Cephalexin chứa nhóm 3-methyl bền, không thay thế đƣợc và không có nhóm nào bị khử nên bản thân cephalexin không có hoạt tính điện hóa nhƣng một số sản phẩm của phản ứng thủy phân thì có hoạt tính điện hóa nhƣ những chất khử cực. Để nghiên cứu tính chất điện hóa của cephalexin, điện cực HMDE và GCE đã đƣợc sử dụng. Tuy nhiên, trên điện cực GCE thì chúng tôi không quan sát đƣợc píc khử cũng nhƣ píc oxi hóa nhƣ trên điện cực HMDE do vậy việc nghiên cứu tính chất điện hóa của cephalexin đƣợc tiến hành trên điện cực HMDE.
Để chứng minh tính chất điện hóa của cephalexin, chúng tôi đã tiến hành đo đƣờng von-ampe hòa tan của cephalexin trong một số điều kiện khác nhau, kết quả đƣợc biểu diễn trên hình 3.64 và hình 3.65.
Hình 3.64: Đƣờng CSV của cephalexin trong môi trƣờng axít H2SO4 0,01M
Hình 3.65: Đƣờng CSV của cephalexin trong NaOH 0,1M: 1- T = 300C sau 2 giờ; 2- T = 300C sau 4 giờ; 3- T = 900C trong 20 phút -0.40 -0.60 -0.80 -1.00 -1.20 U (V) -6.00n -4.00n -2.00n 0 I (A )
90
Qua kết quả khảo sát cho thấy, trong môi trƣờng axít thì cephalexin không cho tín hiệu cƣờng độ dòng khử nhƣ trong môi trƣờng kiềm. Trong môi trƣờng kiềm nếu để phản ứng thủy phân xảy ra ở nhiệt độ thƣờng thì quá trình phản ứng xảy ra chậm, cƣờng độ dòng thấp, thời gian phản ứng thủy phân lâu. Sau 4 giờ thủy phân ở nhiệt độ thƣờng thì cƣờng độ dòng thấp hơn giá trị cƣờng độ dòng khi thực hiện phản ứng thủy phân ở 900C trong khoảng thời gian 20 phút là 2,5 lần. Do vậy, yếu tố nhiệt độ là rất quan trọng nên cần thực hiện phản ứng thủy phân ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng. Điều kiện nhiệt độ để thực hiện phản ứng thủy phân sẽ đƣợc khảo sát cụ thể trong nghiên cứu tiếp theo.
Để tiếp tục nghiên cứu tính chất điện hóa của cephalexin sau khi thủy phân, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp von-ampe vòng để nghiên cứu.