Đơn vị tính: %

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Thăng Long GTC (Trang 58)

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011-2012-2013 của Công ty Thăng Long GTC đã được kiểm toán)

BIỂU ĐỒ 2.6: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ QUY MÔ NGUỒN VỐN

Bên cạnh những phân tích về tình hình biến động của quy mô nguồn vốn thì những phân tích về tình hình biến động của cơ cấu nguồn vốn tại những thời điểm nhất định trong một chu kỳ kinh doanh của công ty giúp cho lãnh đạo công ty có thể đưa ra các quyết định khi lựa chọn những phương án kinh doanh của công ty nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho công ty. Ta có thể thấy được sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của công ty Thăng Long GTC qua bảng 2.6

* Năm 2011:

Nợ phải trả của công ty chiếm 18,64% so với giá trị tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu chiếm 81,36% trong tổng giá trị nguồn vốn. Trong nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm 79,25% còn nợ dài hạn chiếm 20,25%.

Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 100% do công ty không có nguồn kinh phí và quỹ khác.

* Năm 2012:

Nợ phải trả của công ty chiếm 6,93% so với giá trị tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu chiếm 93,07% trong tổng giá trị nguồn vốn. So với năm 2011 thì nợ phải trả của

công ty giảm đi 11,71%; vốn chủ sở hữu tăng lên 11,71%. Trong nợ phải trả của công

ty thì nợ ngắn hạn chiếm 46,91% còn nợ dài hạn chiếm 53,09%. So với năm 2011, nợ ngắn hạn của công ty giảm 32,34%, còn nợ dài hạn tăng 32,34%.

Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 100% do công ty không có nguồn kinh phí và quỹ khác. So với năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng 11,71%.

* Năm 2013:

Nợ phải trả của công ty chiếm 11,27% so với giá trị tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu chiếm 88,73% trong tổng giá trị nguồn vốn. So với năm 2012 thì nợ phải trả của công ty tăng thêm 4,34%; vốn chủ sở hữu giảm đi 4,34%.

Trong nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm 69,77% còn nợ dài hạn chiếm 30,23%. So với năm 2012, nợ ngắn hạn của công ty tăng thêm 22,86%, còn nợ dài hạn giảm 22,86%.

Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 100% do công ty không có nguồn kinh phí và quỹ khác. So với năm 2012 vốn chủ sở hữu giảm 4,34%.

Như vậy, từ số liệu về quy mô và cơ cấu nguồn vốn, ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty khá an toàn và lành mạnh, tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu chiếm trong tổng số nguồn vốn rất cao. Đây là một tín hiệu rất khả quan vì với tỷ trọng vốn như vậy thì khả năng tự chủ về tài chính tốt, giúp công ty chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào việc huy động vốn từ bên ngoài, giảm chi phí huy động vốn. Tuy nhiên khi sử dụng vốn nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cũng cân nhắc về chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả nhất.

Bảng 2.6: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY THĂNG LONG GTC

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

(+/-) (+/-) (%) A. Nợ phải trả (300 = 310 + 330) 147.191.075.077 18,64 53.629.346.209 6,93 93.970.354.998 11,27 I. Nợ ngắn hạn 116.644.461.989 79,25 25.158.820.663 46,91 65.566.877.974 69,77 II. Nợ dài hạn 30.546.613.088 20,75 28.470.525.546 53,09 28.403.477.024 30,23 B. VỐN CHỦ SỠ HỮU (400 = 410 + 430) 642.477.817.538 81,36 720.179.851.146 93,07 739.782.512.319 88,73 I. VỐN CHŨ SỞ HỮU 642.477.817.538 100 720.179.851.146 100 739.782.512.319 100

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(440 = 300 + 400) 789. 668.892.615 100 773. 809.197.355 100 833.752.867.317 100

Số liệu về tổng vốn có thay đổi theo chiều hướng tích cực, số vốn năm sau luôn cao hơn năm trước chứng tỏ tiềm lực về tài chính của công ty ngày càng được nâng cao. Điều này chứng tỏ công ty đã khai thác được tối đa nguồn vốn của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có được thành quả đó là có sự đóng góp của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là ban lãnh đạo công ty đã có những biện pháp, chính sách hợp lý trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn chưa kết thúc và có diễn biến phức tạp như hiện nay.

2.2.2.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty Thăng Long GTC

BẢNG 2.7: KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY THĂNG LONG GTC

ĐVT: lần

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 năm 2013

Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,802 6,897 3,461

Khả năng thanh toán nhanh 1,797 6,889 3,456

Khả năng thanh toán tức thời 1,135 4,418 1,586

( Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu báo cáo tài chính năm 2011-2012-2013 của Công ty Thăng Long GTC đã được kiểm toán)

Qua bảng 2.7 có thể thấy:

- Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán nợ hiện hành) là chỉ tiêu dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kỳ hoạt động của công ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Nếu công ty gặp rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải những khó khăn trong thanh khoản. Nhìn vào bảng 2.7, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành có sự

biến động qua các năm cho thấy công ty hiện đang thừa khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Thăng Long GTC (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w