0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nhận định về thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 74 -74 )

Tổ chứcKiểm tra

2.3.4. Nhận định về thực trạng quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới phương pháp dạy học

phương pháp dạy học

2.3.4.1. Mặt mạnh

Đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Bù Đăng là các thầy cô giáo có năng lực sư phạm và phẩm chất chính trị tốt, có uy tín trong tập thể sư phạm, có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải đổi mới PPDH, có cố gắng trong việc chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH. Chất lượng đội ngũ GV ở các trường tiểu học toàn huyện những năm học gần đây được lên. Không ít giáo viên giảng dạy có tâm huyết, chịu khó đổi mới PPDH làm nòng cốt để thực hiện yêu cầu đổi mới PPDH.

Bộ máy CBQL các trường tiểu học ngày càng được kiện toàn và củng cố. Nhiều CBQL đã tích cực theo học các lớp đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới. Phần lớn các HT là những người năng động, thực hiện tốt chức năng tham mưu cho các cơ quan, ban ngành cấp trên, biết tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương; phát huy được vai trò của các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cũng như các đoàn thể, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi

mới PPDH. Một số Hiệu trưởng quan tâm đến vấn đề tạo động lực cho bộ máy tổ chức hoạt động có hiệu quả; đặc biệt là hoạt động dạy học như bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ.

2.3.4.2. Mặt yếu

Đa số CBQL và GV đều nhận thức đúng về yêu cầu đổi mới PPDH. Thế nhưng một bộ phận CBQL và GV còn lúng túng, không biết phải bắt đầu đổi mới từ đâu, trong chỉ đạo chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa tìm ra biện pháp QL cụ thể để cải tạo hiện thực. Không ít GV còn hiểu đổi mới PPDH ở hình thức bên ngoài, mà chưa chú ý đến bình diện bên trong của PPDH là hiệu quả và sự phù hợp của các PP đối với nội dung và đặc thù môn học.

Công tác QL hoạt động giảng dạy của GV còn nhiều hạn chế. Việc tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho GV ở nhiều trường còn chậm chạp và dừng lại ở trình độ lý luận chung. Phần lớn GV có tuổi nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng lại không chịu khó nắm bắt ứng dụng CNTT. Các yếu tố tâm lý ngại khó khi đổi mới, dạy học đối phó với thi cử là rào cản đối với đổi mới PPDH. HT chưa có sự chỉ đạo kịp thời, thống nhất và phù hợp đối với đổi mới PPDH. Vấn đề tạo động lực cho người dạy và người học dù đã được quan tâm nhưng chưa được coi trọng đúng mức và kịp thời, chưa có chính sách tôn vinh xứng đáng những nhà giáo giỏi, chịu khó tìm tòi đổi mới PPDH. Nhiều HT chưa tạo ra môi trường thuận lợi cho GV, để GV đơn độc trong công cuộc triển khai đổi mới PPDH.

Đối với công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV, đại bộ phận GV chưa hướng dẫn cho HS nâng cao năng lực tự học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác cho HS; chưa giúp HS tiếp thu những phương pháp tự học để có thể tự học suốt đời; Hiệu trưởng nhiều trường tiểu học thiếu những biện pháp chỉ đạo cải tiến hình thức kiểm tra đánh giá HS làm hạn chế tác động đến đổi mới PPDH. Chưa chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả khai

động tối đa các điều kiện hỗ trợ cho đổi mới PPDH. Sự phối hợp giữa HT với Ban đại diện cha mẹ HS, Công đoàn và Chi Đoàn chưa thực sự đồng bộ, chưa phát huy hết năng lực và tác dụng của Đoàn trường trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và xây dựng trường học.

2.3.4.3. Thuận lợi

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, sự nghiệp GD&ĐT đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Môi trường pháp lý thể hiện quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về đổi mới giáo dục được thể hiện trong Luật Giáo dục 2009, trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chiến lược phát triển giáo dục. Tất cả các văn bản trên là những tiền đề quan trọng và thuận lợi cho tiến trình đổi mới PPDH.

Đổi mới PPDH là xu hướng hiện nay trên toàn thế giới. Đổi mới PPDH không chỉ là nỗi lo của ngành GD mà còn đang được dư luận quần chúng quan tâm, cha mẹ HS ngày càng chú ý đầu tư đến việc học của con cái. Ngành GD ở nhiều địa phương đã tổ chức nhiều hội nghị bàn về đổi mới PPDH và nhờ vào sự hỗ trợ tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng tác động làm nâng cao nhận thức của mọi người, tầng lớp nhân dân.

Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” của ngành GD & ĐT đã tác động rất lớn đến ý thức đổi mới PPDH. Bên cạnh đó là các chương trình xây dựng CSVC, kiên cố hóa trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia... từng bước tạo nên một trường học thân thiện, HS tích cực để các em coi trường học thật sự gần gũi, thân thiết, an toàn, hạnh phúc; để mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui.

2.3.4.4. Khó khăn

Dù đã thực hiện mạnh mẽ phong trào thi đua “Hai không” do ngành GD & ĐT phát động nhưng bệnh thành tích trong ngành của những năm trước đây đã ăn sâu trong nhận thức của nhiều CBQL và GV, tạo ra mâu

thực tiễn của nhà trường. Hệ thống QL, chỉ đạo, thanh tra chuyên môn ở một số trường còn cứng nhắc, máy móc, chưa tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo của GV.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo bậc tiểu học huyện Bù Đăng không đồng đều về năng lực, một bộ phận GV không bắt kịp yêu cầu đổi mới, năng lực tự bồi dưỡng còn yếu. CSVC kém mâu thuẫn với yêu cầu cao về phương tiện dạy học. Trình độ tin học còn hạn chế của đa số GV mâu thuẫn với yêu cầu ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH. Sự quan tâm đôi khi quá mức đối với việc học của con em mình cộng với sự hiểu biết không đầy đủ của các bậc cha mẹ HS về dạy học dẫn đến hiện tượng chạy trường, chạy lớp, học thêm tràn lan, làm hạn chế đổi mới PPDH. Đời sống của nhiều GV còn khó khăn, trong khi số tiết dạy của GV lại nhiều, nên GV ít có thời gian đầu tư thoả đáng cho việc đổi mới PPDH.

Công tác xã hội hoá giáo dục có những mặt chưa đều, chưa có sự phối hợp thường xuyên, liên tục giữa nhà trường và địa phương nên hiệu quả huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực phục vụ cho hoạt động dạy học còn thấp. Động cơ thái độ học tập của nhiều HS chưa thật tốt. HS vẫn còn quen với lối học thụ động, chưa sẵn sàng tham gia một cách tích cực, chủ động vào các nội dung học tập.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Sự nghiệp GD&ĐT ở huyện Bù Đăng được lãnh đạo các cấp quan tâm, hệ thống trường học được đầu tư xây dựng và quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của CNTT, một số trường tiểu học đã nối mạng Internet đây là cơ sở thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và phục vụ thiết thực cho yêu cầu đổi mới PPDH.

Thực trạng dạy học ở trường tiểu học huyện Bù Đăng còn nhiều bất cập cũng như vấn đề về PPDH. Phần lớn GV chỉ chú trọng đến việc truyền

thụ những tri thức khoa học, ít gắn với những ứng dụng thực tiễn, làm hạn chế việc phát triển toàn diện, tính tích cực và năng động của HS.

Mặc dù đã được đầu tư, đảm bảo các điều kiện CSVC - PTTB kỹ thuật để củng cố và nâng cao chất lượng dạy học, nhưng việc đổi mới PPDH còn chậm; công tác QL, điều hành, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận CBQL và GV còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Hầu hết các HT chưa có những biện pháp thích hợp, đồng bộ, hiệu quả; chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể cho hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường. Nhiều GV còn đơn độc trong việc triển khai đổi mới PPDH.

Để thực hiện đổi mới PPDH, Hiệu trưởng cần QL đồng bộ và toàn diện về các mặt hoạt động của tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường và các lực lượng giáo dục khác. Đặc biệt tăng cường quản lý hoạt động dạy của GV và học tập của HS, đồng thời đảm bảo các điều kiện về kinh phí, CSVC - PTTB phục vụ dạy học, quan tâm khuyến khích tạo động lực cho người dạy và người học.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 74 -74 )

×