Hiện thực đời sống tâm linh và đời sống tính dục trong hai tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng (Trang 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3Hiện thực đời sống tâm linh và đời sống tính dục trong hai tiểu thuyết

2.1.2.1 Nông thôn với đời sống tâm linh phong phú

Những năm gần đây, hai chữ “tâm linh” và vô số vấn đề liên quan đến đời sống tâm linh được người ta nhắc nhiều. Là một khái niệm không mới nhưng còn ít được chú ý tới ở thời kỳ trước, những năm gần đây nó được nhiều học giả quan tâm bàn luận. Theo Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản khoa học xã hội – 1991 thì ―Tâm linh là khả năng đoán trước được việc sẽ xảy ra theo quan niệm duy tâm‖. Còn trong bài viết ― Nghề diễn viên và yếu tố tâm linh‖[ 75] tác giả Nguyễn Khắc Nghiêm lại quan niệm: “Tâm linh là những gì cao quý, linh thiêng mà con người tôn thờ”. Trong Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Hà nội – 1992 ấn hành thì cho rằng: “Tâm linh là tâm hồn, tinh thần”. Và ở cuốn sách ― Tích hợp đa văn hóa Đông – Tây cho một chiến lược giáo dục trong tương lai‖, tác giả Nguyễn Hoàng Phương có bàn đến những khía cạnh sau của tâm linh: Tâm linh là lễ nghi ma thuật của các tộc người nguyên thủy. Tâm linh là bói toán, tiên tri thời cổ đại. Tâm linh là tôn giáo, thần học ở thời Trung cổ. Ở thời cận hiện đại, tâm linh là ngoại cảm, tâm linh là sự hài hòa vũ trụ “Ý thức con người là một tiểu vũ trụ, một phần là sự biểu hiện của trí tuệ đại vũ

trụ…Tâm linh là chủ nghĩa duy linh”…[77] Nguyễn Đăng Duy trong cuốn ―Văn hóa tâm linh‖ nhận diện tâm linh ở những biểu hiện: Tâm linh là cái trừu tượng thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt nguồn từ cái thiêng liêng; Tâm linh là cái nền vững chắc, là hằng số và vĩnh cửu trong nhiều mối quan hệ con người. Từ đó, ông rút ra định nghĩa: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm…”.

Trong tác phẩm văn học, các nhà văn thường không trình bày trực tiếp quan niệm của họ về ―Tâm linh‖ qua lối định nghĩa thông thường mà gửi gắm có khi kín đáo, có khi trực tiếp vào cái thế giới hiện thực mà họ sáng tạo ra, qua những yếu tố cụ thể, chi tiết của đời sống mà họ tái hiện, tưởng tượng hay qua ấn tượng tổng thể có tính liên văn bản mà người đọc cảm nhận được tư tưởng của họ về ―tâm linh‖. Yếu tố tâm linh, đời sống tâm linh được biểu hiện trong văn xuôi sau 1975 rất phong phú và đa dạng. Nó là những gì thuộc về cõi, miền sâu thẳm, hư ảo, chập chờn, vượt khỏi khả năng kiểm soát của ý thức nhưng cơ bản vẫn gắn với thế giới tinh thần của con người, là khả năng bí ẩn của con người mà khoa học duy lý chưa thể giải thích. Qua việc khảo sát hai tiểu thuyết:

Mảnh đất lắm người nhiều maDòng sông mía, dựa vào những điểm nổi bật của chính hình tượng nghệ thuật, chúng tôi nhận thấy đời sống tâm linh thường gắn liền với những tín ngưỡng, những niềm tin vào thế lực siêu hình cùng các quan hệ bí ẩn của con người, những sức mạnh thuộc về ―trực giác‖, ―linh giác‖, những khả năng kỳ lạ của con người.

Trước hết, đời sống tâm linh được thể hiện trong việc xây dựng những không gian thiêng. Xóm Giếng Chùa trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, nằm ở thế đất ―vượng nhưng nghịch‖, có ―cổng tiền cổng hậu như hai ụ súng‖[94;Tr.5], có núi Ông Bụt nhiều ma, có Giếng Chùa gắn liền với những lời nguyền ―Ai hay được ngọc Giếng Chùa/ Rủi ai núi bụt thả bùa ma trêu‖[94;Tr.10]. Xóm Châu Giang trong Dòng sông mía cũng có không gian tâm linh huyền diệu. Người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện về đôi cá thần Vực

Diễm, ai cũng tôn thờ xem đấy là đấng linh thiêng ― Khắp vùng ven sông Châu này ai cũng khiếp sợ cá thần… dân bản địa cúng vọng…ngày rằm, mồng một…chỗ nào cũng thấy lố nhố bóng người quì gối, vái lạy thì thầm‖ [86;Tr.57- 58], có đình Thái Hòa bên kia sông ―thiêng lắm…thờ cá thần ngay sát mép sông‖ [86;Tr.26]. Đặc biệt hơn, sự tích thằng Lẹp ra đời người dân cho rằng ―thằng Lẹp là con của cá thần sông Châu Giang‖ [86;Tr.47], trong cơn tuyệt vọng lúc ông Chép hấp hối, bà mến đã cầu xin rồi thiếp đi, trong cơn mê sảng bà thấy cá thần hiếp bóng rồi sinh ra thằng Lẹp. Câu chuyện lão Chép, vì dại dột vội nghe lời xúi dục của ―cánh nhà chè‖, dám cả gan báng bổ thần thánh, hung hăng quyết ―bắt cóc‖ đôi cá thần về ―xơi tái‖ nên lão đã phải chết. Hay câu chuyện về ba đứa con mà Bê Lớn sinh ra đều là quái thai “Người ở ven sông bảo rằng vào cữ Giêng Hai, mưa xuân giăng giăng mờ bãi, từ dưới sông chỗ vụng Diễm lừ lừ bay lên ba vật sáng to như ba bóng đèn tỏa ánh sáng lạnh lẽo. Đấy là ba đứa con của cô Bê Lớn với Lẹp. Nghe thoảng trong gió ướt át mưa xuân có tiếng khóc oe óe và tiếng gọi khàn khàn: “Bu ơi! Bu Bê ơi, cho con bú, con đói lắm”[86;Tr.299]. Qua đó, chúng ta thấy được đời sống tâm linh ở đây còn mang vẻ nguyên sơ, huyền bí, ở đó còn tồn tại một tín ngưỡng dân gian rất thuần khiết nhưng rất mực linh thiêng.

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma vấn đề này được phản ánh ở một góc nhìn khá đa dạng. Trước hết, nó biểu hiện qua “năng lực dự báo” (linh tính) của con người đó là một khía cạnh của đời sống tâm linh. Tiền đề của năng lực dự báo là linh cảm, linh nghiệm và linh tính. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, với bao điều kỳ diệu, bất ngờ xảy ra nhưng không thể lí giải bởi quá trình tư duy ngoài lý tính không giản đơn, vì thế không phải khi nào, hiện tượng nào cũng có kết quả như mong đợi. Do đó, chúng ta cũng không ngạc nhiên khi một người nào đó có khả năng kỳ lạ trong việc xét đoán người và khả năng thông hội với một đấng siêu hình nào đó bên ngoài. Nhân vật Đào (Mảnh đất lắm người nhiều ma) có năng lực tâm linh kỳ lạ, Đào nhìn thấy con chó của nhà mình có biểu hiện khác lạ: “Từ dưới sân, con khoang đội sùm sụp chiếc nón tơi trên đầu, cái đuôi sù ve vẩy như bông lau. Chân nhón nhén như kiểu đi của ma của quỷ. Nó

đi thẳng lên hè. Tiếng kêu của cái Hoa khiển nó dừng lại ngỏng cô lên. Mê nón toòng teng rơi xuống đất. Con khoang rít ẳng một tiếng như bị đánh, rồi quay lại nhảy phốc xuống sân”. Ngay lúc đó, linh tính báo Đào biết có chuyện chẳng lành xảy ra đối với mẹ (bà Son): “Chén nước trên tay Đào rơi choang xuống vỡ tan. Nghe tiếng vỡ Đào bừng tỉnh, cô kêu lên thất thanh: U sao rồi! U bị gì rồi! Giời ơi đúng U bị làm sao rồi!” [94;Tr.333]. Ngay sau đó, đám trẻ con chăn trâu làng Giếng Chùa phát hiện xác chết của bà Son tại nơi bãi Vai Cày.

Trong quan niệm ―thế giới nhất nguyên‖ của người Phương Đông xưa, sự giao tiếp giữa cõi trần và những cõi khác hầu như không bị giới hạn. Đời sống tâm linh đôi khi còn biểu hiện ở việc tin vào sự tồn tại của linh hồn người đã chết. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhân vật cô Thống Biệu có một năng lực đặc biệt: cô là cầu nối giữa cõi thực và cõi âm ở làng Giếng Chùa. Hiện thực cuộc sống làng Giếng Chùa, chúng ta nhận thấy đây là một thế giới toàn ma: “ma người, ma sống”, “ma keo kiệt” như Quàng - kẻ “làm một việc táng tận” lương tâm “chôn ông anh khốn khổ bằng bó chiếu” [94;Tr.63], ma quyền lực, dục vọng thật ghê tởm như những người trong hai cánh Trịnh Bá - Vũ Đình. Ma sống thực sự là nỗi kinh hoàng với con người, hợp lực cùng ma chết tác oai tác quái cuộc sống của người dân. Đôi lúc ta không nhận ra đâu là ma thật, ma giả nữa: “Người sống tàn sát nhau liên miên, người chết đã nửa thế kỷ còn đội mồ sống lại, cười nói xoe xóé... hàng tră m oan hồn, mấy chục năm vẫn trà trộn với người sống, vật vã” [94;Tr.127]. Ngay cô Thống Biệu - người cao niên cuối cùng của xóm Giếng Chùa chuyên sống bằng nghề yểm bùa, trị quỷ non một thế kỷ, bây giờ phải tự nhận mình đã hết phép, bất lực, bởi bùa ngải của cô ―chỉ yểm được ma chết, chứ ma sống thì chịu‖: “Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ dấy... Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống... Những người thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa. Càng nhìn càng thấy đúng là những ụ mối, những bao bì dựng ngược, cái cao cái thấp lố nhố đầy nhà! Những con ma tham, ma ác từ đấy chui ra. Con nào cũng lành chanh lành chói mồm năm miệng mười, chả còn bùa đâu mà yểm cho xuể" [94;Tr.16-17]. Qua lời cô Thống Biệu, hàm ý ―ma người‖ đã bóc trần bản chất mưu mô của cõi người đầy toan tính.

Thế giới tâm linh còn xuất hiện khi con người rơi vào trạng thái khủng hoảng, bất an. Cô Bê Lớn (Dòng sông mía), trong cơn vật vã của một cuộc sinh nở đã hết ngọng, thốt lên với bà Mến rằng thằng Lẹp đã cả gan cưỡng bức cô và giết chết thằng Bê Con “ Đêm nào con cũng nằm mơ thấy thằng em con hiện về, nó khóc. Nó bảo vì bố mẹ con, vì mẹ Mến cho con đi theo thằng Lẹp nên em con nó mới bị chết oan uổng. Ngôi mộ nó đắp qua loa ở bờ sông bị trâu bò húc, san bằng, thằng em con không có nhà ở, phải ngủ trên cây gạo. Nó oán con, oán bố mẹ…”[86;Tr.243]. Trước cõi tâm linh huyền diệu, con người nhận ra thái độ, hành vi ứng xử của mình đối với mọi người, tìm nơi bấu víu để an ủi, động viên, tiếp tục cuộc sống an nhiên. Ông Hàm (Mảnh đất lắm người nhiều ma) coi trời bằng vung, làm nhiều việc thất đức: đào mộ bố Phúc, nhẫn tâm đẩy vợ đến cái chết đầy thương tâm...), cái chết của vợ (bà Son) luôn bị ám ảnh, đêm đêm mơ thấy vợ về gọi hồn, ông Hàm đã thắp hương đứng trước bàn thờ khấn vái trước vong linh, vì ông tin rằng “khi khấn, khi gọi hồn, người ở chốn dương gian chỉ cần nói thầm ra cửa miệng, nhưng phải gọi đúng tên, chỉ đúng người âm đângtrú ngụ, là lập tức mạch thông tin giữa âm dương được nối liền” [94;tr.388]. Chính sức mạnh tâm linh đã cảm hóa được ông Hàm, giúp nhận ra sai trái, lỗi lầm của mình.

Thiên nhiên cũng có vai trò quan trọng trong việc biểu hiện đời sống tâm linh của con người. Người xưa quan niệm ―vạn vật hữu linh‖ nên thiên nhiên không phải vật vô tri vô giác mà nó mang hồn cốt như con người. Hồn cốt của tự nhiên huyền bí, khó nắm bắt, con người chỉ có thể tôn thờ, ngưỡng vọng nó. Trong tiểu thuyết Dòng sông mía, bà mụ Mến trong nỗi đau tột cùng khi nhận thấy cái ác của thằng con bà gây nên nó hiển họa vào chính đứa cháu bà mới sinh ra đã không được làm người “Trong đêm đen mưa bão thật kỳ lạ như trái lẽ đời xưa nay, những ánh chớp đột ngột lóe lên, rồi tiếng sét dội xuống kinh hồn. Nước dâng lên từ cái vụng lớn…như trong cơn đại hồng thủy trong ngày tận thế…”[86;Tr.246-247], “Nước sông dâng lên sáng đỏ như rẽ đường ra cho bà đi xuống. Một ánh chớp chói lòa, tia sét đánh thẳng vào bà, lời chấp nhận sự cứu chuộc vĩnh cửu của bà”[86;Tr.249]. Con người hướng về thiên

nhiên như là sự trở về nguồn cội. Ở đó, sức mạnh vũ trụ sẽ nâng đỡ cuộc sống tâm linh giúp họ vượt qua sự ngu muội, tăm tối để có được sự thanh thản trong tâm hồn, hòa nhịp cùng vạn vật, đất trời.

Có thể nói, với việc khám phá hiện thực văn hóa tâm linh đã mở ra những miền bí ẩn khôn cùng trong đời sống xã hội nông thôn. Đi vào thế giới tâm linh, Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng không phải dẫn người đọc vào cõi ―mịt mù‖ của vô thức mà để soi sáng cõi tâm linh con người, giúp chúng ta điều tiết mọi hành động để hướng tới cái chân – thiện – mĩ. Với hướng đi này, hai nhà văn đã tiến gần hơn trong nỗ lực tiếp cận hiện thực và con người một cách đa chiều, toàn vẹn, góp phần đưa tiểu thuyết nông thôn ra khỏi lối viết ―sáo mòn‖ để tìm ra thế giới đầy bí ẩn trong tâm hồn con người và giúp văn chương tiệm cận với giá trị đích thực của nó.

2.1.2.2 Đời sống tính dục

Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, vào thập niên 60 chủ đề tính dục nổi lên mạnh mẽ trên hầu khắp thế giới ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như văn học, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh.... Trên thực tế, tính dục là mối quan tâm muôn thuở của con người bởi lẽ nó là thứ cảm giác tồn tại từ trong bản thể. Nỗi xấu hổ của Adam và Eva sau khi ăn trái cấm là nỗi xấu hổ tính dục, cảm giác giới tính và bản sắc. Nhưng đồng thời nỗi xấu hổ ấy lại trở thành tội tổ tông theo Kinh thánh bởi từ đây con người sẽ không thể nào thoát khỏi khát khao dục vọng mù quáng nỗi ám ảnh về nó với tư cách một cá nhân. Chưa bao giờ trong lịch sử khoa học, văn hóa, tư tưởng, đề tài tính dục lại không được bàn tới như là hạt nhân của ý thức hệ phạm trù “tính dục” (sexuality) tồn tại ở tầng vỉa sâu nhất của đời sống và trong nó luôn luôn lưu chảy những dòng diễn ngôn sôi động, nhộn nhịp. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, tác giả đã thể hiện tính dục thông qua các mối quan hệ giữa Hàm với Son - giữa Hàm với người đàn bà làm thuê; và mối tình giữa trung tá Chỉnh với cô Lạc. Nhưng tiêu biểu và tập trung hơn cả là mối quan hệ xoay quanh nhân vật Trịnh Bá Hàm.Với mối tình của Hàm và Son, người đọc nhận thấy đây là một cuộc tình đơn phương mà Hàm dành cho Son. Bởi vậy, ngay trong đêm tân hôn, khi mà các thủ tục cần

thiết của một đám cưới được hoàn tất, đã diễn ra cuộc tra hỏi mà Hàm giành cho Son. Bởi lúc này đây, cơn ghen tuông kia khiến cho Hàm không làm chủ được mình, nổi cơn thịnh lộ lôi đình vì Hàm biết rõ rằng mình chỉ là kẻ đến sau bởi

cái trái cấm kia đã có kẻ bóc trước rồi. Hàm đã đánh Son và sỉ nhục Son. Chắc chắn nếu không có lời nói phản kháng lại của Son ―Anh im lặng thì tôi nguyện làm con hầu con hạ cho anh suốt đời. Rồi tôi sẽ báo oán, sẽ vật anh chết theo‖ thì hẳn Hàm đã không dừng lại. Sau lời nói của Son đã dẫn đến hành động điên cuồng của Hàm ―nhảy tới nằm phủ lên người Son như phủ một con mồi. Tình yêu của kẻ ghen tột cùng đến thành rồ dại‖. Tác giả đã khai thác chiều sâu trong tâm lí của Son là người không hề yêu Hàm, do đó cuộc hành lạc kia chỉ như là sự cam chịu chấp nhận hơn là sự đem lại khoái cảm trong hạnh phúc lứa đôi. Ở đây cuộc hôn nhân này là kết quả một chiều do Hàm chủ động, chủ ý quyết tâm lấy Son cho bằng được. Lẽ ra đêm động phòng sẽ diễn ra xuôi chiều mát mái, diễn ra một cách thuận lợi nếu không có cơn ghen của Hàm, bởi lẽ vào lúc này danh chính ngôn thuận Hàm đã là chồng của Son và việc Son thực hiện trách nhiệm của người làm vợ là điều đương nhiên và với quyền lợi được hưởng niềm hạnh phúc ân ái vợ chồng sẽ càng thêm trọn vẹn. Vì vậy, người đọc không khó

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết về nông thôn sau 1975 (khảo sát qua tác phẩm của Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng (Trang 44)