Hoàn thiện và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đối với các nhà

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 75)

phát triển các KCN một cách khoa học, thực tế phù hợp với nhu cầu thị trường, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng công tác quản lý KCN từ phía Nhà nước cũng như của bản thân các Công ty kinh doanh hạ tầng, thực hiện hỗ trợ một cách hợp lý cho hoạt động của các KCN cũng như của các nhà đầu tư. Các giải pháp này tạo thành một hệ thóng thống nhất, bổ sung và hỗ trợ một cách hợp lý cho nhau nhằm vào mục tiêu chung là tối đa hóa lợi ích xã hội có thể đạt được từ quá trình xây dựng và vận hành các KCN.

3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước

3.3.1.1. Hoàn thiện và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đối với các nhà đầu tư. tư.

Đây là nhóm giải pháp vô cùng quan trọng bởi vì các KCN dù có cố gắng đến mấy nhưng nếu môi trường đầu tư chung của cả nước không hấp dẫn thì các nhà đầu tư cũng không vào. Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia trong khu vực nhằm thu hút dòng vốn đầu tư thì nước nào tạo ra được môi trường đầu tư hấp dẫn nhất sẽ chiến thắng. Hiện nay các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc đã có rất nhiều cải cách mạnh mẽ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong tình hình đó, chúng ta cần phân tích, đánh giá để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tu của đất nước để có thể duy trì và tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Để cải thiện môi trường đầu tư một cách mạnh mẽ nhằm thu hút dòng vốn từ bên ngoài chảy vào trong nước, trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải cách hành chính, xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, hoàn thiện các chính sách kinh tế, tài chính, xây dựng và phát triển các loại thị trường và đào tạo lao động cho các KCN.

Tích cực đẩy nhanh quá trình xây dựng luật pháp để tạo ra một hệ thống luật

chơi đồng bộ. Từng bước hoàn thiện, chỉnh sửa nhằm nâng cao các bộ luật, cần có các văn bản hướng dẫn tỷ mỷ. Chuẩn bị nghiên cứu để nâng Quy chế KCN lên thành Luật.

Đẩy mạnh cải cách hành chính: cải cách thể chế phải theo hướng rõ ràng, minh

bạch, phải phân định rõ ràng những cái được phép làm và những điều cấm. Loại bỏ sự chồng chéo hoặc không có. Cần cụ thể hóa các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị trong bộ máy hành chính của Nhà nước.

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Nâng cao tính

cạnh tranh trong các ngành dịch vụ để giảm giá cước đến mức ngang bằng và thấp hơn so với trong khu vực. Trong trường hợp việc cung ứng các dịch vụ còn mang tính độc quyền, nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ chi phí để làm cơ sở cho việc tính giá thành và định giá sản phẩm một cách hợp lý.

à soát các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các chính

sách ưu đãi phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ vận dụng, bảo đảm bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước. Trong trường hợp buộc phải điều chỉnh các chính sách gây thiệt hại cho các nhà đầu tư thì cần có cơ chế bồi thường thiệt hại cho họ. Để làm được điều đó đòi hỏi các quá trình, chính sách phải hết sức thận trọng , cân nhắc kỹ càng để không phải thường xuyên điều chỉnh. Hoạt động kinh doanh hiệu quả có thể rơi vào tình trạng hết sức khó khăn chỉ vì một điều chỉnh chính sách nhỏ. Chẳng hạn, điều chỉnh thuế suất đánh vào ô tô đã dẩy giá thị trường lên cao, làm giảm sức mua đã buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm số lượng và sa thải công nhân vừa gây thiệt hại cho nền kinh tế, vừa gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng cho các nhà đầu tư.  Tiếp tục xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường là điều kiện quan

trọng để thu hút các nhà đầu tư: thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường công nghệ, thị trường dịch vụ… Các loại thị trường này ở Việt Nam còn phát triển rất chậm chạp và mang tính tự phát. Việc xây dựng các thị trường này đòi hỏi những giải pháp mạnh mẽ có tính chất đột phá đặc biệt là việc xây dựng và hoàn thiện các khung khổ pháp lý cho sự vận hành của các loại thị trường trên.

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các KCN. Thực hiện việc phân luồng

cho những học sinh không có khả năng thi đỗ và học ở bậc đại học. Tăng cường việc gửi người ra nước ngoài đào tạo. Như vậy, vấn đề lao động cho các KCN phải được giải quyết trên cơ sở hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đào tạo của cả nước, sự thay đổi nhận thức của người dân cũng như từ phía bản thân người sử dụng lao động.

Những giải pháp trên cần thực hiện đồng bộ trong mối quan hệ qua lại với nhau nhằm mục tiêu chung là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các nhà đáu tư và sẽ là điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam nói chung và đầu tư vào các KCN nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp tại Việt Nam - nghiên cứu trường hợp khu công nghiệp Quang Minh (Trang 75)