Xây dựng môi trường thuận lợi, thực hiện tốt chế độ, chính sách

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn (Trang 88)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Xây dựng môi trường thuận lợi, thực hiện tốt chế độ, chính sách

với giáo viên trung tâm GDTX

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Đảm bảo các điều kiện về vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên là một yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Xây dựng một môi trường thuận lợi, môi trường sư phạm có truyền thống của một tập thể sư phạm tốt đẹp: mô phạm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thi đua dạy tốt.

Xây dựng một tập thể sư phạm lành mạnh luôn ủng hộ cái tốt, cái tích cực, lên án cái tiêu cực.

Xây dựng một môi trường học tập và giảng dạy lành mạnh: giao tiếp thoải mái, quan tâm lẫn nhau, thống nhất mục tiêu hoạt động, công khai, dân chủ, hòa đồng, đồng cảm, tôn trọng ý kiến của nhau, các quyết định quản lý có được sự nhất trí cao trong tập thể khi thực hiện, tinh thần phê bình và tự phê bình, tự giác thực hiện nhiệm vụ, không có định kiến cá nhân, mọi người đều hướng tới cái thiện, cái đúng.

Xây dựng môi trường pháp lý, thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Đầu tư tài chính thích hợp và cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ như các trang, thiết bị chuyên ngành phục vụ cho việc giảng dạy các bộ môn.

Tạo điều kiện kinh phí cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ: kinh phí ngân sách, kinh phí tự túc cho việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng trong đó chú ý đến tỷ lệ về chế độ tài chính đối với giáo viên và học viên.

Huy động mọi nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức xã hội vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Tập trung tăng cường mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.

Cải thiện đời sống giáo viên trung tâm GDTX.

Trung tâm GDTX cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên, cụ thể cần làm tốt những việc sau:

Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên.

Đối với các giáo viên trung tâm, nhà quản lý cần làm tốt những vấn đề sau: + Những giáo viên sức khỏe yếu, bệnh tật được ưu tiên công việc;

+ Những giáo viên có con nhỏ được ưu tiên công việc;

+ Thực hiện chế độ thưởng cho giáo viên giỏi, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả cao, xếp thi đua theo hàng tuần trích tiền thưởng theo hệ số lương;

+ Thực hiện chế độ nghỉ ốm cho giáo viên trung tâm GDTX;

+ Thực hiện việc tính tiền thù lao thêm giờ làm việc, làm việc vào ngày nghỉ cho giáo viên trung tâm GDTX;

+ Giáo viên trung tâm GDTX được hưởng mọi chế độ quy định do Bộ GD&ĐT ban hành;

+ Cần quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp ngành nghề, nâng lương, thanh toán số tiết giảng phụ trội cho giáo viên;

+ Quan tâm đến chế độ cho giáo viên đi học, giáo viên khó khăn. - Cải thiện đời sống tinh thần.

+ Xây dựng bầu không khí lao động sôi nổi, thân ái, ra sức nâng cao chất lượng đào tạo;

+ Xây dựng tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, xây dựng tinh thần tương thân tương ái. Công khai tiêu chuẩn giáo viên và xây dựng phong trào rèn luyện trong đội ngũ giáo viên để cùng phấn đấu;

+ Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân đóng góp tích cực và có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

Xây dựng một môi trường sư phạm với các chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hợp lý, khuyến khích tinh thần và vật chất đối với các giáo viên học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Xây dựng chính sách khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, chính sách với giáo viên giảng dạy tốt, dạy giỏi, mẫu mực về tư cách đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Chính sách đề bạt, bổ nhiệm các chức vụ quản lý, chính sách khen thưởng, các danh hiệu thi đua.

Ổn định việc làm, tạo điều kiện cải thiện đời sống giáo viên bằng chính khả năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên.

Tạo được môi trường dân chủ để đội ngũ giáo viên phát huy tiềm năng trí tuệ trong các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Quan tâm thường xuyên đến CB,VC, NV trong trung tâm.

Có quy định thưởng thi đua hàng tuần, tháng theo các tiêu chí và mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Ban thanh tra nhân dân theo dõi, kiểm tra giám sát hoạt động của các cá nhân trong trung tâm.

Thực hiện đúng chế độ định mức lao động, chế độ làm việc cho đội ngũ giáo viên.

Có chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên đi học, giáo viên nữ có con nhỏ dưới 12 tháng, Khuyến khích giáo viên dạy giỏi. Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo giờ dạy và chất lượng dạy học.

Cương quyết đưa ra khỏi ngành sư phạm những giáo viên mất phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, không đảm bảo yêu cầu trình độ chuyên môn sau khi đã được bồi dưỡng thường xuyên hoặc đào tạo lại.

Đảm bảo mọi quyền lợi chính đáng và hợp pháp của cán bộ, giáo viên. Kết hợp sử dụng giáo viên người địa phương với đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản từ các trường đại học trong nước.

Để xây dựng được một môi trường thuận lợi, môi trường sư phạm để phát triển đội ngũ giáo viên cần tiến hành theo các nội dung:

Tính chất lao động của giáo viên là lao động trí tuệ phức tạp, hàm chứa yếu tố tự sáng tạo, do vậy rất cần tự do về tư tưởng để sáng tạo trong công việc. Một môi trường thuận lợi, dân chủ là yếu tố quan trọng để người giáo viên phát huy năng lực, sở trường của mình.

Cơ sở vật chất của trung tâm GDTX phải được xây dựng khang trang, tạo môi trường làm việc tiện nghi, thân thiện, có hiệu quả, các trang, thiết bị giảng dạy được bảo quản tốt, có theo dõi và có kế hoạch bổ sung và sửa chữa kịp thời.

Tiến hành điều chỉnh chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với giáo viên trung tâm phù hợp với tình hình mới.nghiên cứu điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, chính sách thu hút người giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.

Có các chính sách phụ cấp khuyến khích về tài chính cho các đ/c giáo viên giảng dạy.

Tổ chức các hoạt động giao lưu với các đơn vị khác cùng khối trung tâm GDTX trong tỉnh Lạng Sơn, tạo sự đoàn kết, học hỏi lẫn nhau trong khối.

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, tạo sân chơi lành mạnh trong trung tâm GDTX thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và đi dã ngoại.

Trung tâm cần quan tâm đến hoàn cảnh riêng của từng giáo viên và giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên.

3.2.7. Tiến hành kiểm tra - đánh giá đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý, đánh giá đúng sẽ tạo cơ hội để tập trung cho công tác đào tạo, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của các trung tâm GDTX huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn.

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

Thông qua việc đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên nhằm làm rõ việc chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước, kết quả công tác, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối sống, tinh thần phối hợp trong công tác, tinh thần học tập, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn.

Thông qua đánh giá, xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ làm cho giáo viên thấy được thực trạng về chuyên môn - nghiệp vụ của mình so với yêu cầu, so với chuẩn giáo viên của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Làm cho đội ngũ phải cố gắng vươn lên thường xuyên, toàn diện tạo ra sự chuyển biến thực chất chất lượng giáo dục.

Trên cơ sở đánh giá, xếp loại đúng chất lượng chuyên môn-nghiệp vụ của giáo viên giúp cho các cấp quản lý giáo dục có hướng bố trí, sử dụng, bồi dưỡng hoặc giải quyết chế độ chính sách cho giáo viên.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

Kiểm tra đánh giá công tác quản lý chuyên môn, tập trung thích đáng vào trọng tâm là kiểm tra việc tuân thủ quy chế các kỳ thi, việc thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình giảng dạy, sách giáo khoa,

quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm, thực hiện quy chế của trung tâm GDTX, đặc biệt là yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn, cảnh quan môi trường sư phạm, việc thực hiện mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục bổ túc trung học phổ thông.

Kiểm tra công tác quản lý nhận sự, trọng tâm là thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đề án của Chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt kiểm tra việc tổ chức đánh giá phân loại giáo viên, giải quyết bộ phận giáo viên dôi dư, giáo viên không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; vừa bảo đảm kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ vừa thực hiện đúng đắn chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước.

Kiểm tra thực hiện chỉ tiêu kế hoạch các hoạt động trong trung tâm, dựa vào kế hoạch hoạt động của trung tâm đầu năm học. Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của trung tâm, của từng thành viên trong trung tâm nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động của trung tâm và đốc thúc, hoàn thành theo tiến độ công việc.

Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định, đó là việc thực hiện, hoàn thiện các loại hồ sơ được phân công, phụ trách như các loại hồ sơ cá nhân, giáo án, sổ đầu bài, sổ điểm, học bạ của học viên. Tất cả các loại hồ sơ này phải được thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn, không được tẩy xoá hoặc làm sai lệch số liệu hay nội dung trong hồ sơ, kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm, sửa chữa nhằm làm thay đổi kết quả học tập của học viên hay làm thay đổi, sai lệch các nội dung khác trong hồ sơ.

Kiểm tra nền nếp giảng dạy và giáo dục, tăng cường thăm lớp dự giờ, kiểm tra việc thực hiện giờ giấc lên lớp và các hoạt động khác của trung tâm như vệ sinh khung cảnh trung tâm, việc thực hiện các hoạt động đầu giờ, giữa giờ…

Kiểm tra chất lượng giờ dạy, chất lượng các hoạt động giáo dục. Qua việc dự giờ, qua việc khảo sát học viên hoặc kiểm tra các bài kiểm tra của học viên, có thể đánh giá được chất lượng giờ dạy của giáo viên và chất lượng giáo dục khác của trung tâm GDTX. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra đánh giá, phân loại giáo viên. Công tác kiểm tra toàn diện trung tâm GDTX và các hoạt động sư phạm của giáo viên các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Lạng Sơn nhằm đánh giá, tư vấn, thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, phải có căn cứ bố trí lại những giáo viên không đáp ứng được với yêu cầu của chương trình đào tạo. Các hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm mục tiêu đào tạo, giúp đỡ giáo viên phát triển năng lực của mình.

Ngoài việc thăm lớp dự giờ còn phải xem xét việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác, nhất là hoạt động đóng góp của tập thể sư phạm, đảm bảo sự phối hợp của giáo viên với những người có liên quan, thanh tra giáo viên có mục tiêu là cải thiện chất lượng giảng dạy, đảm bảo việc giảng dạy của giáo viên đúng chương trình theo quy định của Bộ giáo dục, phát triển tiềm năng của giáo viên và giúp họ phát triển khả năng đó.

Chất lượng giáo dục không phải quyết định bởi từng cá nhân giáo viên, mà cần có sự phối hợp của tập thể sư phạm và của môi trường xã hội. Vì vậy nhà trường cần lập kế hoạch từng năm học thể hiện sự phối hợp đó, bên cạnh việc duy trì hoạt động thanh tra giáo viên cần tiến hành thanh tra các trường trong việc thực hiện các kế hoạch đó.

Kiểm tra việc đổi mới công tác quản lý - trọng tâm là kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện. Cần đánh giá cụ thể về công tác chuẩn bị, trong đó có công tác mua sắm, phân phối, quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục và tự làm đồ dùng dạy học. Đối với khâu triển khai thực hiện cần tập trung đánh giá chất lượng giảng dạy, trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học viên. Thông qua thanh tra,

kiểm tra công tác đổi mới quản lý cần rút ra những bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, quản lý.

Kiện toàn bộ máy kiểm tra giáo dục các trung tâm GDTX phải bố trí ít nhất một cán bộ bán chuyên trách để thường trực công tác kiểm tra và giúp giám đốc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo. Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán của sở GD&ĐT vào công tác kiểm tra, đội ngũ này sẽ giúp trung tâm GDTX vừa kiểm tra được đội ngũ vừa giúp đội ngũ giáo viên nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm trong công tác giảng dạy, giáo dục học viên của họ và ngày một tốt hơn. Đây chính là mục tiêu mà công tác kiểm tra cần đạt được.

Trong trung tâm GDTX, việc kiểm tra và đánh giá đội ngũ giáo viên cần được chú trọng và có sự hướng dẫn chỉ đạo cụ thể sát sao của Phòng giáo dục thường xuyên – sở GD&ĐT Lạng Sơn, phòng thanh tra sở GD&ĐT Lạng Sơn từ sự hướng dẫn chỉ đạo đó, giám đốc các trung tâm lập kế hoạch và thực hiện trong năm học, kết quả đánh giá được sử dụng để xếp loại giáo viên cuối năm học và qua kết quả thu được của từng đợt kiểm tra mà giám đốc có thể điều chỉnh kịp thời các hoạt động trong trung tâm hoặc điều chỉnh, uốn nắn các giáo viên thực hiện nhiệm vụ của trung tâm GDTX không hiệu quả, để họ điều chỉnh mình và làm việc có hiệu quả hơn.

Lấy mục tiêu giáo dục là mục đích kiểm tra, chỉ ra cho người được kiểm tra thấy được cái sai, cái đúng và hướng dẫn, chỉ bảo họ sửa chữa, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao và làm cho họ ngày càng tiến bộ cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về đạo đức lối sống.

Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại sau kiểm tra để sử dụng đội ngũ, kết quả kiểm tra nó phản ánh đội ngũ cho ta thấy được những khả năng nổi trội và những hạn chế của từng giáo viên. Những nhà quản lý giáo dục có thể dựa vào đây để phân công, sử dụng đội ngũ nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những điểm yếu của họ.

Sử dụng kết quả của kiểm tra để điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp. Qua kiểm tra ta có thể thấy được mức độ hoàn thành công việc, ta có thể thấy được kết quả của các hoạt động giáo dục. Từ đó mà đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời để điều chỉnh các hoạt động giáo dục nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và có thể tránh được những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.

3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp

Phòng giáo dục thường xuyên – sở GD&ĐT Lạng Sơn, phòng thanh tra sở GD&ĐT Lạng Sơn chỉ đạo các trung tâm GDTX thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá, giáo viên đối chiếu với tiêu chuẩn, đăng ký chỉ tiêu, danh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn (Trang 88)