Các giải pháp tài chính tiền tệ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 91)

Các giải pháp tài chính tiền tệ có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của các KCN. Mục tiêu của các giải pháp này trước hết là khai thác các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, tạo nguồn vốn cho các nhà đầu tư vào KCN, đồng thời tạo ra động lực thu hút dầu tư. Các giải pháp cơ bản bao gồm:

Chính sách huy động vốn: Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát

triển các KCN. Riêng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng đã là một con số khổng lồ. Vốn đầu tư cần cho các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng nhà máy trong các KCN còn to lớn hơn gấp bội. Bên cạnh đó còn cần một số vốn không nhỏ để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ đời sống người lao động. Với nhu cầu về vốn lớn như vậy đòi hỏi phải có chính sách huy động vốn hết sức tích cực, linh hoạt mới có thể đáp ứng được.

Trước hết cần có chính sách khai thông cho hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm làm cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có thể tiếp cận với việc vay vốn ngân hàng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp tư nhân thường gặp khó khăn lớn trong quá trình vay vốn trong đó cản trở lớn nhất là vấn đề thế chấp. Cần phát triển mạnh các hình thức cho vay tín chấp cũng như các hình thức đầu tư khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn của các ngân hàng.

Cần cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại, tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, hoàn thiện chính sách điều tiết của nhà nước đối với các ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống này, góp phần giảm lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay.

Mở rộng các hình thức huy động vốn để có thể tận dụng tối đa nguồn vốn tồn đọng trong dân cư. Đẩy nhanh sự phát triển của thị trường chứng khoán để tạo ra một kênh huy động vốn dài hạn và hiệu quả.

Đẩy mạnh phát triển hoạt động cho thuê tài chính giúp cho các doanh nghiệp không có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng có thể có vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình.

Chính sách thuế

Cần thực hiện chính sách thuế thống nhất, nhất quán, nâng cao hơn nữa các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào lính vực cần được khuyến khích như công nghệ cao, chế biến nông, lâm, hải sản xuất khẩu, sản xuất thiết bị tự động…

Tuyệt đối tránh những thay đổi bất thường trong chinh sách thuế. Khi cần thay đổi cần tham khảo ý kiến của các nhà đâu tư và đảm bảo nguyên tắc không làm giảm lợi ích của các nhà đầu tư đến từ trước. Các chính sách can thiệp vào thị trường xuất nhập khẩu như thuế, trợ giá, hạn ngạch phải được công khai, minh bạch phù hợp với tiến trình tự do háo thương mại và hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện công tác đăng ký, kê khai và nộp thuế theo hướng tạo tính tự chủ cho các doanh nghiệp đồng thời có các hình thức xử phạt nghiêm minh những trường hợp trốn lậu thuế. Từng bước thay đổi cơ cấu các khoản thuế theo xu hướng tiên tiến của thế giới: tăng tỷ trọng của thuế trực thu, giảm tỷ lệ thuế gián thu.

Chính sách quản lý ngoại hối.

Đầu tư nước ngoài liên quan đến dòng tiền ngoại tệ ra và vào vì vậy rất cần một chính sách quản lý ngoại tệ nhất quán và thông thoáng. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển tiền của mình ra nước ngoài một cách thuận lợi, đồng thời có chính sách tỷ giá linh hoạt để tỷ giá hối đoái vận động phù hợp với sức mua thật của nó, tránh tình trạng đòng bản tệ bị đánh giá quá cao hoặc quá thấp. Viecj duy trì tỷ giá cứng nhắc có thể làm cho môi trường đầu tư mất ổn định, gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu và có thể dẫn đến những cú sốc cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 91)