- Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh được xác định bằng tỷ số giữa vốn bằng tiền và các khoản phải thu với nợ ngắn hạn, cho biết khả năng về các nguồn vốn bằng
5 Vòng quay hàng tồn kho (A4/A) 2,86 414,24 7,313 411,
2.3.2.2. Những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
Theo tác giả, sở dĩ có những tồn tại như đã nêu trên là do:
Nguyên nhân khách quan
Sự biến động của nền kinh tế luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động về nhu cầu đối với các ngành kinh doanh dịch vụ. Trước hết dẫn đến sự không ổn định của các
yếu tố chi phí đầu vào. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ thì chi phí đầu vào cấu thành một bộ phận khá lớn trong giá thành dịch vụ.
Bên cạnh đó, kinh tế hội nhập và mở cửa sẽ đem lại những cơ hội phát triển cho ngành dịch vụ nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức, đặc biệt cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự xuất hiện của rất nhiều các công ty dịch vụ cùng ngành, các thương hiệu có kinh nghiệm và tiềm lực mạnh.
Mặt khác cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài và vẫn còn có những diễn biến phức tạp đã kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của các định chế tài chính mà nước ta dù ít hay nhiều cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng này, đồng tiền mất giá, giá cả leo thang, lạm phát cao, thị trường tiền tệ không ngừng biến động, chính sách lãi suất liên tục thay đổi khiến việc huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác tài chính nên chưa có một bộ phận chuyên trách công tác này. Có khi còn lẫn lộn giữa tài chính và kế toán. Công tác phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của Công ty chưa được thực hiện thường xuyên. Hiện tại, Phòng Tài chính Kế hoạch vẫn chỉ đơn thuần là làm công tác kế toán. Công ty chưa xây dựng được một hệ thống phân tích đầy đủ nhu cầu vốn, sử dụng vốn, phân tích các chỉ tiêu sử dụng vốn. Việc phân tích tài chính chỉ được thực hiện một cách bị động, chỉ khi có yêu cầu từ ban lãnh đạo. Mà như vậy thì không thể chủ động kiểm soát được tình hình tài chính, kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập để giúp cho Ban lãnh đạo Công ty có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Thứ hai, mặc dù Công ty đã ban hành các quy chế, quy định nhưng đó mới chỉ là phần khung. Các quy chế, quy định này vẫn phải được hoàn thiện dần sao cho phù hợp và toàn diện đối với toàn bộ hoạt động của Công ty.
Thứ ba, cơ chế giao chỉ tiêu và đánh giá các đơn vị thành viên chỉ qua các chỉ tiêu doanh số, lợi nhuận hiện tại của Công ty chưa tạo được mối liên kết, hỗ trợ; thậm chí còn dẫn tới tình trạng cạnh tranh giữa các đơn vị thành viên, làm suy giảm khả năng
cạnh tranh nói chung của công ty trên thị trường. Vì vậy, một cơ chế trong đó có sự liên kết chặt chẽ, cả về mặt kinh tế, nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh nội bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề Công ty cần sớm quan tâm giải quyết.
Thứ tư, công tác quản lý chi phí chưa thật sự tốt dẫn đến hiệu quả không cao, chưa xây dựng định mức các loại chi phí như: chi phí công tác, định mức xăng xe, văn phòng phẩm, chi phí khác,... dẫn đến lãng phí chi phí. Công tác thu hồi nợ chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng lớn. Công ty cũng chưa có đội ngũ tư vấn nên lựa chọn kênh đầu tư nào cho có hiệu quả nhất mà tiền nhàn rỗi chủ yếu để gửi tiết kiệm không và có kỳ hạn ngắn . Tuy hình thức này có mức độ an toàn tài chính cao, đáp ứng nhanh như cầu thanh toán nếu cần cho công ty nhưng về lâu dài thì không thực sự mang lại hiệu quả cao.
Thứ năm, ban kiểm soát nội bộ cũng chưa thể hiện được vai trò của mình: chưa phản ánh được kịp thời các sự cố hoặc các vấn đề cần xử lý trong quá trình thực hiện Điều lệ, Quy chế và tình hình hoạt động tài chính của Công ty.
Thứ sáu, về ứng dụng công nghệ trong Công ty: các phần mềm ứng dụng mà Công ty trang bị như phần mềm kế toán, phần mềm vật tư, phần mềm quản lý khách sạn... còn rất đơn giản, chưa đáp ứng được những tính năng phù hợp với quy mô và mô hình của Công ty. Khi Công ty đã phát triển với quy mô lớn, mô hình tổ chức và hoạt động phức tạp hơn thì cần trang bị những phần mềm ưu việt hơn để giảm bớt công việc cho con người, cung cấp thông tin nhanh hơn và chính xác hơn.
Thứ bảy, công tác về nghiên cứu thị trường của công ty chưa được đẩy mạnh. Thông tin còn ít trong khi khả năng kinh doanh dịch vụ nhiều. Công tác xây dựng thương hiệu, hình ảnh Công ty, mở chiến dịch quảng cáo chưa rầm rộ, chưa được quan tâm đúng mức. Kênh quảng cáo trên báo chí, ti vi còn ít mà đây lại là những chương trình quảng cáo thu hút được nhiều khách hàng nhất.
Như vậy, còn nhiều vấn đề mà Công ty cần phải giải quyết để việc sử dụng vốn đạt được hiệu quả cao hơn. Tổng hợp lại, Công ty phải sử dụng đồng bộ các biện pháp liên quan đến hai khía cạnh chính của hoạt động kinh doanh là doanh thu và chi phí. Thực tế còn rất nhiều biện pháp tăng doanh thu mà Công ty đã bỏ qua như việc quảng
bá thương hiệu hình ảnh Công ty, mở ra các lĩnh vực kinh doanh mới, có các chính sách thưởng rõ ràng với nhân viên, đặc biệt là nhân viên kinh doanh để khuyến khích họ.… Chi phí của Công ty cũng có thể giảm đi nếu Công ty cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo chiều hướng tinh giảm hoặc đơn giản là có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc cấp phát các chi phí, đồ dùng văn phòng cho nhân viên. Bộ máy của Công ty hiện nay là tương đối cồng kềnh, chưa tận dụng được năng lực làm việc của từng nhân viên ở từng vị trí. Nói tóm lại, nếu chú trọng hơn nữa, Công ty có thể tận dụng tối đa một đồng vốn mà Công ty bỏ ra; sao cho một đồng vốn bỏ ra, Công ty thu lại được hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, sau khi nêu khái quát một số nét về công ty Thăng Long GTC trong thời gian qua về lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, luận văn tập trung phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn qua kết quả sản xuất kinh doanh ba năm gần đây. Để thấy rõ thực trạng quản lý vốn, luận văn đã tiến hành phân tích vế tình hình biến động về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định và hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty Thăng Long GTC qua các chỉ tiêu đã nêu ở Chương 1. Từ đó tác giả đánh giá kết quả đã đạt đồng thời chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cần khắc phục, tạo cơ sở về mặt thực tiễn để đề xuất các giải pháp sẽ nêu ở Chương 3.
CHƯƠNG 3: