các hoạt động trợ giúp tâm lý, chủ động yêu cầu nhà tâm lý học đường giúp đỡ mình. Mong muốn tiếp theo của các em là “giúp các em hiểu được chính mình và có thêm kỹ năng sống”, điều này rất quan trọng, nó sẽ giúp các em tự tin hơn vào bản thân, vào khả năng của mình sẽ giải quyết được những khó khăn, những tình huống có vấn đề do đã được trang bị những kiến thức cần thiết.

Từ những mong muốn được trợ giúp này, các em sẽ trở nên trưởng thành hơn, thành thục hơn trong cuộc sống; nhân cách của các em cũng sẽ là những nhân cách tốt đẹp do được hình thành trong môi trường tốt, được tiếp thu những kinh nghiệm đúng và hình thành nên những cách ứng xử đúng.

87

Trên đây là những mong muốn của khách thể nghiên cứu trong từng lĩnh vực tâm lý và cũng là nhu cầu của các em về nội dung mong muốn được nhà tâm lý học đường trợ giúp. Dựa vào đây nhà tâm lý học đường có thể xác định rõ được mục tiêu, các công việc cụ thể sẽ tiến hành tại cơ sở. Những mục, nội dung mong muốn được giúp đỡ được học sinh đánh giá cao (trung bình từ 70%) trở nên. Qua đó có thể thấy, nhu cầu của khách thể đối với các hoạt động trợ giúp tâm lý học đường là rất lớn. Đây là một điều đáng mừng cho các nhà tâm lý học đường khi triển khai các hoạt động trợ giúp tai cơ sở đào tạo.

Một thực tế cho thấy, tại huyện Đan Phượng chưa có trường trung học phổ thông nào có phòng tâm lý học đường, do vậy, để có thể đáp ứng nguyện vọng của các em là điều còn hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu nhu cầu trợ giúp của các em trong tương lai và những nội dung các em hướng đến nếu như tổ chức các buổi nói chuyên chuyên đề, câu trả lời chúng tôi nhận được ở bảng kết quả sau:

Bảng 3.18: Các chuyên đề mà học sinh sẽ tham gia

Stt Các chuyên đề Phương án tham gia (%) Cần suy nghĩ (%) Không tham gia (%) ĐTB Xếp loại

1 Tình bạn, tình yêu, giới tính, gia đình 53.9 34.7 11.4 1.57 2

2 Sức khỏe sinh sản 70.9 20.9 8.1 1.37 4

3 Hướng nghiệp 28.5 41.1 30.4 2.01 1

4 Học tập 79.7 14.1 6.2 1.26 5

5 Khám phá bản thân 68.8 24.2 7.0 1.38 3

Từ bảng số liệu trên đây, căn cứ vào điểm trung bình cho thấy: nội dung các mong muốn khi tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề được ưu tiên hàng đầu là chuyên đề về các vấn đề hướng nghiệp, xếp thứ nhất; chuyên đề

88

tình bạn, tình yêu, giới tính, gia đình” xếp thứ hai; chuyên đề “khám phá bản thân” xếp thứ ba; chuyên đề “sức khỏe sinh sản” xếp thứ tư và cuối cùng là chuyên đề về các vấn đề “học tập”. Có thể nhận thấy, các chuyên đề các em lực chọn tham gia phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em. Cũng từ đây, các nhà tâm lý học đường xác định được nhu cầu của các em khi tiến hành các công việc cụ thể tại cơ sở đào tạo; biết cách làm mới nội dung, hấp dẫn các em tham gia và xây dựng được hình ảnh nhà tâm lý học đường tin cậy trong nhận thức của các em.

Xét theo khía cạnh các phương án lựa chọn, chúng tôi thấy, ở phương án “có tham gia” được các em lựa chọn nhiều nhất là chuyên đề “học tập”, chiếm tỷ lệ 79,7%. Điều này cho thấy, vấn đề quan tâm hàng đầu của các em vẫn là học tập. Các em mong muốn nhà tâm lý sẽ giúp mình tìm ra cách học tập hiệu quả. Học tập là tiền đề cơ bản cho nội dung hướng nghiệp, chọn nghề, do vậy, lựa chọn thứ hai của các em là chuyên đề “hướng nghiệp”. Các em mong muốn mình có cái nhìn tổng quát, hiểu biết hơn về các nghành nghề đang đào tạo tại Việt Nam, từ đó lựa chọn cho mình một nghành nghề phù hợp. Bên cạnh hoạt động học tập, các em cũng mong muốn được “tìm hiểu, khám phá bản thân”, giúp các ẹm hiểu được chính bản thân, hiểu được người xung quanh, lý giải được vì sao trong tình huống này bạn lại ứng xử như thế này nhưng bạn khác ứng xử lại khác. Khám phá bản thân giúp các em tự hoàn thiện nhân cách chính mình. Tiếp sau nữa là những chủ đề liên quan đến “sức khỏe sinh sản”, đây là một nội dung nhạy cảm và tế nhị, trong các nhà trường trung học phổ thông ở Việt Nam chưa đề cập đến một cách chuyên sâu, bài bản để các em hiểu được về giới tính của mình. Biết về “sức khỏe sinh sản” các em biết cách chăm sóc bảo vệ mình, để có một thể chất khỏe mạnh, tâm trí trong sáng.

Một phần của tài liệu Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh trong một số trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng - Hà Nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)