Kinh nghiệm xây dựng và quản lý KCN ở Đài Loan:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 25)

Đài Loan có bề dày kinh nghiệm phát triển KCN trên 40 năm với KCN đầu tiên được xây dựng ở Kulung năm 1960. Đến năm 1991, Đài Loan đã có 95 KCN với tổng diện tích khoảng 13000 hecta. Hình thức tổ chức quản lý KCN ở Đài Loan dược thay đổi theo tiến trình phát triển các KCN, KCX. Trong thời kỳ đầu mới phát triển, chính quyền Trung ương thống nhất quản lý nhà nước đối với các KCN, KCX trên toàn lãnh thổ. Khi mọi hoạt động đã đi vào nề nếp mới tiến hành phân cấp quản lý.

Có thể nói Đài Loan là một trong những nước đi tiên phong và thành công trong việc phát triển KCN. Từ cuối thập kỷ 50, các nhà hoạch định chính sách kinh tế ở Đài Loan đã nhận thức được vị thế của mình trong hệ thống kinh tế thế giới và

khu vực. Dựa trên những điều kiện tự nhiên và xã hội của mình để tồn tại và phát triển thì việc hình thành một “cơ cấu kinh tế hướng ngoại” mang ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Đài Loan. Đài Loan đã lựa chọn cho mình một phương thức thích hợp để phát triển công nghiệp và tiến hành công nghiệp hoá. Xuất phát từ tình hình trong nước và thế giới lúc bấy giờ Đài Loan chủ trương phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động. Các xí nghiệp mới được xây dựng có quy mô vừa và nhỏ là phổ biến và được xây dựng tập trung ở các khu vực nhất định, là các KCN, KCX, theo quy định của chính quyền. Các xí nghiệp ở trong các khu vực này có nhiều thuận lợi: điều kiện hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, thông tin liên lạc…) hoàn hảo, được hưởng một số ưu đãi về tài chính như được miễn, giảm thuế trong một số năm, được hưởng thuế suất thấp một số trường hợp được vay vốn ưu đãi.

Ở Đài Loan mỗi KCN đã trở thành một trung tâm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong vùng. Một tỉnh có thể có một vài KCN, thậm chí huyện cũng có thể có KCN. Điều quan trọng là phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển KCN nói chung và quy hoạch hình thành các KCN trên phạm vi cả nước. Trong công tác quy hoạch phát triển các KCN, Chính phủ chỉ nên công bố kế hoạch, định hướng phát triển còn các nhà đầu tư (thuộc mọi thành phần kinh tế) theo định hướng này sẽ tiến hành xây dựng, phát triển các KCN cho phù hợp. Để làm được điều này thì việc tạo ra một mặt bằng pháp luật với đầy đủ các yếu tố pháp lý một cách đồng bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế xây dựng KCN Tân Trúc Đài Loan cho thấy khu đã rất chú trọng tới chất lượng, trình độ người lao động: khu này được khôi phục từ năm 1980 với diện tích 2.100 ha đến năm 1995 KCN Tân Trúc có 180 công ty với 42.257 người làm việc trong đó 31.5% có bằng Đại Học trở lên; 521 người có bằng tiến sĩ. Chính quyền ở đây rất quan tâm đãi ngộ người Hoa trở về Đài Loan tham gia phát triển công nghệ. GDP bình quân đầu người trong khu là 258.890 USD gấp 18 lần GDP bình quân đầu người của cả nước (theo số liệu thống kê Đài Loan 1996) [Vũ Chí Lộc, Lê Thị Ngọc Lan, 2004].

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 25)