7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1 Hiện thực nông thôn thời kỳ tiền đổi mới
Hiện thực cuộc sống luôn đa dạng và phức tạp, là “vùng trời, vùng đất thênh thang” (Lý Hoài Thu), thích hợp cho sự sáng tạo của tiểu thuyết. Mỗi nền văn học, mỗi thời đại, trào lưu, trường phái lại có một quan niệm riêng về hiện thực. Bởi văn học là kết tinh của sự ―tái tạo‖ những chất liệu cuộc sống qua thế giới chủ quan của nhà văn, và từ đó đã mở ra chân trời bất tận để nghệ sĩ nhập thân mà thể nghiệm. Nằm trong quy luật đó, tiểu thuyết nông thôn giai đoạn này đã có sự chuyển biến tích cực, năng động trong việc chiếm lĩnh hiện thực đa chiều, phức tạp của đời sống nông thôn và nông dân đương thời.
Nhờ không khí dân chủ hóa trong đời sống sáng tác mà hiện thực được phản ánh trong tiểu thuyết nông thôn giai đoạn này được nhìn từ nhiều chiều, phản ánh toàn diện, không chỉ bằng kinh nghiệm của cả cộng đồng mà còn cả kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Hiện thực trong tác phẩm đã được lựa chọn, chắt lọc, khái quát để hướng về sự ―tối ưu hoá‖ khả năng miêu tả hiện thực ở chiều sâu ý thức. Nhà văn phản ánh hiện thực không phải từ một mà từ nhiều
điểm nhìn, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nhà văn không chỉ miêu tả hiện thực mà con ―nghiền ngẫm‖ hiện thực, chủ động lựa chọn hiện thực, chủ động về tư tưởng và kinh nghiệm cá nhân trong ý thức sáng tạo. Nhà văn không chỉ tái tạo cái cụ thể trông thấy được, mà đồng thời còn phải tìm tòi, khám phá, tái tạo, cắt nghĩa, lí giải và đánh giá cái bí ẩn, tiềm tàng của hiện thực đời sống nữa. Trong khi tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà văn hiện thực, Nguyễn Thị Bình đã khẳng định: ―không phải ngẫu nhiên, người ta nói nhiều đến khái niệm ―suy ngẫm‖, ―nghiền ngẫm‖ về hiện thực. Hiện thực là cái chưa biết, không thể biết hết, hiện thực phức tạp cần phải khám phá, tìm tòi. Nhà văn lựa chọn hình thức nào không quan trọng bằng cách đánh giá của ông ta về hiện thực ấy. Ở đây kinh nghiệm riêng giữ vai trò quyết định, tạo ra sự độc đáo thẩm mĩ trong cái nhìn hiện thực của mỗi con người‖ [9;tr.22]. Nhà văn Nguyễn Khải đã ghi nhận: ―Thời nay rộng cửa gợi được rất nhiều thứ để viết. Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ mới thật là một mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ‖. Nhờ sự tiến bộ của thời đại, nhờ sự cởi mở về tư tưởng mà không ít nhà văn đi vào khai thác những mảng hiện thực trước đây chưa hề có hoặc hiếm khi xuất hiện. Họ đã tạo ra cho tiểu thuyết nông thôn giai đoạn này hướng đi riêng, nhưng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nông thôn được các nhà văn lật tìm trong bộ mặt của thời đại đã len vào trong mỗi làng quê.
Hiện thực nông thôn Việt Nam trước 1986 chủ yếu ―vào ra hợp tác xã‖, ―xây dựng hợp tác xã‖ và ―lề lối làm ăn tập thể‖, vì thế nông thôn được dựng lên với không khí chung yên ổn. Nông thôn Việt Nam từ 1986 trở về sau dần thay da đổi thịt, văn xuôi và tiểu thuyết viết về nông thôn cũng phải chuyển mình để ―các nhà văn viết về nông thôn sau 1986 không còn bị ràng buộc bởi thực tế chiến tranh. Mặt khác trong bản thân họ cũng có những tìm tòi và chứng kiến khác các nhà văn giai đoạn trước hoặc là khác với chính bản thân mình‖ [tr.35]. Các nhà văn không chỉ tiếp cận, khai thác hiện thực đời sống nông thôn và nông dân ở bề nổi, mà còn ở tầng sâu mạch ngầm của nó để mang lại luồng
sinh khí mới cho làng quê Việt Nam. Trần Cương đánh giá đúng khi cho rằng:
“Các nhà văn viết về nông thôn sau 1986 đã nhìn nhận và phản ánh hiện thực nông thôn kỹ càng hơn. Họ nhìn thấy những gì ở tầng sâu, mạch ngầm của đời sống nông thôn. Không phải họ không hiểu chuyện tình nghĩa và những cái tốt đẹp trong nông thôn truyền thống, nhưng không vì thế mà làm mờ đi những vấn đề thuộc thực trạng của xã hội nông thôn hiện đại” [18;tr.36]. Hướng ngòi bút vào hiện thực đời sống nông thôn và nông dân, tiểu thuyết nông thôn giai đoạn này đã đặt ra và bóc trần, phơi bày toàn bộ những vấn đề nhức nhối đã và đang tồn tại trong xã hội nông thôn. Và dĩ nhiên những mảng hiện thực ấy chờ đợi cả sự phán quyết nơi người đọc. Nằm trong quỹ đạo ấy, Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng đã dũng cảm phản ánh những góc khuất của hiện thực nông thôn trong quá khứ và hiện tại đang làm bỏng rát tâm hồn người nông dân. Những vấn đề quá khứ nông thôn được soi chiếu trên tinh thần nhân văn. Chiến tranh được nhìn nhận, đánh giá lại qua số phận của những người nông dân mặc áo lính từ chiến trường trở về làng quê (Dòng sông Mía, ). Cải cách ruộng đất được nhìn từ mặt trái của nó (Mảnh đất lắm người nhiều ma, ). Những cơn xung đột phe cánh, tranh chấp âm ỉ, quyết liệt về dòng họ, chi phối vào cả những hủ tục, tập tục cũng được đề cập đến (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía). Sự phân biệt giàu có, tính đẳng cấp cũng được đề cập đến ( Mảnh đất lắm người nhiều ma). Cái ác, cái xấu đã lợi dụng lòng tin, sự ấu trĩ của con người để hành động. Và một khi cái ác kết hợp cùng với sự ngu muội, dốt nát, những định kiến, hủ tục lạc hậu và ma lực của đồng tiền hoành hành trên sự nghèo đói thì sự tàn phá của nó thật ghê gớm, không lường hết được. Những cái đó trở nên khẩn thiết trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía. Bên cạnh bài học mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, còn là cái nhìn bao quát về hiện thực đời sống nông thôn và nông dân trong cơn lốc của cơ chế thị trường.
Cũng hình thức hợp tác xã, nhưng so với các làng quê khác, xóm Giếng Chùa (Mảnh đất lắm người nhiều ma) có sự đổi mới hơn trong cách quản lí, làm ăn. Hợp tác xã chỉ đóng vai trò quản lí chung, định hướng trong sản xuất nông nghiệp, trực tiếp giao ruộng đất theo hình thức khoán sản phẩm, thu thuế theo
mùa vụ. Nông dân vì thế tích cực, chủ động hơn trong sản xuất. Họ được làm, thu hoạch sản phẩm bằng chính công sức bỏ ra. Đời sống Giếng Chùa được khởi sắc, trong làng có kẻ nghèo người giàu, không còn tình trạng ―nghèo đều‖ như trước. Từ đó, Giếng Chùa cũng phức tạp, nảy sinh nhiều mâu thuẫn, tiêu cực hơn. Người dân lên án một số cán bộ hợp tác tham ô, ăn chặn của dân như việc ―bao nhiêu ruộng đất tốt là cán bộ với những người thân tín giấm dúi chia nhau, còn lại đầu trâu mõm bò để lại cho dân‖ [94.tr.431]; khai khống biểu thuế diện tích đất canh tác giáp ranh giữa đồng bằng và trung du nhằm tham ô số thóc dôi ra một cách hợp pháp; chỉ đạo thủ quỹ lấy tiền thuộc ngân quỹ xây dựng để chia mỗi cán bộ một sổ tiết kiệm; ―cắt đầu cắt đuôi" phần gạo hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, không nơi nương tựa. Chính vì thế, nông dân bất bình, không chịu nộp thuế, vạch mặt những kẻ tham ô “tiền của đội 202, tức là tiền vét con sông Đào ấy, đã nộp chưa? Người ở trại lai giống, rồi mang thóc giống đi bán lấy chênh lệch đã nộp chưa? Rồi đến gạo nếp quyên góp để ủng hộ bộ đội biên giới, ở Trường Sa cũng bị tham ô” [94.tr.233]; tố cáo một ―số cán bộ hiện hành từ đội trưởng sản xuất, tới ban quản trị và chính quyền xã là một ê kíp chặt chẽ bao che cho nhau để làm những vụ lũng đoạn. Họ thống kê một loạt: nào là phá nhà kho, giải tán trại lợn của hợp tác xã Giếng Chùa cũ, số tiền tham ô của đội trưởng thủy lợi, số tiền chênh lệch ở trại giống, biểu thuế và sổ tiết kiệm‖ [76.tr.286]. Bộ máy lãnh đạo hợp tác xóm Giếng Chùa cũng nảy sinh tư tưởng bè phái. Cái xóm nhỏ gọn, từ ―đầu xã tới cuối xã không quá năm cây số‖, nhưng bộ máy lãnh đạo lại có ba phe cánh khác nhau: Phe cánh Trịnh Bá Thủ, phe cánh Vũ Đình Phúc và phe cánh trung lập như Xuân Tươi, Sửu. Họ chỉ biết toan tính, hãm hại, loại trừ nhau nhằm khuếch trương thanh thế, lợi ích của phe cánh mình. Từ đó, dẫn đến xáo trộn, bất ổn trong đời sống, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, khiến xóm Giếng Chùa đã nghèo lại càng nghèo hơn. Đồng thời chỉ ra hiện thực nông thôn lúc bấy giờ - cái thời ―nó như một cơn lũ cuốn phăng đi mọi thứ của nhà nông đã tích cóp từ bao đời‖ [94.tr.346]. Vì vậy, ―những sai lầm đang xảy ra ngày hôm nay sẽ còn dẫn đến những sai lầm lớn hơn, nếu ta không mạnh dạn thay đổi‖[94;tr.l93].
Người đọc chua xót trước hành động của Quàng (Mảnh đất lắm người nhiều ma) quyết định chôn cất người anh xấu số của mình bằng bó chiếu chỉ vì sợ tốn kém. Quyền lực và đồng tiền với sức mạnh của nó cũng như những vị kỷ của cá nhân đã len lỏi, che lấp các mối quan hệ thiêng liêng của gia đình, làng xã, huỷ hoại dần những giá trị đạo đức cao quý, thiêng liêng mà cha ông dày công dựng xây. Chỉ vì gia đình, dòng tộc mà chú cháu ông Hoàn đào mồ cha Phúc (Mảnh đất lắm người nhiều ma). Do dục vọng thấp hèn, vô đạo đức mà sau những cơn bộc phát sinh lí, Lẹp (Dòng sông Mía) đã loạn luân với chị dâu và em gái mình. Guồng quay nghiệt ngã của cuộc sống nông thôn trên bước đường hiện đại hóa đã làm xói mòn giá trị đạo đức của người nông dân. Qua lời phát ngôn của Côn với mẹ chồng: “Đánh đĩ rồi đi trôi sông” [86;tr.165], “lúc nào cũng chính chuyên.... nằm ngửa ra mời nó, chửa hoang có con, bây giờ mới lộ cái mặt ra! Lại vẫn chứng nào tật ấy, giờ sắp xuống lỗ rồi còn tí tởn, tí táu, tí mẻ, sờ soạng, hú hí” [86;tr.478]. Sang, con của Khuê đã dành cho người cha của mình những lời tệ mạt, xất xược: “Ông cút khỏi cái nhà này đi, nếu không tôi đánh ông chết ngay bây giờ” [86;tr.507]. Côn, Sang những vết thương đang lở loét trên cơ thể xã hội nông thôn đương đại khiến lòng người nhói đau, xốn xang! Hay chỉ cần qua chi tiết điển hình trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, sự phi nhân tính trong bản chất của người nông dân hiển lộ khi mọi trật tự đã bị đảo lộn và phỉ báng; con gọi bố bằng mày; “Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không? Dạ thưa ông tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông?” [94;tr.27]. Những góc khuất thực hiện đầy đau lòng trong đời sống nông thôn đã được các nhà văn quan tâm cảnh báo, thể hiện tính nhân văn về phương diện đạo đức xã hội. Viết về nông thôn đương đại với một tấm lòng thiết tha, Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện về đời sống nông thôn. Nền kinh tế thị trường với những mặt tích cực và tiêu cực đã có những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thôn quê. Hiện thực ấy được hai tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, hiện thực cuộc sống là cái đói. Sự nghèo đói được miêu tả đến mức làm linh hiển âm khí của xóm Giếng Chùa, cái đói giáp hạt nhảy xổ vào cái xóm vốn “đứng đầu về cái
sang, cái giàu toàn xã” khiến “nhiều nhà phải nấu cháo trộn thêm rau tập tàng. Nhiều nhà luộc chuối xanh chấm muối”. Để duy trì cuộc sống người ta sáng chế ra bánh mạt ngô, cháo cám, bánh cám đồ cách thủy…Nhà văn thật hóm hỉnh và hài hước khi miêu tả những con người “Những người hao gầy, nhớn nhác hớt hải cứ tưởng vội vã đi đâu, nhưng kỳ thực chẳng có việc gì hết, cứ ra vào quẩn quanh với cái bụng sôi èo èo”[94;Tr.9]. Trong tác phẩm Nguyễn Khắc Trường không đi lý giải nguyên nhân của cái đói bao trùm lên xóm làng này nhưng người đọc vẫn biết rằng xóm Giếng Chùa của nhà văn cũng như bao làng quê Việt Nam khác trong khoảnh khắc này đang phải vật lộn với cái đói. Cái đói không những làm cho con người ta khổ mà đôi khi nó còn ảnh hưởng rất lớn đến số phận và nhân cách con người. Nhân vật Quềnh trong tiểu thuyết là nạn nhân của cái đói, vì miếng ăn lão làm bất cứ công việc gì người ta thuê mà không cần tính toán công cán, chỉ cần miếng ăn “ Lão lại thửa mai thình thịch như một cái máy khoan. Rồi lão gánh gấp rưỡi vợ chồng Ích, như một con lừa thồ”. Chính vì làm việc nặng quá sức trong lúc ăn no nên đã dẫn đến cái chết bất ngờ và thật đau lòng thay cái chết ấy lại được cắt nghĩa: ―vỡ dạ dày vì ăn quá no rồi làm việc nặng ngay”. Hiện thực trên còn bắt gặp ở Dòng sông mía của Đào Thắng, sức tàn phá của cái đói cơ hàn rất ghê ghớm “Bấy giờ làng xóm đang đói quay quắt. Thằng Khuê cuốc thêm cụm củ đao non, bới lấy gốc sắn tầu…Cây đao còn non, chưa xuống củ nên củ bằng ngón chân, sượng sưng sỉa, chưa có một tí bột nào. Gốc sắn tầu trồng ven bờ dậu còn non cây… đào lên mới chỉ có rễ to, chưa có ai dám gọi là củ, dài thõng thượt, cắn vào mồm nhai sồn sột như ăn thân chuối” [86;Tr.254]. Sự đói khổ ấy giúp chúng ta nhận ra thật rõ nỗi cơ cực của bao kiếp người. Như cu Lẹp, mới sinh ra đã phải ăn sống những con trai tanh nhớt nhát để cầm chừng, khi mất đôi cánh tay bởi vòng nghiến của
“ông hàng, bà hàng”, nó mưu sinh dựa hẳn vào dòng sông Châu nên như chính nhà văn Đào Thắng đã nói: Lẹp giống loài thủy tộc hơn giống người. Cái đói cùng với sự ám ảnh về thân phận đã biến Lẹp trở thành con người có “máu lạnh”. Viết về Dòng sông mía, Đào Thắng viết qua nhiều khúc đoạn của lịch sử. Lịch sử thay đổi nhưng cái sự đói vẫn như cái bóng ma lẩn khuất vậy.
Trước cách mạng nó đọa đày bà Mến, cu Lẹp, sau cách mạng là mẹ con chị cả Thuần. Tác giả đã miêu tả cái nghèo của bà Mến “nghèo kiết xác, nghèo rớt mùng tơi”. Đây quả là một thực trạng đáng buồn đối với bất cứ ai tìm hiểu về nó. Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng bằng sự tinh nhạy cộng với ngòi bút sắc bén cuả mình đã không ngần ngại đào xới những mảng hiện thực đã bị khuất lấp hàng mấy chục năm qua.
Bên cạnh sự đói nghèo, nông thôn Việt Nam những năm đầu đổi mới còn diễn ra tình trạng băng hoại đạo đức một cách trầm trọng. Những mâu thuẫn trong các gia đình, dòng họ, giai cấp tưởng chừng giản đơn, nhưng không, chính nó mới là nguyên nhân, thủ phạm gây nên sự xuống cấp đạo đức ở một bộ phận không nhỏ tầng lớp nhân dân.. Lẹp trong Dòng sông mía, vì quyền lợi cá nhân nên trong cuộc đấu tố, quy kết thành phần địa chủ đã phủ nhận mình là đứa con rơi của ông Quĩ Nhất, một sự thật mà trước kia nếu hắn biết thì sẽ hạnh phúc biết nhường nào. Giờ đây khi những lời lẽ mà ông Nghĩa định sẽ chôn chặt trong lòng cho đến khi chết sẽ đem theo được nói ra đã khiến Lẹp có một sự phản kháng rất ghê ghớm, hắn đã dùng hai mỏm tay cụt của mình huých vào người ông Nghĩa và lăng mạ ông bằng những lời lẽ hết sức vô đạo. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma tư tưởng dòng họ còn chi phối cả quyền hành trong làng xã “Nhưng với việc trong chi bộ có sự mất đoàn kết âm ỉ, lâu dài, ngày càng loang rộng ra quần chúng, đến việc hiển nhiên tồn tại một điều lệ là