Sự cảm thông 59

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 69)

Sự cảm thông của chất lượng dịch vụ đào tạo là nhân tố được đánh giá thấp nhất (Mean = 3.0625). Kết quả đánh già này cho thấy sinh viên chưa hài lòng đối với nhân tố này. Mặc dù mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đối với sự hài lòng của sinh viên là không cao. Nhưng sự cải thiện nhân tố này cũng làm cho mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tăng lên. Nguyên nhân chưa hài lòng của sinh vên đối với nhân tố này được biểu hiện cụ thể như sau:

Sinh viên cảm thấy chưa thật sự hài lòng vì trường chưa coi lợi ích của sinh viên là phương châm của mọi hoạt động (CT3). Các sinh viên cho rằng trường chưa thật sự quan tâm tới sinh viên, nhân viên các bô phận chưa giải quyết các vấn đề, thắc mắc của sinh viên một cách nhanh chóng, thái độ phục vụ của một số nhân viên đối với sinh viên chưa tốt. Một vài sinh viên còn trình bày cảm nhận của họ về thái độ không thân thiện của một số giảng viên trong trường, khi lên lớp thiếu nhiệt tình đối với bài giảng và sinh viên. Bên cạnh đó thái độ khó chịu, thiếu nhiệt tình của nhân viên vệ sinh, nhân viên giữ xe cũng được các sinh viên đề cập đến. Chẳng hạn nhân viên vệ sinh thường tỏ ra khó chịu và giục sinh viên về ngay khi kết thúc buổi học, trong khi sinh viên có nhu cầu ở lại họp nhóm học tập.

Cán bộ của trường chưa thể hiện sự quan tâm đối với sinh viên (CT4), hầu hết các sinh viên chưa hài lòng đối với sự quan tâm của cán bộ trường đối với sinh viên. Các nhân viên trong trường thường rất bận rộn để có thể trả lời các câu hỏi của sinh viên một cách nhanh chóng và vui vẻ, đôi khi sinh viên nhận được các câu trả lời

khác nhau cho cùng một vấn đề của họ. Sự than phiền của sinh viên thường dành cho phòng đào tạo và phòng công tác học sinh viên, vì đây là các bộ phận thường tiếp xúc trực tiếp với sinh viên.

Giờ dạy và học tại trường chưa thuận tiện cho sinh viên (CT5). Một số sinh viên cho rằng lịch học của mình chưa thuận tiện. Vì theo lịch học có ngày sinh viên được nghỉ nhưng có ngày sinh viên phải học cả ngày, việc học cả ngày khiến cho sinh viên cảm thấy mệt mỏi và tiếp thu kiến thức không tốt, đối với các môn học mời giảng viên thỉnh giảng sinh viên phải học ngày thứ bảy và chủ nhật.

Môi trường học tập thân thiện chưa gắn kết giữa giảng viên và sinh viên (CT2). Mặc dù trường được sinh viên đánh giá là môi trường văn hóa cao. Tuy nhiên do sinh viên của trường đa số là các ngành sư phạm nên tác phong của sinh viên thiếu sự năng động nên khi giảng viên tổ chức các hoạt động nhóm sinh viên tham gia chưa thật hào hứng. Bên cạnh đó một số giảng viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, việc truyền thụ kiến thức diễn ra theo hướng một chiều ít có sự phản hồi từ phía người học. Các nguyên nhân này dẫn đến môi trường học tập chưa gắn kết giữa giảng viên và sinh viên.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Trong nội dung chương này, thông qua các số liệu nghiên cứu tác giả tiến hành phân tích định lượng những đánh giá của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại DNU, qua đó khẳng định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu được đề ra ở chương 1. Từ mô hình hồi qui, tác giả xác định được mức độ ảnh hưởng của từng thành phần trong thanh đo SERVPERF lên chất lượng đào tạo, từ đó thấy được những nhận định khách quan của sinh viên về chất lượng đào tạo tại DNU. Sau đó tác giả đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo, rút ra những nguyên nhân làm sinh viên chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo tại DNU làm cơ sở cho việc đưa ra các kiến nghị ở chương 5.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 4 trình bày kết quả đánh giá thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đưa ra trong mô hình. Từ đó ta thấy được đánh giá của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường DNU. Dựa vào những kết quả này, chương 5 sẽ đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tại DNU. Góp phần nâng cao uy tín, cũng như thương hiệu của trường DNU trong lĩnh vực giáo dục.

Với kết quả nghiên cứu về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường DNU qua chương 4, ta thấy rằng hai nhân tố phương tiện hữu hình và độ ngũ giáo viên là hai nhân tố ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của sinh viên. Trong khi đó cũng như phân tích ở chương 2 thì nhân tố sự cảm thông có điểm trung bình đánh giá thấp hơn (Mean = 3.00) so với các nhân tố còn lại, bên cạnh đó còn có các nhân tố có điểm số chưa cao thể hiện sự chưa hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo. Đó là nhân tố sự đảm bảo (Mean = 34624) và nhân đố độ tin cậy (Mean = 34930). Vì vậy để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của DNU và làm cho chất lượng dịch vụ đào tạo của DNU tốt hơn, một số kiến nghị được đưa ra như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)