Xây dựng và quản lý KCN ở Thái Lan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 26)

hình KCN, tính đến nay tai Thái lan có khoảng 40 KCN hoạt động dưới sự quản lý của Cục quản lý các KCN và chịu sự điều chỉnh của Luật KCN. So với các nước khác Thái lan có điểm khác là phân chia việc xây dựng các KCN làm 3 vùng:

Vùng 1 : 6 tỉnh bao quanh Bangkok gồm 6 KCN . Vùng 2 : 10 tỉnh xung quanh vùng 1, gồm 12 KCN . Vùng 3 : 60 tỉnh còn lại của Thái Lan, gồm 11 KCN.

Điểm khác nữa là diện tích các KCN có thể mở rộng hơn so với diện tích được duyệt khi thành lập KCN. Trường hợp đất trong KCN đã bán hết doanh nghiệp muốn mở rộng mặt bằng sản xuất thì họ có thể thoả thuận với người có đất ngoài hàng rào KCN nằm kề lô đất của họ để mua (phải được phép và tuân thủ các quy định của Cục quản lý các KCN). Điều này tạo thuận lợi cho nhà đầu tư muốn được đầu tư để mở rộng sản xuất ngay tại nơi họ đang có nhà xưởng. Để khuyến khích đầu tư vào các vùng sâu, khó khăn xa Băngkok, nhằm cân bằng sự phát triển trong cả nước Thái Lan cũng có những chính sách ưu đãi cụ thể cho 3 vùng như phân chia ở trên cụ thể:

Bảng1.1: Một số ưu đãi của các KCN ở Thái Lan

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3

Thuế thu nhập công ty Miễn trong 3 năm

Miễn trong 7 năm

Miễn trong 8 năm và được giảm 50% trong 5 năm tiếp theo Thuế nhập khẩu thiết bị máy

móc

Được giảm 50%

Được giảm 50%

Được miễn hoàn toàn

Thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất (trường hợp cả 3 vùng xuất khẩu ít nhất 30%) Được miễn trong 1 năm Được miễn trong 1 năm

Được miễn trong 5 năm

Một trong 5 mục tiêu xây dựng KCN Thái Lan là đảm bảo môi trường trong sạch, thông qua Luật KCN và các quy chế bắt buộc để bảo vệ môi trường. Thái Lan đưa ra nguyên tắc công bằng, người gây ra ô nhiễm môi trường phải đền bù thiệt

hại. Do vậy khi thành lập KCN phải có dự án thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và được cơ quan có thẩm quyền về môi trường xem xét, phê duyệt. Mọi chất thải phải xử lý và giải phóng triệt để, nhà đầu tư phải chi phí xử lý chất thải. Việc xử lý nước thải qua một hệ thống liên hoàn và tiết kiệm nguồn nước. Nước thải qua sử lý dùng làm lạnh nhà máy điện và tưới cây trong KCN. Các nhà máy có thải ra khí độc được sử lý bằng thiết bị lọc riêng và không thải vào không khí. Chất thải rắn có tính độc hại được chứa trong các thùng chuyên dụng và chuyển đến kho chứa. Kho chứa được xây dựng theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý môi trường. Chính nhờ những sự cố gắng như vậy các KCN Thái Lan là KCN xanh, sạch, đẹp.

Về dịch vụ một cửa: Mọi khách hàng muốn đầu tư vào KCN chỉ cần đến Cục quản lý các KCN là có đủ thông tin cần thiết. Họ sẽ được giới thiệu mạng lưới KCN, nghành nghề khuyến khích đầu tư, vị trí các KCN, các ưu đãi , các thủ tục giấy tờ cần thực hiện. Sau một ngày họ được hướng dẫn chu đáo và làm xong mọi thủ tục và một tuần sau họ được nhận giấy phép và có thể bắt tay vào xây dựng nhà xưởng. Trong trường hợp ở xa, nhà đầu tư chưa đến được Thái Lan, họ thông qua mạng Internet tìm hiểu KCN mình quan tâm, lô đất mình lựa chọn. Sau đó fax cho Cục quản lý các KCN, khi được Cục quản lý các KCN chấp thuận họ sẽ đến Băngkok và ký hợp đồng. Thực tế ở Thái Lan để đi đến được Luật KCN trong đó quy định chế độ một cửa phải mất 07 năm. Đến nay mặc dù có quy định chế độ dịch vụ một cửa nhưng Cục quản lý các KCN luôn đặt ra nhiệm vụ tự hoàn thiện để giải quyết nhanh yêu cầu của khách hàng. Bởi vì cho dù một cửa nhưng nhà đầu tư phải chờ đợi lâu cũng coi như nhiều cửa. Từ đó Cục quản lý các KCN tự khẳng định vị trí, vai trò của mình trong việc thu hút các nhà đầu tư và hoàn thành nhiệm vụ phát triển công nghiệp cân bằng trong cả nước của Thái Lan [Nguyễn Minh Sang, 2004][Nguyễn Văn Thanh, 2004].

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)