Chấn chỉnh hoạt động các đoàn thể trong nhà trường 1 Mục tiêu biện pháp

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện bù đăng, tỉnh bình phước (Trang 106 - 109)

- Xây dựng kế hoạch quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của giáo viên.

3.3.6. Chấn chỉnh hoạt động các đoàn thể trong nhà trường 1 Mục tiêu biện pháp

3.3.6.1. Mục tiêu biện pháp

Phát huy vai trò tác dụng của Đội TNTP Hồ Chí Minh, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục động cơ, thái độ học tập, hình thành và phát triển phương pháp học tập tích cực cho HS. Tác động đến tổ chức Công đoàn, làm cho tổ chức này trở thành “đòn xeo” thật sự thúc đẩy về mặt chuyên môn góp phần giữ vững nề nếp dạy học và thúc đẩy đổi mới PPDH trong nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung thực hiện

* Quản lý việc lập kế hoạch, xây dựng các quy định nội bộ hướng dẫn thực hiện các hoạt động của các đoàn thể

Kế hoạch của các bộ phận trong NT phải cụ thể, phải nêu rõ chỉ tiêu phấn đấu nhằm thực hiện đổi mới PPDH; các kế hoạch phải có sự ăn khớp nhịp nhàng với nhau trên cơ sở dựa vào kế hoạch tổng thể chung của HT.

Kế hoạch của Đoàn, Đội phải đề ra các chỉ tiêu, thời gian thực hiện, biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện và kiểm tra phương pháp tự học của HS. Kế hoạch của Đoàn phải có chỉ tiêu cụ thể về số lần tổ chức hội thảo, sunh hoạt ngoại khóa, tổ chức nêu thành tích học tốt, dạy tốt...và phải gắn liền với kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của NT. Kế hoạch hoạt động của Công đoàn được xây dựng qua cơ chế hội nghị CBVC đầu năm học và phải nêu rõ các chỉ tiêu phát động thi đua học tốt, dạy tốt; các cuộc vận động quần chúng hăng hái thi đua thực hiện các mục tiêu, định mức đã đề ra nhằm đảm bảo nề nếp dạy học và thúc đẩy đổi mới PPDH, đặc biệt chú ý đến việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV, kiểm tra giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách đối với GV trong lúc họ thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH.

Các yêu cầu về đổi mới PPDH cần được cụ thể hóa thành quy định nội bộ, chú ý đến nề nếp sinh hoạt, học tập ở trường cũng như ở nhà, chú ý đến QL học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập, về tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đồng thời quy định rõ nhiệm vụ của GV chủ nhiệm, của Đội, của Đoàn; Công đoàn. Sau đó, HT xây dựng các quy chế phối hợp hoạt động đối với các tổ chức đoàn thể và ban hành quy định hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ đối với các tổ.

* Tổ chức, chỉ đạo hoạt động các đoàn thể

Chỉ đạo đội ngũ GVCN phối hợp với Ban chấp hành chi Đoàn, TPT Đội trong việc giáo dục rèn luyện ý thức, kỹ năng, thái độ sống và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chi đoàn tổ chức các tiết dạy thanh niên nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất thực hiện đổi mới PPDH, Đội tổ chức các hoạt động như Đố vui để học, Rung chuông vàng để phát huy tính tích cực chủ động, mạnh dạn của HS. Khi chỉ đạo hoạt động HT khuyến khích đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tạo nên sự phong phú đa dạng, lôi cuốn, hấp dẫn HS tham gia một cách tích cực, tự giác. Đặc biệt, tổ chức các hoạt động tham quan dã ngoại, các hình thức vui chơi giải trí bổ ích, các trò chơi dân gian để tạo môi trường thân thiện trong NT. Đồng thời kích thích HS ước muốn tìm tòi, ham hiểu biết, GD cho HS lòng say mê học tập, tham gia cải tạo các hiện tượng thực tiễn, có tình yêu đối với Bác, với Đảng, với Tổ quốc; hình thành cho HS

* Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá thi đua

Phải tiến hành kiểm tra, đánh giá xếp loại hàng tuần, sơ kết từng đợt thi đua, xếp loại vị thứ giữa các tập thể lớp, cá nhân HS trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH. Việc đánh giá phải công bằng, khách quan, phải dựa vào tiêu chí thi đua đã được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các mặt hoạt động theo dõi HS từ GV chủ nhiệm và tham khảo ý kiến của Ban chấp hành chi

đoàn trường và TPT Đội về mức độ tích cực tham gia các hoạt động. Cần chú ý khi xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua, HT có thể sử dụng mức độ định tính hoặc mức độ định lượng phù hợp tuỳ theo từng loại hình hoạt động, đồng thời cần vận dụng quan điểm quản lý chất lượng tổng thể vào việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, không để xảy ra tình trạng chạy theo thành tích.

Hiệu trưởng cần tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp của GV qua dự sinh hoạt lớp đột xuất, kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm,...Việc đánh giá, xếp loại GV chủ nhiệm cần dựa vào kết quả thi đua của lớp chủ nhiệm và các thông tin về sự tín nhiệm của đồng nghiệp, của các bậc cha mẹ HS.

Hiệu trưởng cùng với đại diện các đoàn thể trong NT thường xuyên kiểm tra theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện công việc của các tổ chức đoàn thể trong từng tuần. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch là cơ sở quan trọng để đánh giá thi đua của các cá nhân phụ trách tổ chức đoàn thể đó.

* Tạo động lực

Cần đánh giá cao vai trò của GV chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức đổi mới PPDH. Hiệu trưởng phải tạo điều kiện về mọi mặt để họ tích cực tham gia vào việc đổi mới PPDH. Đối với những người làm công tác đoàn thể, phần lớn là GV kiêm nhiệm chưa được đào tạo nghiệp vụ nên HT cần chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng nghiệp vụ hoạt động đoàn thể cho họ, hướng dẫn sử dụng các loại hồ sơ quản lý, tạo điều kiện cho họ tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể cho HS, kỹ năng xử lý các tình huống trong thực tế. Trong điều kiện kinh phí ngân sách cho các hoạt động còn eo hẹp, HT cần kêu gọi các lực lượng xã hội ngoài NT hỗ trợ kinh phí để họ tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt chú ý tạo điều kiện về thời gian, khen thưởng động viên kịp thời bằng vật chất lẫn tinh thần cho các cá nhân có thành tích xuất sắc đối với việc thực hiện đổi mới PPDH.

* Lưu ý khi sử dụng biện pháp

Về nguyên tắc tổ chức trong đơn vị, mối quan hệ giữa HT với Chủ tịch Công đoàn hay Bí thư chi đoàn là mối quan hệ phối hợp nhưng trong trường HT là người có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ trường tiểu học. Vì thế, HT phải chủ động về mặt QL điều hành các tổ chức, đồng thời là đầu mối khởi động mọi hoạt động, làm cho NT vận hành thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện bù đăng, tỉnh bình phước (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)