9. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Thực trạng về đào tạo, trình độ chuyên môn
2.3.4.1. Trình độ đào tạo
Bảng 2.17. Trình độ đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX LộcBình năm học 2007 -2008; 2008 -2009; 2009 – 2010
Năm học Tổng số GV
Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp
SL % SL % SL % SL %
2007-2008 19 0 0 17 89,4 02 10,6 0 0
2008-2009 22 0 0 20 90,9 02 9,1 0 0
2009-2010 22 0 0 20 90,9 02 9,1 0 0
(Nguồn: Thống kê của tổ hành chính trung tâm GDTX Lộc Bình)
Qua bảng số liệu ta thấy, Năm học 2009 – 2010 Giáo viên trung tâm có trình độ Đại học là 20 người, chiếm tỷ lệ 90,9%, có 02 giáo viên trình độ cao đẳng (dưới chuẩn) chiếm tỷ lệ 9,1%, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn chung của trung tâm.
Trong 03 năm học được thống kê, trung tâm GDTX Lộc Bình không có giáo viên trình độ cao học (02 đang học), Đây là cản trở lớn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm và đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn.
2.3.4.2. Ngạch, chức danh giáo viên
Bảng 2.18. Ngạch, chức danh giáo viên trung tâm GDTX LộcBình năm học 2007 -2008; 2008 -2009; 2009 – 2010
Năm học Mã ngạch Số lƣợng %
2007-2008 15113 17 89,4
2008-2009 15113 20 90,9
2009-2010 15113 20 90,9
Qua bảng số liệu ta thấy, tại trung tâm GDTX Lộc Bình trong 03 năm trở lại đây không có giáo viên có trình độ thạc sỹ, giáo viên trung học cao cấp. Hầu hết chỉ có giáo viên với ngạch bậc trung học phổ thông, và như vậy ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giảng dạy và học tập của trung tâm, điều này trung tâm cần tham mưu với sở GDĐT Lạng Sơn, Sở nội vụ tỉnh Lạng Sơn điều động, bổ sung giáo viên có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong xã hội hiện nay.
2.3.4.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học
Bảng 2.19. Trình độ ngoại ngữ, tin học giáo viên trung tâm GDTX LộcBình năm học 2007 -2008; 2008 -2009; 2009 – 2010 Trình độ Lĩnh vực Trình độ A Trình độ B Trình độ C SL % SL % SL % Ngoại ngữ 22 100% 0 0 0 0 Tin học 20 90,9 0 0 02 9,1
(Nguồn: Thống kê của tổ hành chính trung tâm GDTX Lộc Bình)
Như chúng ta đã biết ngoại ngữ và tin học là công cụ rất cần thiết để giáo viên tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến của nhân loại, trong thời đại kinh tế tri thức, công nghệ thông tin góp phần đào tạo nguồn nhân lực.
Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên trung tâm trong năm học 2009- 2010
Qua bảng số liệu ta thấy giáo viên có trình độ A về tin học chiếm 90,9%.
Số lượng giáo viên có trình độ A về ngoại ngữ, chiếm 100%, không có giáo viên nào có trình độ ngoại ngữ chứng chỉ B trở lên.
Theo kết quả khảo sát và quá trình làm việc tại trung tâm của đội ngũ giáo viên, đa số giáo viên trung tâm áp dụng ngoại ngữ và tin học vào việc
giảng dạy và nghiên cứu khoa học chưa nhiều và hiệu quả chưa cao. Trung tâm cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên, ứng dụng tốt công nghệ thông tin và ngoại ngữ vào giảng dạy và học tập.
2.4. Thực trạng về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX Lộc Bình
2.4.1. Công tác tuyển dụng đội ngũ giáo viên
Trung tâm GDTX Lộc Bình cũng như các cơ sở giáo dục bậc THPT khác trong tỉnh Lạng Sơn chưa được trao quyền tuyển chọn giáo viên vào biên chế giảng dạy, mà việc này do sở GD&ĐT Lạng Sơn, sở Nội vụ Lạng Sơn ra quyết định phân công công tác cho các giáo viên ra trường về các cơ sở giáo dục bậc THPT. Trung tâm được phép hợp đồng với giáo viên trường THPT Lộc Bình thỉnh giảng các bộ môn tại trung tâm, năm học 2009 -2010 có 09 giáo viên trường THPT Lộc Bình tham gia dạy (02 giáo viên Toán, 02 giáo viên Vật lý, 02 giáo viên Hóa, 01 giáo viên Sinh, 02 giáo viên Ngữ văn).
2.4.2. Công tác bố trí, sử dụng giáo viên
Công tác bố trí và sử dụng giáo viên trong trung tâm đóng một vai trò quan trọng, việc bố trí sử dụng giáo viên một cách hợp lý, đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, đúng khả năng, sẽ phát huy hết năng lực chuyên môn và khả năng sáng tạo của giáo viên trong công việc.
Thực tế tại trung tâm GDTX Lộc Bình việc phân công giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn, sở trường đã có những kết quả nhất định, giáo viên trẻ nhiệt tình trong các công việc chung, các giáo viên có thâm niên trong công tác giảng dạy đã có dịp để trao đổi những kinh nghiệm với giáo viên trẻ.
Hoạt động chuyên môn
Ngoài việc thực hiện công tác giảng dạy đúng chuyên môn, có đầy đủ hồ sơ sổ sách chuyên môn: giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ tự bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ.các giáo viên trong trung tâm thực hiện tốt việc trao đổi chuyên môn - nghiệp vụ trong nhóm bộ môn, thông
qua các cuộc hội thảo khoa học, giáo viên có dịp trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy, và các hoạt động giáo dục khác.
Hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy là việc làm thường xuyên của trung tâm, ngay từ đầu năm học các giáo viên được đăng ký soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử tự soạn với định mức 03 tiết/01 học kỳ, giáo viên các bộ môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học thực hiện soạn đề kiểm tra, đề thi bằng hình thức trắc nghiệm theo phần mềm ứng dụng CNTT. Trung tâm đã lựa chọn 02 giáo viên có trình độ và thành thạo về CNTT giảng dạy và giúp đỡ các giáo viên khác soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử.
Các hoạt động ngoại khoá, bổ trợ kiến thức của trung tâm trong năm học được thực hiện đều đặn theo từng chủ đề khác nhau như giáo dục pháp luật, kỹ năng sống, giáo dục về môi trường…..
Bên cạnh đó hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, như là giáo viên có trình độ chuyên môn, có thâm niên giảng dạy ít nên chưa có nhiều sự giúp đỡ cho giáo viên trẻ trong quá trình công tác.
Giáo viên phải dạy các môn không đúng chuyên môn đào tạo như: Giáo dục công dân.
Do số lượng giáo viên thiếu nhiều nên đa số giáo viên của trung tâm phải kiêm nhiệm 3 thậm chí 4 việc như giảng dạy theo chuyên môn, chủ nhiệm lớp, thư ký hội đồng, tổ trưởng chuyên môn…
Giáo viên phải dạy với số giờ vượt quá quy định, năm học 2009 - 2010 số giáo viên dạy quá giờ quy định là: 06 GV, chủ yếu là các môn khoa học tự nhiên, giáo viên dạy quá giờ nhiều nhất là 15 tiết/ 01 tuần.
Như vậy, việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên của trung tâm còn nhiều bất cập, trung tâm cần tham mưu với sở GDĐT Lạng Sơn, Sở nội vụ tỉnh Lạng Sơn điều động, bổ sung giáo viên có trình độ cao đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong xã hội hiện nay.
2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Đây là hai quá trình rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trung tâm, các giáo viên được trang bị thêm kiến thức kỹ năng với mục đích hoàn thiện, nâng cao kỹ năng sống và các hoạt động thực tiễn.
Muốn làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại trung tâm, trung tâm cần phải quy hoạch lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đầu tư phát triển về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, khắc phục tình trạng thiếu hụt giáo viên.
Trung tâm GDTX Lộc Bình trong năm học 2009 - 2010 đã tổ chức các đợt bồi dưỡng chuyên môn qua hình thức là hội thảo khoa học, tạo điều kiện cho giáo viên trung tâm được giao lưu học hỏi về đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT, khai thác hiệu quả đồ dùng dạy học với các đơn vị giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (2 buổi). Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn - nghiệp vụ do sở GD&ĐT Lạng Sơn tổ chức vào đầu năm học và giữa năm học. Mỗi giáo viên được đăng ký sáng kiến kinh nghiệm từ đầu năm học sau đó được phát biểu tại hội thảo khoa học cấp trung tâm sau đó nếu có chất lượng thì được áp dụng và phổ biến kinh nghiệm trong đội ngũ giáo viên trung tâm, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung tâm ít hình thức, giáo viên trung tâm còn ngại đăng ký nguyện vọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Kinh phí dành cho việc học tập bồi dưỡng, trang bị đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo cho đội ngũ giáo viên trung tâm còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu học hỏi bổ sung kiến thức của giáo viên trung tâm.
Việc sắp xếp phân công cho giáo viên đi học tập, bồi dưỡng chưa hợp lý và thuận lợi nên không khuyến khích được giáo viên đi đào tạo bồi dưỡng.
2.4.4. Các chế độ, chính sách đãi ngộ giáo viên
Đời sống của cán bộ giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục đào tạo của trung tâm, vì vậy chăm lo đến đời sống của cán bộ giáo viên là việc làm thường xuyên liên tục của công đoàn và ban giám đốc trung tâm. Trong những năm trở lại đây việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên trung tâm có thuận lợi hơn, các chế độ cho cán bộ, giáo viên phần nào được đảm bảo (Phụ cấp trách nhiệm, kinh phí trả thừa giờ, kịnh phí trả cho làm việc vào ngày nghỉ…). Tại hội nghị viên chức đầu năm, trung tâm đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó có những quy định thưởng thi đua hàng tháng theo xếp loại A, B, C cho đội ngũ giáo viên. Các giáo viên đi học nâng cao trình độ (năm học 2008 – 2009 trung tâm có 02 giáo viên theo học thạc sỹ; 02 giáo viên trình độ cao đẳng đi học đại học) được hưởng các chế độ hiện hành của trung tâm và của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn như hỗ trợ học phí, tài liệu, chế độ công tác phí.
Tuy nhiên, các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên trung tâm còn nhiều hạn chế, đòi hỏi các cấp quản lý cần phải quan tâm, tính toán điều chỉnh cho hợp lý trước sự phát triển của giáo dục, đồng thời phải kích thích được động cơ phấn đấu học tập, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên trung tâm.
2.4.5. Xây dựng môi trường giảng dạy và học tập
Môi trường ở đây chính là môi trường sư phạm trường ra trường lớp ra lớp, hành vi ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục với học viên, trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, giản dị, phù hợp với hoạt động sư phạm.
Học viên với hành vi ngôn ngữ, ứng xử có văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống trong môi trường giáo dục, trang phục của học viên phải sạch sẽ, gọn gàng, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở trung tâm GDTX.
Những quy định đối với cán bộ, giáo viên trung tâm được thể hiện rõ trong nội quy trung tâm được xây dựng trên điều lệ THPT.
Trong những năm học vừa qua, Trung tâm GDTX Lộc Bình đặc biệt chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa (8 buổi theo các chủ đề), các buổi học ngoài giờ lên lớp để thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong tập thể và trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho học viên.
Tuy nhiên, việc tạo ra một môi trường giảng dạy và học tập đúng nghĩa thì còn quy định bởi nhiều yếu tố cần phải có kế hoạch cụ thể và sự chỉ đạo sát sao của cấp quản lý trung tâm.
2.4.6. Công tác khen thưởng , kỷ luật
Năm học 2009 - 2010 công tác thi đua, khen thưởng tại trung tâm được
coi trọng. Kết quả công tác thi đua năm học 2009 - 2010 như sau: Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở : 04 người, tỉ lệ 18.18%
Đạt danh hiệu Lao động tiên tiến : 18 người, tỉ lệ 81.82%
Các giáo viên vi phạm khuyết điểm trong khi thực hiện nhiệm vụ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Đây là công tác rất quan trọng và cần phải chính xác, công tâm có như vậy mới thúc đẩy được sự phát triển.
2.5. Đánh giá chung về quản lý phát triển đội ngũ trung tâm GDTX Lộc Bình Bình
Qua việc phân tích thực trạng như trên tại trung tâm GDTX Lộc Bình, có thể nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX Lộc Bình - Lạng Sơn như sau:
2.5.1. Những mặt thuận lợi
Trung tâm GDTX lộc Bình đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của sở GD&ĐT Lạng Sơn, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Bình, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong Huyện.
Các quan điểm chỉ đạo, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT Lạng Sơn về thực hiện nhiệm vụ năm học được triển khai kịp thời, kỷ cương trung tâm được giữ vững. Các điều kiện phục vụ cho giảng dạy và học tập tại trung tâm từng bước đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động giáo dục của trung tâm trong thời điểm hiện nay.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trung tâm được chuẩn hoá theo nghề nghiệp
Công tác xã hội hoá giáo dục được duy trì và đẩy mạnh, hội khuyến học trung tâm phát triển và có lực lượng cộng tác viên ở khắp các xã, thị trấn của huyện Lộc Bình.
Trung tâm trong quá trình thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành, các phong trào thi đua của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT Lạng Sơn phát động đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp, cán bộ giáo viên trung tâm, tầng lớp nhân dân trong huyện nhiệt tình ủng hộ.
2.5.2. Những mặt khó khăn
Khó khăn lớn nhất của trung tâm hiện nay đó là số lượng, cơ cấu còn bất cập, đặc biệt là giới tính và độ tuổi, trung tâm thiếu nhiều giáo viên ở các bộ môn cơ bản, như là thiếu 4 giáo viên Toán, 3 giáo viên Lý, 3 giáo viên Hoá, 2 giáo viên Sinh…
Số lượng giáo viên thỉnh giảng ở trung tâm lớn nên trung tâm hay bị động về việc sắp xếp sinh hoạt chuyên môn, bố trí thời khoá biểu, kế hoạch ôn tập học viên yếu, kém. Nguồn kinh phí trả thù lao giảng dạy cho giáo viên thỉnh giảng THPT rất khó khăn.
Công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chưa theo kịp tình hình chuyển biến phức tạp của đội ngũ giáo viên trong cơ chế thị trường và sự phát triển đa dạng của các loại hình giáo dục.
Chất lượng giáo viên không đồng đều, phần lớn là giáo viên có trình độ chuyên môn trung bình, nên việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới có
nhiều hạn chế, kỹ năng sư phạm của một bộ phận giáo viên còn nhiều hạn chế, như là kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng tổ chức dạy học trên lớp, kỹ năng giáo dục học viên, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học nhất là công nghệ thông tin.
Đối tượng học viên đào tạo tại trung tâm phần lớn chất lượng rất thấp vì chế độ tuyển sinh, học viên trung tâm có ở các độ tuổi, đối tượng học viên lớn tuổi hạn chế về nhận thức.
Cơ sở vật chất của trung tâm được đầu tư chưa đồng bộ, phòng học thiếu (năm học 2009 – 2010: thiếu 02 phòng học), Các phòng chức năng phục vụ cho học tập và giảng dạy không đủ, đồ dùng giảng dạy được trang bị nhưng thiếu nhiều.
Kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nên kinh phí dành cho các hoạt động giáo dục hạn chế.
2.5.3. Nguyên nhân
Về những thuận lợi của trung tâm, trung tâm GDTX lộc Bình đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của Sở GD&ĐT Lạng Sơn, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân,