7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2 Kết cấu buông lửng, để ngỏ
Kết cấu buông lửng là kiểu kết thúc mở, kết thúc vẫy gọi — một trong những biểu hiện của kiểu kết cấu mang tính chất hiện đại của tiểu thuyết nông thôn nói riêng, tiểu thuyết đương đại nói chung. Kiểu kết cấu này tạo ra ở người đọc những suy nghĩ, liên tưởng và những xúc cảm bất ngờ, bởi sự thực đã
không diễn ra theo lôgic hiện thực cuộc sống. Buông lửng là cách nhà văn đưa ra đối thoại ngầm và gợi sự sáng tạo ở độc giả. Đồng thời, tạo nên những tình huống, chi tiết làm thay đổi suy nghĩ, sự nhận thức của người đọc buộc họ phải quay trở lại với nhiều tình tiết, chi tiết của truyện mới có thể lý giải, nắm bắt được. Kết cấu buông lửng đã làm thay đổi lối tư duy đón nhận theo kiểu khép kín, tĩnh tại và kết thúc có hậu đã ―ngự trị‖ trong một thời gian khá dài. Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông Mía, đã thể hiện rõ nhất cho kiểu kết cấu buông lửng này.
Mở đầu Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường) là một không khí ảm đạm bởi nạn đói giáp hạt bao phủ khắp không gian xóm Giếng Chùa: Không khí đó được gia tăng bằng nhiều tiếng khóc lẫn những tiếng cười nửa chua chát nửa ngậm ngùi của nhiều thế hệ trong cái xóm Giếng Chùa. Tác phẩm kết thúc bằng hai từ “Em khóc!‖ [94;tr.475]. Người đọc phải huy động tối đa trí tưởng tượng trong câu hỏi tác giả đưa ra để lựa chọn cách khép lại câu chuyện. Truyện kết thúc nhưng câu chuyện của Tùng và Đào rõ ràng vẫn còn tiếp tục như chính cuộc sống vẫn đang trôi chảy rộn ràng ngoài đời. Và kết thúc tác phẩm Dòng sông Mía, tác giả vẫn bỏ ngỏ nhiều điều sau khi Khuê nhận thức được tình yêu của Mận ấp ủ từ lúc còn bé đến bây giờ vẫn còn vẹn nguyên dành cho anh. Ngay lúc đó, Mận chạy về phía bến sông Châu Giang lao vút xuống dòng nước: “Mận bỗng đẩy mạnh Khuê ra vùng dậy... chạy về phía bến sông... Mận đã lấy đà như bay lên, lao vút xuống dòng nước tối đen. Khuê hộc lên một tiếng bàng hoàng, rồi cứ thể... rướn lên lấy đà quăng mình vào dòng nước... Một loáng sau trong ánh chóp xa giống một đường vẽ rối trên bầu trời bỗng thấy hai cái đầu người nhấp nhô bơi đuổi nhau trên mặt sóng” [86;tr.528- 529]. Tác phẩm kết thúc nhưng cứ day dứt trong lòng người đọc bởi không hề hay biết Mận và Khuê có còn sống hay không? vì sao Mận lại nhảy xuổng sông tự vẫn? và nếu còn sống, hai người có đến với nhau không? họ đi về đâu, cuộc sống ở phía trước ra sao?
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường và nhà văn ĐàoThắng đã hiểu rõ “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật là thuộc về đoạn cuối‖ (D. Furmanop) nên đã tạo
một khoảng trống kết thúc bất ngờ, chứa đựng nhiều kịch tính, nhiều sức gợi, gây ấn tượng sâu xa trong lòng người đọc. Trong nhiều trường hợp, các tác giả thêm vào những đoạn bình luận sau khi kết thúc truỵện mang màu sắc triết lí, tạo nên dư ba trong lòng dộc giả. Ở Dòng sông Mía, sau khi Mận và Khuê nhảy xuống dòng sông Châu Giang tự vẫn, liền sau đó, nhân vật ―tôi‖ – tác giả đã bình luận: ―Liệu hai người có còn sống, tìm thấy nhau để nói với nhau những lời đền đáp. Hoặc họ có thể cùng chết trong đêm nay nếu người đàn bà kia quyết trẫm mình, điều đó con bò dù tinh khôn đến đâu cũng không thề biết được‖ [86;tr.259Ị. Truyện khép lại với nhiều dư âm, nhiều phỏng đoán trước những vấn đề giải quyết không the của một người mà là vấn đề của mọi người. Một kết thúc gợi nhiều suy tưởng.
Như vậy, kết cấu trong hai tiểu thuyết này đã có những biến chuyển rõ rệt, từ kết cấu đầy đủ, chặt chẽ theo truyền thống (kết cấu đơn tuyến) đến những kết cấu ―mới‖ (kết cấu lắp ghép, kết cấu mở). Sự đổi thay này chứng tỏ quá trình không ngừng tìm tòi, thử nghiệm và đổi mới của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng, góp phần đem lại cho tiểu thuyết viết về nông thôn một bộ mặt mới, phù hợp với phong cách thời đại, phong cách cá nhân.
Có thể nói, kết cấu theo lối mở đầu đột ngột và kết thúc dở dang trong tiểuthuyết nông thôn giai đoạn này đã làm thay đổi hẳn lối tư duy sáo mòn (kết thúc có hậu), đáp ứng được thị hiếu thẩm mĩ của độc giả. Sự thích ứng đó, là vì kiểu kết cấu này không bị ràng buộc, chi phối bởi những quan niệm, định kiến từ bên ngoài hay bó hẹp trong bất kì một khuôn khổ nào, được tự do thể hiện, tự do mang đến những điều bất ngờ như chính những gì của nội tại tác phẩm phát triển. Sự cách tân đáng kể về kết cấu để ngỏ không chỉ thể hiện sự nghiêm túc, tài năng, tâm huyết của nhà văn, khẳng định tư duy con người Việt Nam đang đổi thay, cách nhìn, cách đánh giá của họ cũng trở nên đa chiều và khách quan hơn, mà còn khẳng định được tính hiện đại của tiểu thuyết nông thôn trong quá trình tiệm cận với văn chương thế giới.
Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975, đặc biệt là giai đoạn sâu đổi mới (1986) đã có sự kế thừa và đổi mới phương thức biểu hiện. Điều này khiến nó
đảm đương được sứ mệnh thiêng liêng của nghệ thuật là tái tạo cuộc sống như nó vốn có. Các nhà văn đã đưa ngôn ngữ nông thôn mang đặc trưng riêng vào tác phẩm nghệ thuật, để lại dấu ấn sáng tạo trên từng trang sách. Tính đa giọng điệu thể hiện được thực tế đời sống biến động không ngừng, nơi mà con người phải đối mặt với các tình huống khác nhau để cảm nhận về hiện thực vàcon người ở một triết lí mới - triết lí nhân bản. Việc mở rộng hiện thực đi liền với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người đã làm phá vỡ kiểu kết cấu truyền thống và sáng tạo nhiều kết cấu mới. Qua đó, tạo ra sắc điệu mới cho tiểu thuyết viết về đề tài này, góp phần tiếp cận đời sống nông thôn bằng hình tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Đó cũng là chỗ mới lạ của tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 trong hành trình hiện đại hóa thể loại và đổi mới tu duy nghệ thuật.
KẾT LUẬN
Tiểu thuyết viết về nông thôn gần 40 năm qua (1975 – 2013) đã có những bước ngoặt chuyển mình để đi đến thành tựu đáng ghi nhận tạo được bản lề ranh giới giữa hai thời kỳ trên cùng một thể loại, một đề tài. Với một đề tài truyền thống, nhưng trên một quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá mới, tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn giai đoạn này đã phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu đem lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận khẳng định được vị thế và góp phần làm phong phú thể loại tiểu thuyết đương đại. Trong dòng chảy đó Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng là hai hiện tượng có sự đột phá. Với nhu cầu ―nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật‖ của Đại hội Đảng VI cũng như trước hiện thực muôn màu muôn vẻ của nó khiến hai nhà văn không thể thờ ơ, vô cảm mà đã có những suy tư, trăn trở để đổi mới quan niệm về hiện thực, về tư duy nghệ thuật. Đặc biệt, ở tiểu thuyết này chúng tôi nhận thấy Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng đã quan tâm, đồng cảm sâu sắc đối với những người nông dân chịu nhiều bất hạnh, éo le, cùng quẫn, nhất là những thân phận phụ nữ ở nông thôn. Song ở đó cũng không ít những người nông dân vượt qua đau khổ, nước mắt để vươn lên giành lấy hạnh phúc. Đây chính là sự đổi mới đáng kể của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía.
1. Bắt nguồn từ quan niệm mới mẻ về hiện thực, từ những thôi thúc nội tại của nhà văn. Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng đã tiếp cận, khám phá hiện thực đời sống nông thôn trên nhiều bình diện. Những góc khuất của hiện thực đời sống nông thôn được mở rộng và khai thác sâu sắc hơn: Nông thôn thời kỳ cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp; Nông thôn trước ngưỡng cửa thời kỳ đổ mới; Nông thôn với đời sống tâm linh và đời sống tính dục; Vấn đề biểu hiện nhân vật…Bên cạnh đó, do quá trình đổi mới diễn ra rất phức tạp nên hai nhà văn khó tránh khỏi những hạn chế như có cái nhìn cực đoan, thoái qua. Nhưng những thành tựu mà Mảnh đất lắm người nhiều ma và
Dòng sông mía đạt được là không thể phủ nhận. Chúng ta không còn thấy những nhân vật được các nhà văn tô vẽ cầu kì mà thay vào đó là những con người rất
đời thường với những bi kịch, với sự xuống cấp trong nhân cách con người… Điều này chứng tỏ Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của mình về số phận người nông dân trước sự biến chuyển của thực tiễn đời sống. Đồng thời hai nhà văn cũng đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để nói lên những sai lầm, thiếu sót, một hiện thực đen tối của nông thôn Việt Nam một thời với đời sống vật chất nghèo nàn, lạc hậu lại bị chi phối bởi những phong tục, thói quen cổ hủ,lạc hậu trong suy nghĩ, nhận thức của người nông dân. Sự nhận thức lại hiện thực quá khứ trong hai tiểu thuyết sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về nông thôn Việt Nam.
2. Hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông Mía đã kế thừa và cách tân về phương diện nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã có những sáng tạo mới như đã đi sâu khắc hoạ về nội tâm nhân vật, có lúc chúng ta tưởng chừng nhà văn đang hóa thân vào nhân vật, đi sâu vào đời sống của nhân vật để xây dựng nên những hình tượng nhân vật mang tính đời thường ; Ngôn ngữ trong hai tiểu thuyết đã xuất hiện kiểu ―ngôn ngữ sự thật‖, sử dụng những từ địa phương, khẩu ngữ, lối chửi thề, chửi đổng, ca dao, tục ngữ, hò vè, văn khấn nôm… được sử dụng rất tinh tế và đa dạng. Nó làm cho ngôn ngữ trong tác phẩm trở nên gần gũi với đời sống hơn; Kết cấu đã có những sáng tạo như: kết cấu lắp ghép (lắp ghép cốt truyện), kết cấu để ngỏ (bỏ lửng) để cho người đọc có điều kiện đồng sáng tạo.Chính nhờ sự xuất hiện của lối kết cấu để ngỏ này mà có thể rút ngắn khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc.
Có thể nói, Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông mía là hai cuốn tiểu thuyết đã đạt được những thành tựu to lớn về cả nội dung và nghệ thuật. Gây được tiếng vang lớn và có một vị thế trên văn đàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Việt Anh (2010), Tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới(qua Mảnh đất lắm người nhều ma`và Dòng sông mía), Luận văn thạc sĩ Ngữ văn- ĐHSP Thái Nguyên.
2. Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ góc độ thể loại. Tạp chí Văn học,(9), Tr28-32.
3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại: Nhận thức và thẩm định, Nxb. Khoa học xã hội, Hà nội.
4. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb.ĐHQG Hà nội.
5. Lại Nguyên Ân (1987), “Nội dung thể tài và sự phát triển thể loại trong nền văn học Việt Nam” in trong sách Một thời đại Văn học mới, Nxb.Văn học, Hà nội, Tr.97- 171.
6. Lê Huy Bắc (1996), Đồng hiện trong văn xuôi, Tạp chí Văn học,(6),Tr.45-50. 7. Nguyễn Thị Bình (1999), Một vài đặc điểm của tiểu thuyết mới, Tạp chí Văn học,(6), Tr.67-77.
8. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 75-95: Những đổi mới cơ bản, Nxb.Giáo dục. Hà nội.
9. Nguyễn Thị Bình (2003), Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 75, Tạp chí Văn học,(8), Tr.24-27.
10. Nguyễn Văn Bổng (1955), Bếp đỏ lửa (2 tập), Nxb Văn nghệ, Hà nội. 11. Ngô Ngọc Bội (1975), Ao làng, Nxb Văn học, Hà nội
12. Nam Cao (1977), Tác phẩm (2 tập), Nxb Văn học, Hà nội.
13. Nguyễn Minh Châu (1994), Phiên chợ Giát và Khách ở quê ra, Nxb Văn học. Hà nội
14. Lê Nguyên Cẩn (2006), Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ điểm nhìn văn hóa, Tạp chí Nghiên cứu văn học,(8), Tr.24-44.
15. Ngô Thị Kim Cúc (2004), Đắng như dòng sông mía/ http://Vietbao.vn.pots lại trên http://Thanhnien.com.vn
16. Văn Chinh, Cha,con và dòng sông mía, http://Phongdiep.net.
17.Việt Chiến (2005), Cuộc thi tiểu thuyết 2002 – 2004: Nhìn sâu hơn về lịch sử đất nước và dân tộc, http://Vietbao.vn pots lại trên http://Thanhnien.com.vn
18. Trần Cương (1995), Nhìn lại văn xuôi viết về nông thôn từ sau những năm 80, Tạp chí Văn học,(4), Tr.34-36.
19. Trần Cương (1995), Văn xuôi viết về nông thôn trước thời kỳ đổi mới(1986),
Tạp chí Văn học,(12), Tr.37-41.
20.Hồng Diệu (1991), Về Mảnh đất lắm người nhiều ma, Văn nghệ quân đội,(8). 21.Nguyễn Đăng Duy (2009), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà nội.
22.Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà nội.
23.Nguyễn Duy (1991), Mảnh đất lắm người nhiều ma - Tạp chí văn học , (3). 24.Phạm Thị Ngọc Diệp (2009), Vài suy nghĩ về người nông thôn, Nguồn sông Cửu Long Online, (22/3).
25.Trần Thanh Đạm (2003), Nhìn lại Văn học Việt Nam sau 75: Ba giai đoạn, ba xu hướng, Báo văn nghệ, (34), Tr.4.
26.Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27.Đặng Anh Đào (1997), Vì một tiểu thuyết mới, Nxb. Hội nhà văn, Hà nội. 28.Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (3), Tr.99-104.
29.Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục. Hà nội. 30. Phan Cự Đệ ( Chủ biên,2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục. Hà nội.
31. Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
32. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lý luận văn học, Tập II, Nxb ĐH &THCN.
33. Hà Minh Đức (Chủ biên,1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Sự Thật, Hà nội.
Khoa học xã hội, Hà nội.
36. Văn Giá (2004), “Thử nhận diện loại tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam những năm gần đây”, Nguồn: evan.com.vn,(6/12).
37. Nguyễn Hà (2001), “Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết, Nxb Văn học
38. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử(1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. nửa sau thập niên 80‖, Tạp chí văn học,(3), Tr.51-58.
39. Văn Hạnh (2009), Văn hóa dòng họ, (sưu tầm – biên soạn), Nxb. Thời đại, Hà nội.
40.Nguyễn Phan Hách (1990),
41.Trần Mạnh Hảo (2005), “ Dòng sông Mía hay tiếng nấc của sông Châu Giang?”, Tạp chí Nhà văn, (6), Tr.150-154.
42. Nguyễn Công Hoan (1963), Bước đường cùng, Nxb Văn học. Hà nội. 43. Nguyễn Công Hoan (1993), Truyện ngắn , Nxb Hà nội.
44. Nguyễn Duy Hinh (2008), Tâm linh Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách Khoa, Hà nội. 45.Đào Duy Hiệp (2005), “ Độ dài và cấu trúc tiểu thuyết”, Nguồn:
evan.com.vn, (19/08).
46. Dương Hướng (1990), Bến không chồng, Nxb Hội nhà văn.
47. Dương Hướng (2004), Bóng đêm và mặt trời, Nxb Công an Nhân dân. 48. Dương Hướng (2007), Dưới chín tầng trời, Nxb Hội nhà văn, Hà nội.
49. Lê Thị Hường (2008), Tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 – 2005: Diện mạo và đặc điểm, Đề tài khoa học cấp Bộ, ĐHSP Huế.
50. Nguyễn Kiên (1974), Vùng quê yên tĩnh, Nxb Thanh niên, Hà nội. 51. Nguyễn Kiên (1981), Nhìn dưới mặt trời, Nxb Tác phẩm mới, Hà nội
52. Lã Duy Lan (2001) Văn xuôi viết về nông thôn tiến trình và đổi mới, Nxb Khoa học xã hội.
53. Tôn Phương Lan (2002), “Một số vấn đề sau văn xuôi thời kỳ đổi mới” in trong Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội 54. Tôn Phương Lan (2005), “về hướng tiếp cận mới đối với hiện thực trong văn xuôi 1975” in trong sách Văn chương và cảm nhận, Nxb. Khoa học xã hội
Hà Nội.
55. Mã Giang Lân (1990), Văn học Việt nam 1945- 1954, Nxb Đại học và THCN, Hà nội.
56. Nguyễn Quang Lập (1989), Những mảnh đời đen trắng, NxbNT. 57. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà Văn.