7. Cấu trúc của luận văn
3.2 Đặc điểm ngôn ngữ trong hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng
và Dòng sông mía
Ngôn ngữ nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện được sử dụng trong một lĩnh vực là yếu tố nghệ thuật hay một sáng tác nghệ thuật. Nhà văn M.Gorki đã khẳng định : ―ngôn ngữ nghệ thuật là yếu tố thứ nhất của tác phẩm văn học”, nó là công cụ giúp nhà văn xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống con người trong tác phẩm. Ngôn ngữ trong văn xuôi viết về nông thôn trong công cuộc đổi mới đã có sự chuyển biến rõ rệt so với các giai đoạn trước. Đó là sự xuất hiện của ―ngôn ngữ sự thật‖, ngôn ngữ đời thường đậm chất khẩu ngữ.
Trong văn xuôi nghệ thuật, ngôn ngữ là yếu tố hết sức quan trọng thuộc về phương thức biểu hiện, góp phần lớn vào khắc họa tính cách nhân vật và tạo nên tính hấp dẫn cho văn bản. Tiểu thuyết với vị trí là thể loại lớn, thể loại mang tính chất tổng hợp phong cách nghệ thuật của các thể loại khác cùng các thủ pháp nghệ thuật của các loại hình lân cận, có phạm vi sử dụng ngôn ngữ rất rộng, có thể dung nạp ngôn ngữ thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống như: ngôn ngữ điện ảnh, sân khấu,…Một đặc điểm khá quan trọng mang tính thể loại, đó là tiểu thuyết lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính cho tác phẩm. Chính ngôn ngữ là hình thức cụ thể và vật chất hóa cho nghệ thuật kể chuyện ấy. Nếu như khi tìm hiểu về vấn đề thời gian, chúng ta quan tâm đến thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật thì với phương diện ngôn ngữ trong tiểu thuyết, cũng cần có cái nhìn rõ ràng và minh bạch về ngôn ngữ trần thuật (ngôn ngữ của người kể chuyện) và ngôn ngữ của nhân vật. Người kể chuyện đóng vai trò dẫn dắt, chỉ dẫn người đọc nắm được và hiểu rõ hơn về lai lịch, hay những biến cố trong cuộc đời nhân vật. Hai phương diện này đều có vai trò quan trọng như nhau trong việc kiến tạo nên nghệ thuật kể chuyện của mỗi tác phẩm.