0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nội dung quản lý đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 28 -28 )

Tổ chứcKiểm tra

1.5.2. Nội dung quản lý đổi mới PPDH

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đổi mới PPDH. Phương pháp dạy học mới là phương pháp tích cực hoá người học. Đổi mới PPDH hướng vào hoạt động chủ đạo của HS, chống lại thói quen thụ động, đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, khả năng thích ứng cao trong nền kinh tế tri thức. Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng để vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm ham học cho HS. Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong quản lý, người Hiệu trưởng cần hình thành, phát triển, kích thích động cơ dạy của thầy và học của trò. Đó là: Một đổi mới cách dạy của thầy trên quan điểm đổi mới. Hai là đổi mới cách học của trò theo hướng chủ động, năng động, sáng tạo...Ba là tăng cường thực hành, thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành. Bốn là tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc. Đổi mới PPDH chỉ có thể thực hiện được khi nó trở thành hoạt động thường xuyên của nhà trường, của gia đình, của xã hội. Người Hiệu trưởng cần quản lý các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt các tổ chuyên môn, thông qua tổ chức để quản lý con người và công việc.

Quản lý việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH tuân thủ các bước của việc quản lý đổi mới PPDH. Từ việc xây dưng kế hoạch đến việc tổ chức bộ máy nhân sự, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và nắm bắt thông tin phản hồi.

Quản lý công tác xây dựng, phát triển đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. Đội ngũ giáo viên – yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ, đặc biệt là trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới PPDH có thể khẳng định rằng giáo viên vừa là

viên cần được đổi mới trước hết về nhận thức, sau đó cần được trang bị rất cơ bản về PPDH mà trước kia ở trường đại học đã bị mai một, cần đốt nóng thêm nhiệt huyết, say mê với nghề, xác định tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương học sinh và nâng cao khả năng tự học và sáng tạo. Trong công tác QL cần tạo ra cơ chế mới để động viên, thúc đẩy giáo viên tham gia vào công cuộc vận động này.

Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, CNTT góp phần đổi mới PPDH. Cơ sở vật chất trường học là tất cả các phương tiện vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục và giảng dạy. Cái lõi của cơ sở vật chất trường học là thiết bị dạy học. Quản lý nội dung này cần tuân thủ theo nguyên tắc về tính mục đích, tính kế thừa và phát triển, tuân thủ chu trình quản lý. Muốn quản lý tốt người Hiệu trưởng phải thường xuyên nâng cao nhận thức cho giáo viên đối với việc sử dụng thiết bị dạy học.

Quản lý việc kiểm tra đánh giá, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng và kỷ luật. Kiểm tra là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý. Chức năng kiểm tra là hệ thống nhằm xác định những chuẩn mực thành tựu khi đối chiếu với các mục tiêu đã được kế hoạch hoá, thiết kế một hệ thống thông tin phản hồi; so sánh thành tựu hiện thực với các chuẩn mực đã định, xác định những lệch lạc nếu có và đo lường ý nghĩa mức độ của chúng, tiến hành những hành động cần thiết đảm bảo rằng nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hiệu nghiệm và hiệu quả để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tổ chức phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” làm cho nó đi vào chiều sâu và có thêm những nhân tố mới đa dạng và phổ biến hơn trong tập thể giáo viên và học sinh. Phong trào này cũng chính là sự tích hợp của các hoạt động chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.

“Phương pháp quản lý giáo dục được hiểu là tổng thể những cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của chủ thể quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý” [24, tr.160]. Trong quá trình quản lý đổi mới PPDH, Hiệu trưởng linh hoạt sử dụng phối hợp các phương pháp quản lý sau:

* Phương pháp hành chính - pháp luật

Phương pháp hành chính - pháp luật là những tác động diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp bằng những quyết định dứt khoát của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính. Phương pháp này thể hiện sức mạnh của tổ chức, xác lập trật tự kỷ cương của nhà trường, bắt buộc mọi thành viên phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

* Phương pháp giáo dục - tâm lý

Phương pháp giáo dục - tâm lý là tổng thể những tác động đến đối tượng thông qua đời sống tâm lý cá nhân như tâm tư, tình cảm, ý thức và nhân cách nguyện vọng con người. Mục tiêu của phương pháp này dựa trên cơ sở các mối quan hệ liên nhân cách của con người, người quản lý khơi dậy lòng tự trọng và lương tâm nghề nghiệp, khai thác tiềm năng trí tuệ, ý thức trách nhiệm, kích thích sự say mê, sáng tạo của mỗi người khi thực hiện nhiệm vụ.

Đặc trưng của nó là tính thuyết phục, tác động vào ý thức của đội ngũ giáo viên và học sinh, làm cho họ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải đổi mới PPDH. Từ đó có thái độ đúng đắn và hành động phù hợp với yêu cầu đổi mới của nhà trường.

* Phương pháp kích thích

Phương pháp kích thích là sự tác động gián tiếp của nhà QL đến đối tượng thông qua các lợi ích kinh tế, tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng,

trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm hành động vì mục tiêu chung của nhà trường.

Trong thực tế, không ít Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giỏi, ra quyết định chuẩn xác, biết tổ chức khoa học, luôn coi trọng sự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn mực nhưng họ vẫn thất bại trong hoạt động quản lý của mình, chỉ vì họ không biết quan hệ với mọi người để khuyến khích, động viên, tạo động lực cho mọi thành viên cùng hoạt động. Chức năng kích thích, động viên quan tâm đến khía cạnh nhân văn của hoạt động quản lý. Mọi hoạt động chỉ có chất lượng và hiệu quả nếu con người có một động cơ rõ ràng, mạnh mẽ và sâu sắc, khơi dậy khát vọng hoạt động tích cực, sẵn sàng hiến dâng toàn bộ sức lực, vượt qua mọi trở ngại để tiến tới mục đích. Động lực chính là động cơ, là nhân tố thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động của mỗi người. Động cơ bắt nguồn từ nhu cầu. Vì vậy, để tạo động lực cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, Hiệu trưởng cần kích thích động cơ dạy của thầy và động cơ học của trò.

Làm thế nào để mục tiêu đổi mới PPDH trở thành nhu cầu của người dạy lẫn người học, người HT phải biết sử dụng, phối hợp các phương pháp, vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nhà trường; vừa tuyên truyền, thuyết phục, giải thích; vừa kết hợp các biện pháp hành chính quy định trách nhiệm của các chủ thể tham gia; vừa sử dụng các phương pháp khuyến khích vật chất và tinh thần nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành viên, lực lượng trong và ngoài nhà trường tích cực thực hiện đổi mới PPDH.

1.6. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 28 -28 )

×