Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Thăng Long GTC (Trang 36)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh vận động liên tục và có những đặc điểm rất khác nhau. Việc đồng vốn được bảo toàn và phát triển hay không là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả hiện nay đang là yêu cầu khách quan và hết sức cần thiết.

Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường hiện nay mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động SXKD đều hướng tới mục tiêu này. Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng liên quan đến tất cả các mặt hoạt động SXKD của doanh nghiệp, là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng.

Để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý vốn một cách chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo đầu tư phát triển mở rộng sản xuất bảo toàn được vốn, không làm được nó sinh lời thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và dẫn đến nguy cơ phá sản. Hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người lao động. Dẫn đến năng suất lao động ngày càng cao tạo sự phát triển cho doanh nghiệp, các ngành liên quan, làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tổ chức của doanh nghiệp được vững chắc.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của vốn đối với quá trình SXKD. VKD là toàn bộ tài sản, vật tư,.. mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động SXKD. Vì thế vốn là điều kiện quyết định, ảnh hưởng xuyên suốt đến toàn bộ quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn kinh doanh là điều kiện để sử dụng các nguồn vốn tiềm năng khác với mục đích phát triển kinh doanh, phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng.

Thứ ba, xuất phát từ cơ chế quản lý Nhà nước.

Trước đây trong cơ chế quan liêu bao cấp, doanh nghiệp coi nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp nên doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả, đã có Nhà nước bù đắp khi kinh doanh thua lỗ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn, hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh. Nhà nước không bao cấp vốn nữa, để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bảo toàn và giữ gìn số vốn Nhà nước giao, tức là kinh doanh ít nhất cũng phải hoà vốn bù đắp số vốn đã bỏ ra và tái sản xuất giản đơn. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi để tích luỹ bổ sung vốn, đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong điều kiện đó, việc đầu tư phát triển những ngành nghề mới nhằm thu lợi nhuận cao đã trở thành động lực và là một đòi hỏi với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Thứ tư, từ thực tế các doanh nghiệp hiện nay.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đã không sử dụng hiệu quả đồng vốn của mình, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước. Điều này có nhiều nguyên nhân: từ cơ chế quản lý Nhà nước chưa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp này từ khâu cấp phát vốn, phê duyệt, thanh tra, kiểm tra vốn,…

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó các doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục, giảm bớt được những rủi ro trong kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa

dạng hoá mẫu mã… doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn, vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như: nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Thăng Long GTC (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w