Kiến nghị về hoạt động giảng dạy của giảng viên 67

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 77)

- Thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng: Dạy cho sinh viên cách học và phát huy tính chủ động của người học. Bằng phương pháp thay đổi cách thức lên lớp của giảng viên theo tinh thần lấy người học làm trung tâm, rút ngắn thời lượng giảng bài của giảng viên trong 1 tiết học xuống còn khoảng 30 phút, 15 phút còn lại giảng viên có thể đưa ra các tình huống thực tế để sinh viên thảo luận hay hướng dẫn sinh viên thực hành hoặc làm các bài tập thu hoạch nhằm hệ thống lại kiến thức đã học.

- Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên chuẩn bị trước bài học với mục đích sinh viên có thể tìm hiểu trước vấn đề mình sẽ học giúp cho việc tiếp thu kiến thức trên

lớp của sinh viên sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời giảm thời gian giảng bài của giảng viên, tăng thời gian thực hành và thảo luận của sinh viên. Để thực hiện tốt, giảng viên cần phải giới thiệu trước các tài liệu mà sinh viên bắt buộc phải tham khảo để phục vụ cho bài giảng, sinh viên phải tìm kiếm, tham khảo tài liệu trước, làm tăng tính chủ động của sinh viên trong học tập.

- Về việc kiểm tra kết quả học tập, giảng viên nên tập trung đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, hạn chế sử dụng trí nhớ máy móc của sinh viên, đề kiểm tra, đề thi đòi hỏi sự suy luận và diễn đạt bằng nhận thức của người học. Yêu cầu tất cả các kỳ thi phải chính xác, nghiêm túc và công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Không để xảy ra các hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, lộ đề thi nhằm làm cho công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học thực sự trở thành khâu quan trọng, có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tăng cường quản lý chất lượng giờ giảng trên lớp của giảng viên, nâng cao chất lượng quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Đảm bảo giảng viên thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy đã đề ra, tránh tình trạng giảng viên thỉnh giảng thực hiện không đúng kế hoạch giảng dạy.

- Thực hiện tổ chức các buổi họp chuyên môn tại các tổ bộ môn, để các giảng viên có thể trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm chuyên môn với nhau. Tạo điều kiện để các giảng viên trẻ tiếp thu kinh nghiệm giảng dạy của những giảng viên giàu kinh nghiệm cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy.

- Khuyến khích và hỗ trợ giảng viên trẻ đi thực tế bên ngoài để thu nhận thêm kiến thức, giảm khoảng cách lý thuyết và thực tế làm cho bài giảng của giảng viên có tính ứng dụng cao hơn, giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp thu các kiến thức thực tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)