Dựa vào mô hình nghiên cứu ta thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đảm bảo, đáp ứng, cảm thông với nhân tố sự
H5 H4 H3 H2 H1 Tin cậy Giảng viên giảng dạy Đảm bảo Cảm thông Phương tiện hữu hình Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ
hài lòng của sinh viên. Về mặt toán học, mối quan hệ trên được thể hiện bằng hàm số.
HL = f (FAC_TC, FAC_HH, FAC_GV, FAC_DB, FAC_CT) <2.1>
Trong đó giá trị mỗi nhân tố độc lập là trung bình của các biến tạo thành nhân tố đó. Thống kê mô tả:
Các biến độc lập và biến phụ thuộc ở phương trình 2.1 được khảo sát sơ bộ qua các đại lượng thống kê mô tả được trình bày trong bảng 2.6
Bảng 4.8 Kết quả thống kê mô tả các nhân tố đo lƣờng chất lƣợng đào tạo
Nhân tố Trung bình Độ lệch chuẩn N
FAC_HH 3.9510 0.70276 200 FAC_DB 3.5390 0.71148 200 FAC_TC 3.6425 0.65193 200 FAC_CT 3.0625 0.78848 200 FAC_GV 3.5938 0.68520 200 HL 3.5033 0.61708 200
Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 08/2012
Kết luận cho thấy hầu hết sinh viên đánh giá chất chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường DNU. Sinh viên cảm thấy tạm hài lòng về nhân tố phương tiện hữu hình, nhân tố độ tin cậy, nhân tố giảng viên giảng dạy và nhân tố sự đảm bảo. Sinh viên cảm thấy chưa hài lòng về nhân tố sự cảm thông.
Phân tích hồi quy đa biến.
Mô hình hồi quy đa biến, được thể hiện ở phương trình 2.2
HL = β0 + β FAC_BD + β FAC_HH + β FAC_TC + β FAC_GV + β FAC_CT
Trong mô hình hồi quy, có 6 biến nghiên cứu là sự đảm bảo (FAC_DB), phương tiện hữu hình (FAC_HH), độ tin cậy (FAC_TC), giảng viên giảng dạy (FAC_GV), sự cảm thông (FAC_CT) và sự hài lòng của sinh viên (HL) đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường DNU. Sự hài lòng của sinh viên là biến phụ thuộc, 5 biến còn lại là biến độc lập và được giả định là các yếu tố tác động vào sự hài lòng
của sinh viên. Phân tích hồi quy tuyến tính được dùng để kiểm nghiệm mô hình và thủ tục chọn biến là các biến được đưa vào cùng lúc để xem biến nào được chấp nhận (Phương pháp Enter).
Kết quả phân tích hồi qui đa bội được trình bày trong bảng 2.7 sau:
Bảng 4.9 Phƣơng pháp hồi quy sử dụng phƣơng pháp Enter.
Mô hình R R2 R2 đƣợc điều chỉnh Độ lệch chuẩn
của ƣớc lƣợng
1 0.761 (a) 0.580 0.569 0.40515
Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 08/2012
a. Biến giải thích: hằng số, FAC_TC, FAC_HH, FAC_DB, FAC_GV, FAC_CT Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến có hệ số xác định R2 là 0.580 và hệ số xác định R2
hiệu chỉnh là 0.569. Điều này nói lên độ thích hợp của mô hình là 56,9% hay nói cách khác là 56,9% độ biến thiên của biến sự hài lòng của sinh viên (HL) được giải thích chung bởi các biến trong mô hình.
Bảng 4.10 Bảng phân tích phƣơng sai ANOVA ANOVA Mô hình Tổng các độ lệch bình phƣơng df Bình phƣơng trung bình F Sig Hồi quy 43.931 5 8.786 53.527 0.000a Phần còn lại 31.844 194 0.164 Tổng cộng 75.776 199
Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 08/2012
a. Biến giải thích: (Hằng số), FAC_TC, FAC_HH, FAC_DB, FAC_GV, FAC_CT b. Biến phụ thuộc: Sự hài lòng
Trong bảng phân tích phương sai ANOVA, trị số thống kê F được tính từ giá trị R square có giá trị sig rất nhỏ cho thấy sự thích hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với tập dữ liệu. Như vậy các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc, mô hình có thể sử dụng được.
Bảng 4.11 Phân tích các hệ số hồi quy Hệ số hồi quy (a)
Mô hình Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig Đo lƣờng đa tuyến cộng β Std. Error Beta Độ chấp thuận của biến VIF 1(Hằng số) 0.329 0.200 1.642 0.102 Phương tiện hữu hình 0.204 0.049 0.233 4.136 0.000 0.534 1.873 Đảm bảo 0.139 0.056 0.161 2.501 0.013 0.719 1.391 Tin cậy 0.185 0.060 0.195 3.062 0.003 0.622 1.608 Cảm thông 0.146 0.040 0.187 3.641 0.000 0.543 1.841 Giảng viên giảng dạy 0.210 0.065 0.233 3.222 0.001 0.772 1.295
Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 08/2012
a. Biến phụ thuộc: Sự hài lòng
Với mức ý nghĩa 5% được chọn trong nghiên cứu thông thường, nếu Sig<0.05 thì có thể nói các biến độc lập đều tác động lên biến phụ thuộc. Kết quả phân tích phương sai cho thấy giá trị sig của các biến FAC_BD, FAC_HH, FAC_TC, FAC_GV, FAC_CT nhỏ hơn 0.05 do đó ta có thể nói rằng 5 biến có ý nghĩa trong mô hình và có tác động cùng chiều với sự hài lòng của sinh viên
Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến do hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến đều <10.
Kết quả hồi quy thể hiện sự hài lòng của sinh viên chịu tác động của 5 yếu tố là sự đảm bảo, phương tiện hữu hình, sự tin cậy, giảng viên giảng dạy và sự cảm thông. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients Beta) cho biết mức độ tác động của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc, biến nào có hệ số Beta đã chuẩn hóa càng lớn thì càng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng càng nhiều. Trong mô hình, yếu tố phương tiện hữu hình và giảng viên giảng dạy có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo, do hệ số hồi quy
chuẩn của 2 biến này lớn nhất (Beta = 0.233). Sau đó lần lượt là các biến sự tin cậy (Beta = 0.195), sự cảm thông (Beta = 0.187), sự đảm bảo (Beta = 0.161).
Phương trình hồi qui tuyến tính có dạng:
HL = 0.329 + 0.204FAC_HH + 0.139FAC_DB + 0.185FAC_TC + 0.146FAC_CT + 0.210FAC_GV