Xây dựng những chi tiết ngoại hình

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng (Trang 72)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1Xây dựng những chi tiết ngoại hình

Nhân vật văn học là sự phản ánh bằng nghệ thuật những con người trong thực tại. Trong nghệ thuật khắc họa nhân vật, các yếu tố về ngoại hình đóng vai trò khá quan trọng để làm nên sự thành công cho tác phẩm. Theo quan niệm dân gian truyền thống việc nhìn ngoại hình có thể hiểu được phần nào tính cách và tâm địa con người qua câu: trông mặt mà bắt hình dong.

Mỗi loại nhân vật có một ngoại hình riêng biệt. Khi nhân vật xuất hiện với một ngoại hình được cá thể hóa thì tính cách cũng bộc lộ dễ dàng hon Các nhà văn đặc biệt chú ý đến yếu tố này trong việc xây dựng những nhân vật chính, nhân vật trung tâm của tác phẩm

Ngoại hình là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật. Khái niệm này bao gồm nhiều phương diện như hình dáng, nét mặt, diện mạo, trang phục... Từ tiểu thuyết chương hồi thời kỳ cổ đại đến tiểu thuyết hiện đại ra đời trước 1945, hệ thống nhân vật vẫn được chia thành hai tuyến rành mạch: tuyến nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản diện. Những kẻ đại diện cho cái ác, sự xảo trá, đi ngược lại quan điểm đạo đức của nhà văn thường được khắc hoạ với một ngoại hình đầy phản cảm. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã làm điều đó khi miêu tả về Nghị Lại (Bước đường cùng) - một đại diện cho giai cấp địa chủ phản động: ‗ nước da xanh mét và cặp môi thâm sịt của dân nghiện, thêm hai nếp nhíu soạc hai bên mép như “khủng bố” mọi người...‖ [ 42]. Những đường nét trên gương mặt đã sớm tố cáo sự ăn chơi hủ lậu và tàn ác của hắn. Ngược lại, trong hệ thống nhân vật chính diện, người phụ nữ thường được tái hiện với vẻ đẹp hồn hậu, khoẻ mạnh, đằm thắm. Chị Dậu - nhân vật lí tưởng của nhà văn Ngô Tất Tố dù phải vật lộn với cuộc đời đầy cạm bẫy, song ở chị vẫn ánh lên “Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn, cái mượt mà của người đàn bà 24 tuổi”[95], vẻ đẹp của hình thể ấy đã nói hộ phần nào cái mạnh mẽ, nhanh nhẹn, và sự nhẫn nại vượt lên trên hoàn cảnh của người phụ nữ phải mang trên vai gánh nặng của cả gia đình và chống chọi với bao thế lực trong xã hội. Dường như cách xây dựng nhân vât như thế đã trở thành ước lệ, thành qui luật chung của các nhà văn từ cổ chí kim.

Các nhà văn thời kì đổi mới vẫn tiếp nối truyền thống từ việc lựa chọn những chi tiết ngoại hình riêng biệt, đặc sắc cho mỗi loại nhân vật. Trong đó có những con người của đời thường tiềm ẩn vẻ đẹp bình dị sau lũy tre làng. Họ mang dáng vẻ bên ngoài chân chất mộc mạc. Ngoại hình của họ có khi là những chi tiết được miêu tả qua lời nhận xét của những nhân vật khác. Những chi tiết ấy xuất hiện không cùng lúc mà rải rác suốt chiều dài tác phẩm. Dòng sông mía

của Đào Thắng là hiện thực một làng quê bên dòng Châu Giang với những con người lao động khỏe mạnh, đầy sức sống. Nhân vật bà Mến – người đàn bà đỡ đẻ có đôi bàn tay bà mụ tài hoa trong cảm nhận của ông chủ lò mía, ―họ bàn tán nhiều đến cặp vú gáo dừa và tấm lưng lợn nái”. Một người đàn bà mang sức vóc của cả dòng Châu Giang, tiềm ẩn khả năng dồi dào của người phụ nữ mang nhiều tính Mẹ. Sức vóc, tình thương của bà Mến khi bảo vệ đứa con duy nhất không kém gì người đàn ông bước vào tuổi ngũ tuần ―người bà bừng bừng bốc lửa, hai cánh tay rắn chắc‖. Nhờ thế bà cứu được thằng Lẹp khỏi lưỡi dao chém ngọt của ông Quĩ Nhất. Người mẹ ấy lúc nào cũng đi chân như không bén đất bởi thiên chức của một người đón đỡ sự sống. “Bà Mến tụt xuống đất, trùm khăn lên đầu, đi chân đất, không đội nón, không khoác áo tơi, bà chạy tất tưởi vô nhà hộ sinh xã Thanh Khê‖. Cả đời đã đi, đã chạy như thế. Hôm nay đặc biệt hơn, bà đi đỡ đẻ cho vợ thằng Lẹp. Đi lần này bà Mến không bao giờ về nữa. Bà đã trả mình về cho dòng Châu Giang! Thấp thoáng trong tác phẩm, bà Quyền vợ hai ông Quĩ Nhất là một người phụ nữ đẹp “mỡ màng”, “rờ rợ” ớ độ tuổi đằm thắm xuân sắc: ―Bà còn trẻ, miệng ăn trầu cắn chỉ, môi đỏ rau rau, hai má cứ rực lên va đôi chân nửa trắng nửa mờ dưới nước nửa hồng hào mỡ mượt ở trên cạn‖. Sức mạnh bên trong của vẻ đẹp ấy là sự khỏe mạnh của người lao động. Những tính từ ―rau rảu, hồng hào, mỡ mượt... tả bà Quyền gợi ra một vẻ đẹp phồn thực tràn trề sinh lực. Những cô thiếu nữ như Bé, Bê Lớn cũng đẹp một cách hồn hậu. Chị Cả Thuần – một thiếu phụ bất hạnh suốt cuộc đời mang vẻ đẹp như một thiên sứ. Họ là người con gái của sông Châu. ― Làng Thanh Khê ôm một phía ngã ba sông sang bên kia đất đò, đất An Mông trồng dâu nuôi tằm, các cô gái với vẻ đẹp lừng tiếng, óng chuốt lượt là. Qua sông sang đất Vân

Quan... con gái xứ ấy da trắng, má đỏ, môi hồng, thơm tho như quả chín cây‖ [86;tr.90]. Bà Son trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từng là người con gái đẹp nhất xóm Giếng Chùa: mặt hoa, da phấn, thắt đáy lưng ong, mái tóc dài đen mun. Nhan sắc ấy làm bà khổ bởi vô tình nhân lên mối thù giữa ông Hàm và ông Phúc. Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường còn là những cô cậu thanh niên trẻ trung. Ngoại hình của họ tươi tắn tràn trề sinh lực. Đào giống bà Son ở ―dáng người ong óng‖, cô gái luôn tươi cười như ở đám hội bước ra. Người cô yêu là Tùng - một chàng trai trẻ có ―khuôn mặt chữ điền với nước da bánh mật‖. Cô Bé trong Dòng sông mía , đẹp như một tiên nữ: đôi mắt đen lay láy, da thịt nõn nà như có ánh lửa chiếu ra. Sức trẻ và vẻ đẹp của cô như là sự hợp duyên của đất đai phì nhiêu với dòng sông … non tơ như cây mía Tuy Hòa giữa hạ. Những nhân vật thanh niên trong hai tiểu thuyết, họ đẹp không chỉ ở vẻ bề ngoài, họ đẹp bởi dám có một tình yêu vượt qua thù hận dòng họ. Họ đại diện cho cái ―mới‖, cái tích cực cần phải có trong thời khắc nông thôn chuyển mình này. Có thể thấy khi viết về nông thôn, Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng đều nhìn thấy ở những người con sinh ra nơi làng quê dù lớn lên trong hoàn cảnh nào vẫn ẩn chứa sức khoẻ, vẻ đẹp thuần phác nhưng mạnh mẽ, đằm thắm; giản dị nhưng đầy sức sống. Đó là kết quả của cuộc sống trong sự chan hoà với thiên nhiên, trong sự lao động cần mẫn. Những phụ nữ dù cuộc đời đa đoan vì nhiều lẽ, song đằng sau vẻ đẹp hồn hậu là tâm hồn giàu tình yêu thương, và khát khao tình yêu, hạnh phúc.

Nếu như nhân vật những người phụ nữ trong hai tiểu thuyết được xây dựng với ngoại hình giàu sức sống và tiềm ẩn sự nhân hậu thì những người đàn ông như Hàm, Thủ, Phúc trong (Mảnh đất lắm người nhiều ma) lại được khắc hoạ với ngoại hình đầy phản cảm. Trịnh Bá Hàm - người đứng đầu dòng họ Trịnh Bá xóm Giếng Chùa - một người mà trong suy nghĩ chất đầy sự toan tính, thù hằn. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường không dùng nhiều trang, nhiều đoạn để miêu tả nhân vật này, song chúng ta thấy có khá nhiều chi tiết ấn tượng về ngoại hình của nhân vật. Như cách nhà văn miêu tả với người đọc, Hàm “xấu mã, lùn và to ngang (dáng điệu của gấu)‖, rồi “chân tay ngắn, mặt ngắn, trán cũng

ngắn choằn‖, đặc biệt dáng điệu lúc nào cũng “lừ lừ, càu cạu”. Đế khắc sâu ấn tượng về nhân vật, nhà văn đã đưa vào tác phẩm chi tiết về bức hoạ chúa sơn lâm trong nhà ông Hàm - đó là con vật linh thiêng, đại diện cho uy lực của dòng họ Trịnh Bá. Tính chất dữ tợn của hổ, gấu cùng cái chí qui phục cả thiên hạ của loài vật ấy đã nói hộ phần nào tính cách ngạo mạn, cùng tâm địa mưu mô, thủ đoạn của Hàm. Trong tiểu thuyết này, Vũ Đình Phúc cũng là nhân vật trung tâm của tác phẩm - được đặt trong thế thù địch với Trịnh Bá Hàm. Đó là kẻ mang

“tư thế của người quyền biến”, đặc biệt có “cặp mắt ba góc cứ nhìn gằm gằm”. Nhà văn chỉ miêu tả ngoại hình của nhân vật này qua hai chi tiết ấy, song chỉ với chi tiết đắc địa ucặp mất ba góc” được nhắc lại nhiều lần, Nguyễn Khắc Trường muốn truyền cho người đọc cảm nhận về sự nham hiểm, tráo trở của con người đó. Bằng nghệ thuật đặc tả ngoại hình các nhân vật Nguyễn Khắc Trường đã rất thành công khi lựa chọn được những chi tiết ngoại hình độc đáo, góp phần cá thể hoá được tính cách nhân vật. Đó là kết quả của sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật truyền thống và óc quan sát cùng cách thể hiện tinh tế của các những cây bút trong thời đại mới.

Có khi nhà văn sử dụng những chi tiết ngoại hình để thể hiện cảm nhận, ấn tượng của nhân vật này với nhân vật kia. vẫn là những vẻ đẹp bình dị đời thường. Dòng sông Mía của Đào Thắng gây ấn tượng thực sự bởi hình tượng cu Lẹp. Ngay từ sự ra đời đã báo hiệu sự bất thường. Nó là con của cá thần sông Châu. Chính vào đêm ông Chép lìa đơi, bà Mến cứ ngỡ là bị cá thần hiếp bóng sinh ra cu Lẹp: “mồm thắng bé ngáp như mõm cá, hai mắt giương tròn đùng đục như mắt cá, nó còn có lớp vẩy mỏng nữa cơ. Mà nó nhớt nhát, leo ơi là nhớt...?. Và thực sự nó thành con cá Lẹp của dòng sâu Châu. Vào tiết cuối đông, nước sông Châu xuống thấp lùi hẳn ta thềm sông, chỗ giáp với vực Diễm sâu hút, ngụp xuống mò hắn sẽ vớt được những con trai vè, trai cơm hàng cụ kị họ nhà trai... Sông Châu di dưỡng từ người đến tứ chi khiến hắn dần gần giống quái tộc hơn giống người. Sự ra đời bất thường, ngoại hình dị thường ấy tiềm ẩn một linh hồn man dại, tàn bạo. Dị dạng cả về thể xác lẫn tâm hồn, Lẹp trở thành hình tựợng đầy ám ảnh trong tiểu thuyết của Đào Thắng. Đối lập với vẻ xấu xí đến man dại của Lẹp là cô Bé đẹp như tiên nữ: đôi mắt đen lay láy, da

thịt nõn nà như có ánh lửa chiếu ra. Sức trẻ và vẻ đẹp của cô Bé như là “sự hợp duyên của đất bãi phì nhiêu với dòng sông... non tơ mâng mấng như cây mía đất Tuy Hòa giữa hạ”, vẻ đẹp rờ rỡ của cô Bé khiến cho thằng Lẹp nổi loạn và phạm tội. Cái Đẹp mà sông Châu và xứ sở bờ xôi ruộng mật này nuôi dưỡng không ngờ phải đón nhận bi kịch ngay lúc đầu đời. Cô gái sinh ra không phải làm hòa với cõi đời mà chỉ để người ta ngắm nhìn rồi nuối tiếc. Cách xây dựng nhân vật có sử dụng những chi tiết ngoại hình như vậy là một cách dị hóa nhân vật. Nhân vật ấy sẽ được khắc nhớ bởi một gương mặt đặc biệt hay một sở trường không giống với ai.

Khi tô đậm nét đặc biệt của nhân vật, câu chuyện sẽ trở nên hấp dẫn hơn, đồng thời nhân vật cũng được cá thể hóa cao độ. Không ai có thể quên lão Quyềnh trong Mảnh đất lắm người nhiều ma với cuộc đời đầy bí ẩn, cái tên như một cách để gọi ra tính cách con người; nhung nhớ nhất là vẻ mặt ngây thộn, người to sù sì, tính nết ngơ ngác như ngỗng lạc... Lão Quyềnh chỉ xuất hiện ở hai chương đầu truyện nhưng ấn tượng mà nhân vật để lại đủ để khẳng định đây là một phần linh hồn của tác phẩm. Dáng vẻ nửa người nửa ngợm của Quyềnh là sự đồng hiện của quá khứ và tương lai, cả ma và người ở xóm Giếng Chùa gộp lại. Con người ấy sống đã khốn khổ, chết cũng đầy bất hạnh. Một ám ảnh về kiếp người được gửi gắm sau hình tượng nhân vật ấy. Mặc dù bước ra khỏi diễn biến cốt truyện từ rất sớm song thực tế đó là nhân vật được nhớ lâu và thú vị hơn cả trong toàn bộ thế giới nhân vật của tiểu thuyết.

Có thể khẳng định việc xây dựng nhân vật từ những chi tiết ngoại hình là một thế mạnh của năm tiểu thuyết viết về nông thôn thời kì đổi mới. Sức sống của hình tượng các nhân vật chính là ấn tượng mạnh mẽ về những đặc điểm bề ngoài của mỗi con người. Ngoại hình của họ vừa góp phần cá thể hóa nhân vật, vừa có sức khái quát hiện thân cho một lớp người, một kiểu người nào đó ở nông thôn xưa.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng (Trang 72)