Kết cấu lắp ghép cốt truyện

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng (Trang 92)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1Kết cấu lắp ghép cốt truyện

Lắp ghép là cách ―tạo dựng các mảnh cốt truyện, các mảnh tâm trạng không theo trình tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngược theo ý đồ của tác giả tạo ra truyện trong truyện. Những tình huống, những cảnh ngộ, biến cố như không quan hệ, liên đới được xích lại gần nhau. Cùng với sự lắp ghép đó là sự di chuyển các điểm nhìn, là tư duy nghệ thuật trong sự quy ước vừa chặt chẽ, vừa co giãn của cấu trúc thể loại‖ [96;tr.602]. Nghiên cứu kết cấu lắp ghép trong tiểu thuyết nông thôn giai đoạn này, chúng tôi thấy có ba kiểu lắp ghép

chính: lắp ghép cốt truyện, lắp ghép điện ảnh, lắp ghép thể loại. Tiểu thuyết

Mảnh đất lắm người nhiều maDòng sông mía thuộc kiểu kết cấu lắp ghép cốt truyện. Cũng có thể gọi đây là kết cấu lồng truyện (tiểu thuyết trong tiểu thuyết). Người đọc nhận diện kết cấu này qua hai dạng thức chính: Đây là tiểu thuyết có nhiều truyện kể bên trong. Trong tác phẩm này có một nhân vật là nhà văn cũng đang viết cuốn tiểu thuyết như tác giả [96;tr.57-59].

Kết cấu lồng cốt truyện xuất hiện ở Pháp trong thế kỷ XX, người tiên phong là A. Gide (Bọn làm bạc giả), tiếp theo là Bertolt Brecht (Vòng phấn Kapkaz), L. Aragon (Balanche hay lãng quên)... Trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn giai đoạn này, lắp ghép cốt truyện xuất hiện không phổ biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều tiểu thuyết nông thôn có sử dụng hình thức kết cấu này, tiêu biểu như Dòng sông Mía, Mảnh đất lắm người nhiều ma..Tiểu thuyết Dòng sông Mía ,tác phẩm gồm hai phần với hai hướng triển khai cốt truyện khác nhau, mỗi phần đều được đặt tên (Phần I: Lửa hoang

(278 tr); Phần II: Máu của đất (251 tr), đều được đánh số La Mã từ I đến XXXI. Phần một xoay quanh nhân vật Lẹp, nhân vật trung tâm của câu chuyện. Lẹp hiện lên như một kẻ bệnh hoạn sinh lí, tha hoá, biến chất. Phần hai là câu chuyện xung quanh về cuộc sống gia đình Khuê với những số phận trớ trêu, bi kịch. Hai mảng truyện này gần như biệt lập, không có sự liên đới nhau nhưng lại gắn kết và hô ứng nhau. Hai mảng truyện này lắp ghép tạo nên một cuốn tiểu thuyết dày dặn, đa dạng về hình thức nghệ thuật, phong phú về hiện thực đời sống nông thôn và người nông dân trong và sau chiến tranh.

Tuy nhiên theo chúng tôi, mặt hạn chế của kiểu kết cấu này là nhiều khi nó tạo cảm giác lan man, không tập trung vào mạch chính, người đọc khó xác định được chủ đề tư tưởng.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng (Trang 92)