Phƣơng pháp thu thập thông tin và chọn mẫu nghiên cứu 2 2-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 32)

Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua các sinh viên đang học tại trường. Các sinh viên này là đối tượng trực tiếp nhận chất lượng dịch vụ đào tạo của trường DNU nên việc đánh giá chất lượng dịch vụ sẽ khách quan hơn.

Thời gian phát hành khảo sát khách hàng được tiến hành trong thời gian từ 05/05/2012 đến 05/06/2012

Nghiên cứu này được thực hiện tại các khoa của trường DNU.

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên hệ chính quy tập trung đang học năm thứ 3 và thứ 4 tại trường DNU.

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện, lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng. Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát.

Mô hình nghiên cứu có số biến quan sát là 31. Nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 155 (31x5). Để đạt kích thước mẫu đề ra, 300 bảng câu hỏi được phát ra. Để tiến hành phân tích định lượng, trong các phiếu phản hồi, 200 phiếu phản hồi được chọn ra. Các phiếu phản hồi được chọn ra là những phiếu được nhập và làm sạch thông qua phần mềm SPSS.

Thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo sẽ được đánh giá sơ bộ qua công cụ SPSS, thông qua việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sau đó tiến hành chạy hồi qui để kiểm định sự phù hợp của mô hình và xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi thành phần lên chất lượng dịch vụ đào tạo đại học tại DNU.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại trường đại học đồng nai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)