0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Thực trạng quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của G

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 63 -63 )

Tổ chứcKiểm tra

2.3.3.3. Thực trạng quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của G

của GV

Nghiên cứu khảo sát về chất lượng dạy học của giáo viên tiểu học cũng như việc đổi mới PPDH của giáo viên, có nhiều lý do giáo viên đưa ra họ khó có thể có những tiết dạy tốt, dạy hay mà không sử dụng TBDH và các PTKT hiện đại trong quá trình dạy học. Hiệu trưởng ở các trường trong huyện đều chăm lo cho cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau : Ở một số lớp bố trí học sinh trong mỗi lớp khá cao (Có lớp đến 42 học sinh) và cách thiết kế bàn ghế học sinh ở lớp học chưa thoả mãn yêu cầu đổi mới. Các kỹ năng sáng tạo đồ dùng dạy học, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vẫn còn dừng ở các cuộc thi hay thao giảng mà thực chất chưa phát huy tác dụng. TBDH một mặt chưa được giáo viên khai thác triệt để, mặt khác chưa được trang bị đồng bộ, thêm vào đó một số giáo viên chưa có năng lực sử dụng TBDH hiện đại, do đó không

Tất cả các HT đều nhận thức được tầm quan trọng của CSVC - TBDH đối với yêu cầu đổi mới PPDH. Tuy nhiên, việc chỉ đạo sử dụng và bảo quản CSVC - TBDH chưa được quan tâm đúng mức. Phần đông GV có tâm lý ngại sử dụng TBDH, thói quen “dạy chay” vẫn còn khá phổ biến đối với GV, ngay cả ở các trường có tương đối đầy đủ CSVC - TBDH. Trong khi đó HT không tập trung chỉ đạo cho các tổ chuyên môn tập huấn nghiệp vụ về kỹ năng và phương pháp sử dụng TBDH, nhiều HT chưa kiên quyết trong việc áp dụng các tiêu chí thi đua phục vụ đổi mới PPDH.

Việc tổ chức sử dụng máy tính và phần mềm để khai thác các thông tin phục vụ đổi mới PPDH được hầu hết các HT quan tâm, nhưng cũng chỉ dừng lại ở một số công việc đơn giản. Việc trao đổi các thông tin, phổ biến sử dụng các phần mềm nhằm phục vụ cho đổi mới PPDH giữa các thầy, cô giáo với nhau còn hạn chế. Hầu hết HT các trường tiểu học đã tìm cách phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, nâng cao nhận thức của CBQL và GV của trường về đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên, ở một số trường xảy ra hiện tượng lạm dụng công nghệ, chú trọng việc trình diễn đã chuyển từ dạy học “đọc - chép” sang “nhìn - chép”. Nhiều HT quá nhấn mạnh đến việc ứng dụng CNTT, trong khi đó một số trường, HT lại chưa tập trung chỉ đạo việc khai thác CNTT vào dạy học một cách có hiệu quả.

Việc tổ chức hội thi GV dạy giỏi các cấp hay tổ chức thao giảng ở các trường đã khuyến khích sử dụng các giáo án có ứng dụng CNTT, tạo thành một phong trào thi đua trong trường. Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ tập trung vào một số GV nhất định, chưa được thực hiện rộng rãi trong mọi đối tượng. Việc chia sẻ các kinh nghiệm cũng như nội dung bài dạy có tích hợp ứng dụng CNTT giữa các GV, giữa các tổ chuyên môn của các trường còn nhiều hạn chế. Chúng tôi đã khảo sát và lấy ý kiến như sau :

Bảng 2.12 Tính cần thiết và đánh giá thực tế các biện pháp quản lí

NỘ I D U N G NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ CB

Phòng Tiểu họcCBQL GV tiểu học Tổng hợp PhòngCB Tiểu họcCBQL GV tiểu học Tổng hợp

X1 TB X2 TB X3 TB TB Y1 TB Y2 TB Y3 TB TBND 1 2.63 5 2.76 5 2.75 5 2.71 5 2.13 5 2.31 5 2.25 5 2.23 5 ND 1 2.63 5 2.76 5 2.75 5 2.71 5 2.13 5 2.31 5 2.25 5 2.23 5 ND 2 3.00 1 2.93 2.5 2.84 3 2.92 3 2.63 1 2.59 1 2.35 2 2.52 1 ND 3 2.7 5 4 2.8 9 4 2.8 2 4 2.8 2 4 2.5 3 2.3 8 4 2.3 3 2.3 9 3 ND 4 2.8 8 2.5 2.9 3 2.5 2.9 7 1 2.9 3 2 2.6 3 1 2.5 5 2 2.3 6 1 2.5 1 2 ND 5 2.8 8 2.5 3.0 0 1 2.9 4 2 2.9 4 1 2.3 8 4 2.4 1 3 2.2 8 4 2.3 6 4 ĐTB 2.83 2.9 2.86 2.86 2.5 2.45 2.31 2.4 H ST Q R1(X1X2) = 0.77; R2(X1X3) = 0.68; R3(X2X3) = 0.82 R1(Y1Y2) = 0.85; R2(Y1Y3) = 0.95; R3(Y2Y3) = 0.8

R(XY) = 0.30

R1(X1Y1) = 0.72; R2(X2Y2) = 0.68; R3(X3Y3) = 0.70

Chú thích:

Nội dung 1: Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học

Nội dung 2: Xây dựng kế hoạch trang bị CSVC, đồ dùng, PTTBDH Nội dung 3: Xây dựng quy trình sử dụng trang thiết bị, đồ dùng, PTDH cho GV

Nội dung 4: Yêu cầu GV sử dụng thường xuyên đồ dùng, TBDH trong giảng dạy

Nội dung 5: Bồi dưỡng kĩ thuật sử dụng đồ dùng, TBDH cho GV

Nhận xét :

Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy các biện pháp quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của GV mà HT các trường tiểu học huyện Bù Đăng tiến hành là rất quan trọng và cần thiết, thể hiện: ĐTB mà các nhóm đánh giá là:X = 2.86. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của các biện pháp lại có sự khác nhau: biện pháp 5: Quản lí việc bồi dưỡng kĩ thuật sử

dụng đồ dùng, TBDH cho GV được xem là quan trọng nhất: X = 2.94 (thứ bậc 1), trong khi đó, biện pháp 1: Quản lí việc tự làm đồ dùng dạy học của GV được coi là ít quan trọng nhất: X = 2.71 (thứ bậc 5). Trao đổi điều này với một số hiệu trưởng trường tiểu học. Một số HT cho biết: thực tế trong những năm qua, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bù Đăng chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc bồi dưỡng kĩ thuật sử dụng đồ dùng và TBDH cho GV, nhiều GV không thể ứng dụng CNTT trong giảng dạy được. Bên cạnh đó, việc khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học chưa được nhiều GV quan tâm vì họ cho rằng: mất thời gian, tốn kém tiền của cá nhân và khả năng sáng tạo để làm ĐDDH chưa cao. Từ những lý do trên dẫn đến GV chưa quan tâm đến vấn đề này.

Mức độ thực hiện các BP chỉ đạo được đánh giá là chưa tốt, chỉ ở mức trung bình: Y = 2.4. So sánh các ý kiến đánh giá cụ thể về mức độ thực hiện của từng nội dung BP quản lí cho thấy không đồng đều: BP 2: Quản lí việc xây dựng kế hoạch trang bị CSVC, đồ dùng, phương tiện, TBDH được đánh giá là thực hiện tốt nhất: Y = 2.50 (thứ bậc 1); BP 1: Quản lí việc đẩy mạnh phong trào tự làm ĐDDH được thực hiện thấp nhất: Y = 2.2 (thứ bậc 5). HSTQ giữa nhận thức về tính cần thiết và đánh giá hiệu quả thực hiện các BP chỉ đạo là: R (XY) = 0.30. Đây là mối tương quan thuận nhưng chưa chặt giữa nhận thức và thực hiện. Điều này có nghĩa là: các nhóm nghiệm thể đánh giá BP này là cần thiết, nhưng trong thực tế thực hiện lại chưa cao và ngược lại. HSTQ thứ bậc theo đánh giá của từng nhóm là: R1(X1Y1) = 0.72; R2(X2Y2) = 0.68; R3(X3Y3) = 0.70

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 63 -63 )

×