0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VỀ TÍNH CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VỀ TÍNH KHẢ THI CB

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 113 -118 )

- Xây dựng kế hoạch quản lí việc khai thác, sử dụng CSVC và TBDH của giáo viên.

p ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VỀ TÍNH CẦN THIẾT ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VỀ TÍNH KHẢ THI CB

CB

Phòng Tiểu họcCBQL GV tiểu học Tổng hợp PhòngCB Tiểu họcCBQL GV tiểu học Tổng hợp

X1 TB X2 TB X3 TB TB Y1 TB Y2 TB Y3 TB TBBP 1 3.00 1 2.97 1 BP 1 3.00 1 2.97 1 2.9 8 1 2.98 1 3.00 1 2.98 1 2.94 1 2.97 1 BP 2 3.0 0 1 2.9 7 1 2.9 8 1 2.9 8 1 3.0 0 1 2.9 8 1 2.9 4 1 2.9 7 1 BP 3 3.0 0 1 2.9 7 1 2.9 8 1 2.9 8 1 3.0 0 1 2.9 8 1 2.9 4 1 2.9 7 1 BP 4 3.00 1 2.97 1 2.9 8 1 2.98 1 3.00 1 2.98 1 2.94 1 2.97 1 BP 5 2.8 8 5.5 2.9 3 5 2.9 6 5 2.9 2 5 2.8 8 5 2.9 5.5 2.9 3 5 2.9 5 BP 6 2.88 5.5 2.86 7 2.9 5 6 2.90 6 2.75 6.5 2.89 7 2.86 7 2.83 7 BP 7 2.75 7 2.90 6 2.9 4 7 2.86 7 2.75 6.5 2.9 5.5 2.9 6 2.85 6 ĐTB 2.93 2.94 2.97 2.95 2.91 2.94 2.92 2.93 H S T Q R1(X1X2) = 0.94; R2(X1X3) = 0.99; R3(X2X3) = 0.96

R1(Y1Y2) = 0.97; R2(Y1Y3) = 0.99; R3(Y2Y3) = 0.99

R(XY) = 0.96

R1(X1Y1) = 0.97; R2(X2Y2) = 0.99; R3(X3Y3) = 0.96

Nhận xét:

Nhìn một cách khái quát về mức độ đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các nghiệm thể đối với BPQL đổi mới PPDH của HT trường tiểu học huyện Bù Đăng được đánh giá rất cao, thể hiện ở ĐTB chung của cả 7 biện pháp là: X =2.95; cả 7 BPQL đều có ĐTB 2.86 X 2.98.Mức độ cần thiết của việc đổi mới và hoàn thiện các biện pháp quản lí đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng được đánh giá khá đồng đều, thể hiện ở chỗ tất cả các biện pháp đều có ĐTB từ 2.83 trở lên. Điều này cho thấy để quản lí thành công đổi mới PPDH, Hiệu trưởng phải tiến hành đồng bộ tất cả các BPQL trên.

137 nghiệm thể nghiên cứu cũng đã đánh giá rất cao về tính khả thi của các BPQL đổi mới PPDH của HT trường tiểu học huyện Bù Đăng, thể hiện ở ĐTB chung là: Y = 2.93. Điều đó chứng tỏ các nghiệm thể rất quan tâm tin tưởng đến các BPQL đổi mới PPDH của HT trường tiểu học huyện Bù Đăng.

Để khẳng định sự phù hợp về mối quan hệ giữa ý kiến đánh giá mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các BPQL đổi mới PPDH của HT trường tiểu học huyện Bù Đăng, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spierman để tính toán. Kết quả R(X,Y) =0.96 cho phép kết luận: tương quan giữa nhận thức về mức độ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BP là tương quan thuận và rất chặt chẽ. Có thể minh họa sự so sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các BPQL đổi mới PPDH qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. So sánh tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các BP 2.982.97 2.982.97 2.982.97 2.982.97 2.92 2.9 2.9 2.83 2.86 2.85 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 BP 7 T í nh cn thiết T í nh kh thi

Từ bảng 3.1; bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy: những nghiệm thể đánh giá cao về tính cần thiết thì cũng đánh giá cao về tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng như đã trình bày ở trên.

Từ kết quả khảo nghiệm, cho thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá đạt mức độ cần thiết và khả thi. Trong đó biện pháp nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH cho đội ngũ GV trong giai đoạn hiện nay là quan trọng nhất, đồng thời phải tăng cường QL hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng khai thác và sử dụng CSVC, TBDH cho việc đổi mới PPDH của GV. Riêng biện pháp xem tổ chuyên môn là bộ phận hỗ trợ tốt trong việc đổi mới PPDH, biện pháp hoạt động của các đoàn thể và CMHS là công cụ phụ trợ để việc đổi mới PPDH diễn ra thuận lợi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng được khảo sát ở 3 nhóm nghiệm thể đã khẳng định: Hệ thống các biện pháp đề xuất trong luận văn là có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn, tính khả thi cao. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, kết hợp với nghiên cứu bổ sung những kinh nghiệm của các trường tiểu học khác. Điều quan trọng hơn cả là sự năng động và tích cực của Hiệu trưởng trường Tiểu học trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp trên. Các biện pháp chỉ phát huy tác dụng thực sự khi Hiệu trưởng dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và đặc biệt là dám đổi mới theo hướng tích cực trong quản lí.

Để nâng cao chất luợng giáo dục toàn diện ở huyện Bù Đăng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD & ĐT, chúng ta cần triển khai áp dụng các biện pháp vào thực tế đổi mới PPDH ở trường TH huyện nhà một cách đồng bộ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đổi mới PPDH của HT trường tiểu học huyện Bù Đăng, bằng những luận cứ khoa học, luận văn đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Đổi mới PPDH hiện nay trên cơ sở hoàn thiện và phát triển những phương pháp truyền thống và tiếp thu các phương pháp tiên tiến, nhằm phục vụ chiến lược đào tạo con người khi nhân loại đã bước vào một nền văn minh mới. Đổi mới PPDH hướng tới các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong học tập; HS không chỉ lĩnh hội các tri thức mà quan trọng hơn là chiếm lĩnh cách thức khai phá tri thức. Đối với các trường tiểu học trong cả nước nói chung, các trường tiểu học huyện Bù Đăng nói riêng, đổi mới PPDH trở thành một việc làm hết sức cấp thiết, là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành GD & ĐT.

Đổi mới PPDH phải bảo đảm tính toàn diện, phải được nhận thức đúng đắn, thống nhất cao trong toàn đội ngũ GV và thực tiễn phải được khởi đầu từ HT, từ kế hoạch của NT và các bộ phận trong NT dưới sự tổ chức chỉ đạo của HT. Đổi mới PPDH là hoạt động cần tập hợp mọi tổ chức, mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào tiến trình đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà cả một quá trình liên tục và trong một thời gian dài, người quản lý không nên vội vàng, nôn nóng khi tổ chức thực hiện đổi mới PPDH.

Đổi mới PPDH nên thực hiện từ trên xuống một cách tiên phong và mạnh mẽ mới có sức lôi cuốn, hấp dẫn và khích lệ đội ngũ thầy trò mạnh dạn đổi mới cách dạy và cách học. Sự đổi mới từ trên xuống còn là bệ phóng cho những ngọn lửa sáng tạo trong dạy và học được thăng hoa, bùng lên, nở

Qua khảo sát thực trạng đổi mới PPDH ở các trường tiểu học huyện Bù Đăng, luận văn đã khái quát bức tranh GD & ĐT nói chung và giáo dục tiểu học của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nói riêng là đã có những chuyển biến nhất định về đổi mới PPDH. Tuy nhiên, công tác quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng các trường tiểu học vẫn còn bộc lộ những lúng túng, bất cập, làm rào cản kìm hãm quá trình đổi mới PPDH. Trước yêu cầu đó, đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có những biện pháp quản lý tương ứng nhằm “đổi mới sự quản lý” để “quản lý sự đổi mới”. Vì thế, việc đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc đổi mới PPDH là việc làm hết sức cấp thiết, nó có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Để tăng cường đổi mới PPDH ở các trường tiểu học huyện Bù Đăng Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu. Sức mạnh của các biện pháp phụ thuộc vào tính liên kết và tính đồng bộ của chúng. Trong thực tế các biện pháp trên được phát huy tác dụng, nếu có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp quản lý, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng tham gia giáo dục. Người HT cần nắm rõ các đặc điểm trên để thúc đẩy tiến trình đổi mới PPDH của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 113 -118 )

×