Quan điểm chủ yếu trong phát triển KCN nước ta trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 70)

Nghi quyết Đại hội VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trương “Hình thành các KCN tập trung, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị”. Khi một loạt các KCN được xây dựng và đi vào hoạt động thì Nhà nước ta lại chủ trương “từng bước nâng cao hiệu quả các KCN, xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do”. Chủ trương này một lần nữa được nhấn mạnh trong nghị quyết đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam: “Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở [Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998].

Để thực hiện đúng đắn các chủ trương của Đảng, quá trình xây dựng các KCN cần quán triệt một số quan điểm cơ bản sau:

- Phải nhận thức rõ vai trò quan trọng của các KCN trong quá trình phát triển đất nước, từ đó có chính sách động viên các nguồn lực và nỗ lực của các ngành, các địa phương trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN. Phải đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu thu hút vốn đầu tư với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển KCN phải đảm bảo tính đồng bộ giữa trong và ngoài KCN, giữa sản xuất với đời sống của người lao động, đảm bảo phát triển bền vững lâu dài.

- Phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và của dân cư. Xây dựng KCN mang lại lợi ích cho nhiều người nhưng cũng gây thiệt hại cho không ít đối tượng. Quan điểm bảo vệ lợi ích hài hòa đòi hỏi phải tôn trọng và bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân và của doanh nghiệp dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Phát triển các KCN không được ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp, đến giao thông vận tải và các ngành khác của nền kinh tế, không được

dẫn đến tình trạng sáo trộn cuộc sống người dân, thậm chí làm bần cùng hóa một bộ phận dân cư. Khía cạnh thứ hai của quan điểm này là đảm bảo hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi ích doanh nghiệp.

- Phải kết hợp giữa phát triển các KCN theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu một cách hợp lý. Việc xây dựng thêm các KCN mới cần xuất phát từ nhu cầu thực tế, khả năng thu hút đầu tư, tránh tình trạng phát triển theo phong trào.

- Phát triển các KCN để thu hút lao động, giải quyết việc làm phải kết hợp với việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động góp phần xây dựng đội ngũ công nhân công nghiệp tiên tiến phục vụ cho quá trình phát triển lâu dài của đất nước.

Những quan điểm trên sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng những định hướng và giải pháp nhằm phát triển các KCN một cách hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế. Các giải pháp phát triển kCN cũng phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm thực tế của nước ngoài mà trước hết là của các nước trong khu vực, nơi có nhiều những yếu tố tương đồng với điều kiện của Việt Nam.

3.1.2. Định hướng phát triển các KCN Việt Nam trong giai đoạn tới.

Căn cứ vào thực trạng phát triển các KCN, xu hướng phát triển của nền kinh tế cũng như khả năng thu hút đầu tư trong tương lai, trong giai đoạn tới cần phát triển các KCN theo định hướng cơ bản sau đây:

- Kết hợp giữa việc lấp đầy diện tích các KCN đã xây dựng với việc nâng cao chất lượng các dự án đầu tư vào KCN. Từng bước chọn lọc và khuyến khích thu hút các dự án có công nghệ cao, nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp, các dự án góp phần khai thác thế mạnh của từng địa phương.

- Kết hợp chặt chẽ việc phát triển các KCN vơi việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa, đảm bảo sự đồng bộ giữ xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, kết hợp chặt chẽ quy hoạch KCN với quy hoạch đô thị, khu dân cư và các công trình phúc lợi xã hội phục vụ người lao động.

phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương trên cơ sở đó phát triển các KCN, CCN trên tất cả các địa phương nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa các vùng trong cả nước.

- Nâng cao tính chuyên môn hóa của các KCN, thu hút vào KCN những doanh nghiệp có những đặc trưng giống nhau về công nghệ, về yêu cầu xử lý chất thải hoặc những doanh nghiệp có khả năng hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Phát triển các KCN thành một hệ thống, đảm bảo thực hiện vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia. Hình thành hệ thống KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn.

- Tăng cường công tác quản lý môi trường, cần có chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý môi trường.

- Nghiên cứu hoàn thiện các chính sách bảo đảm đời sống cho người lao động trong các KCN cũng như người dân mất đất sản xuất [Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998].

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 70)