Khắc hoạ nhân vật qua những hành động

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng (Trang 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Khắc hoạ nhân vật qua những hành động

Nhân vật trong Mảnh đất lắm người nhiều maDòng sông mía không chỉ được xây dựng qua những chi tiết ngoại hình, qua tâm lí, nội tâm mà còn được khắc họa qua những chi tiết miêu tả hành động hết sức tiêu biểu và đặc sắc. Lại trở về với những con người trong Dòng sông mía của Đào Thắng. Lẹp - nhân vật luôn xuất hiện cùng những hành động, khi bình thường như mò trai khi man dại như cưỡng hiếp, giết người... Bao giờ hắn cũng hấp tấp, “hùng hục”

với những hành động dã thú của mình. Nhà văn Đào Thắng đã tả cảnh hắn giết con, được nhấn mạnh bằng rất nhiều động tác: “vội vàng đổ gio nóng, vội vàng cặp nách cái chậu, khệ nệ đưa ra ngoài bờ sông, lội xuống, đổ ùm xuống nước,... giật vội mấy cái lá mía, cọ sạch cái chậu, hấp tấp quay lưng, lội uồm uộp lên bờ, bước cút kít về nhà”[86;Tr.]. Hắn làm việc đó hết sức thản nhiên, không hề bày tỏ một chút cảm xúc xót thương nào. Và hắn làm việc đó vội vã như giũ bỏ một trách nhiệm, một gánh nặng cuộc đời. Càng về sau câu chuyện,

khi phần thú lấn át phần người trong thằng Lẹp càng ít có diễn biến nội tâm. Hắn hành động như dã thú với bản năng mà không thèm tính đến nhân tính, đạo đức. Một trong những nạn nhân của Lẹp là chị Cả Thuần. Khi thằng Lẹp rồi cuộc đời làm nhục và cưỡng bức chị, nguời mẹ ấy phát điên không muốn sống trên cõi đời đảo điên này nữa. ―Mặt sông sáng lung linh, nước rẽ cho bà Thuần bước xuống‖ [86;Tr.]. Hình ảnh ra đi về cõi vĩnh hằng của nhân vật Cả Thuần đầy tính huyền thoại giống như cái chết để chứng minh danh tiết của Người con gái Nam Xương, và ánh sáng nơi dòng nước Châu Giang là minh chứng cho tấm lòng trong trắng của người phụ nữ ấy. Trong tiểu thuyết, cả hai nhân vật bà Mến và chị Cả Thuần đều đã trẫm mình trên dòng sông Châu. Họ như bước vào cõi mê. Không phải họ tìm đến cái chết mà như tìm về sự siêu thoát khỏi cuộc đời ô trọc. Nhưng khi gấp trang sách vào chúng ta vẫn bị ám ảnh bởi hành động cuối cùng của bà Cả Thuần nó như một minh chứng của lịch sử về một thân phận đàn bà khổ ải không gì sánh nổi.

So với các nhà văn khác cùng thời, Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng trong những tiểu thuyết viết về nông thôn của mình đã xây dựng được những hình tượng nhân vật khá đầy đặn từ ngoại hình, nội tâm, hành động. Khi tìm hiểu mỗi cuốn tiểu thuyết, người đọc có thể nắm bắt được diễn biến cốt truyện khá cụ thể và hình dung về nhân vật khá chi tiết và tỉ mỉ.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)