- Đối với dữ liệu sơ cấp: đầu tiên sử dụng phương pháp thống kê, phân tích các dữ liệu sơ cấp thu thập được đưa vào bảng; sau đó tiến hành tính toán và dùng phương
2007 2008 2009 Doanh thu tiệc cưới 435.427 564.324 674
3.2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
a. Đội ngũ lao động (phụ lục 6)
Bảng 3.4: Cơ cấu nhân viên theo trình độ tại bộ phận tiệc
Số lượng Tuổi TB Trình độ học vấn Trình độ ngoại ngữ Nam Nữ PTTH Dạy nghề TC CĐ ĐH A B C 14 3 28 1 0 4 7 5 1 8 8
(Nguồn: Khách sạn Hà Nội Daewoo)
Đội ngũ lao động bộ phận tiệc tại khách sạn Hà Nội Daewoo đa số đều là những người giàu kinh nghiệm, được trải qua nhiều cuộc đào tạo của khách sạn ở trong nước và ngoài nước (Hàn Quốc). Do đặc thù công việc như phải di chuyển bàn ghế,
Tất cả đội ngũ quản lý điều hành tại bộ phận tiệc đều có trên dưới 10 năm kinh nghiệm tại bộ phận hoặc lĩnh vực kinh doanh ăn uống. Họ có nhận thức, tư duy tốt về khả năng điều hành tác nghiệp tiệc nói chung và tiệc cưới nói riêng.
Nhân viên phần lớn có kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 5 năm, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được yêu cầu của khách. Điểm yếu của bộ phận, cũng là điểm yếu chung về nhân lực ngành du lịch Việt Nam hiện nay đó là trình độ ngoại ngữ. Hầu hết nhân viên chỉ biết 1 ngoại ngữ. Số nhân viên có trình độ tiếng Anh khá cũng không nhiều. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cũng như uy tín của khách sạn.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trước hết phải kể đến hệ thống phòng tiệc tại khách sạn. Hiện có tất cả 13 phòng sử dụng phục vụ tiệc. Đặc biệt tại tầng 1 của khách sạn thường xuyên tổ chức các bữa tiệc cưới lên tới 500 - 600 khách. Bên cạnh đó, khách sạn còn có bể bơi rộng nhất trong khu vực (80m), đủ sức phục vụ tiệc cưới ngoài trời với số lượng lên tới 1000 khách.
Ngoài ra hệ thống cơ sở vật chất phục vụ tiệc tại khách sạn cũng khá đồng bộ, sang trọng. Nhiều đồ dùng được nhập từ nước ngoài hoặc đặt riêng cho bộ phận tiệc như bàn, ghế... điều này tạo điều kiện tốt cho quá trình phục vụ tiệc cưới cũng như quá trình quản trị điều hành các hoạt động tác nghiệp tại tiệc cưới.
c. Trình độ tổ chức quản lý
Hình 3.1 cho ta thấy cơ cấu tổ chức quản lý bộ phận tiệc. Đứng đầu là giám đốc bộ phận tiệc, chịu trách nhiệm chung về hoạt động tổ chức và phục vụ tiệc. Sau khi
nhân viên bộ phận bán hàng thỏa thuận và thống nhất mọi điều khoản cần thiết về buổi tiệc, thông tin cần thiết sẽ được chuyển tới giám đốc bộ phận tiệc bằng văn bản cụ thể. Giám đốc bộ phận căn cứ vào những thông tin trên để lập kế hoạch phân công, bố trí nhân viên theo ca cho phù hợp, yêu cầu phòng nhân sự huy động nhân viên thời vụ nếu cần thiết. Các quản lý bộ phận tiệc được giám đốc phân công chịu trách nhiệm đối với mỗi buổi tiệc trong suốt quá trình chuẩn bị và phục vụ. Quản lý là người trực tiếp phân công công việc cho từng nhân viên cụ thể.
Giám đốc bộ phận là người chịu trách nhiệm chung và cao nhất, ngoài ra, toàn bộ nhân viên cũng có trách nhiệm đối với công việc mình được giao. Hình thức quản lý phân công gắn với trách nhiệm tạo tinh thần tự giác trong công việc của nhân viên, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, từ đó việc tổ chức phục vụ và điều hành tiệc cưới cũng được dễ dàng hơn.
d. Uy tín, thương hiệu của khách sạn và bộ phận tiệc
Uy tín và thương hiệu của khách sạn và bộ phận tiệc là một trong những lợi thế giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc. Việc khách sạn đã đoạt giải khách sạn tốt nhất Việt Nam năm 2003, gia nhập câu lạc bộ các khách sạn SRS-WORLHOTELS càng khẳng định uy tín và thương hiệu của khách sạn.
Bộ phận tiệc khách sạn được Chính phủ tin tưởng, tổ chức nhiều buổi tiệc, chiêu đãi rất quan trọng; được nhiều đại sứ quán tin tưởng và sử dụng dịch vụ tiệc, hội họp thường xuyên như đại sứ quán Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản...
Uy tín, thương hiệu của khách sạn và bộ phận tiệc đã giúp cho khách sạn nhận được nhiều hợp đồng tổ chức đám cưới với số lượng khách lên tới hàng nghìn người như: đám cưới của hoa hậu Dương Thùy Linh và một số bữa tiệc cưới khác…