Những mặt khó khăn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn (Trang 67)

9. Cấu trúc luận văn

2.5.2. Những mặt khó khăn

Khó khăn lớn nhất của trung tâm hiện nay đó là số lượng, cơ cấu còn bất cập, đặc biệt là giới tính và độ tuổi, trung tâm thiếu nhiều giáo viên ở các bộ môn cơ bản, như là thiếu 4 giáo viên Toán, 3 giáo viên Lý, 3 giáo viên Hoá, 2 giáo viên Sinh…

Số lượng giáo viên thỉnh giảng ở trung tâm lớn nên trung tâm hay bị động về việc sắp xếp sinh hoạt chuyên môn, bố trí thời khoá biểu, kế hoạch ôn tập học viên yếu, kém. Nguồn kinh phí trả thù lao giảng dạy cho giáo viên thỉnh giảng THPT rất khó khăn.

Công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên chưa theo kịp tình hình chuyển biến phức tạp của đội ngũ giáo viên trong cơ chế thị trường và sự phát triển đa dạng của các loại hình giáo dục.

Chất lượng giáo viên không đồng đều, phần lớn là giáo viên có trình độ chuyên môn trung bình, nên việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới có

nhiều hạn chế, kỹ năng sư phạm của một bộ phận giáo viên còn nhiều hạn chế, như là kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng tổ chức dạy học trên lớp, kỹ năng giáo dục học viên, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học nhất là công nghệ thông tin.

Đối tượng học viên đào tạo tại trung tâm phần lớn chất lượng rất thấp vì chế độ tuyển sinh, học viên trung tâm có ở các độ tuổi, đối tượng học viên lớn tuổi hạn chế về nhận thức.

Cơ sở vật chất của trung tâm được đầu tư chưa đồng bộ, phòng học thiếu (năm học 2009 – 2010: thiếu 02 phòng học), Các phòng chức năng phục vụ cho học tập và giảng dạy không đủ, đồ dùng giảng dạy được trang bị nhưng thiếu nhiều.

Kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nên kinh phí dành cho các hoạt động giáo dục hạn chế.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)