- Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh được xác định bằng tỷ số giữa vốn bằng tiền và các khoản phải thu với nợ ngắn hạn, cho biết khả năng về các nguồn vốn bằng
THĂNG LONGGTC
3.1.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế thời kỳ hội nhập
Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định; kinh tế - xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp.
Tổng sản phẩm GDP năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng GDP năm 2013 tuy thấp hơn mục tiêu 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. GDP cả nước năm nay tăng thấp hơn nhiều so với kỳ vọng và cách xa mức trung bình đạt được trong nhiều năm gần đây vào khoảng 7% hàng năm. Điều này cũng được lý giải là do nền kinh tế nước ta chịu tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đang có những diễn biến phức tạp. Hơn nữa, “tế bào” nền kinh tế là doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì giá cả đầu vào tăng, vốn thiếu mà đầu ra lại bị hạn chế, cầu nội địa thấp. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012 tăng 6,04%, đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây CPI năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu: Giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, còn có các lý do khiến CPI tăng như: nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng vào dịp cuối năm; Ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão...
Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2014 diễn ra trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp cả về kinh tế và chính trị. Một số nền kinh tế lớn mặc dù có kỳ vọng tăng trưởng khá nhưng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro như: Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và những yếu tố không bền vững trong chính sách tài chính công dài hạn của một số nền kinh tế phát triển; tình trạng bất ổn của các nền kinh tế mới nổi; phục hồi trong khu vực đồng Euro vẫn còn yếu... Ở trong nước, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, áp lực: Sức mua trên thị trường thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm... Trong đó, đáng chú ý là quá trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra thiếu đồng bộ và chưa thực sự có những bước đi hiệu quả. Ngoài ra, thời gian gần đây tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, bước đầu ảnh hưởng đến động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả nước.
Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp và địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ. Sự nỗ lực vượt qua khó khăn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của toàn quân và toàn dân, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước đã góp phần giữ ổn định vĩ mô, từng bước phát triển sản xuất, tạo tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Kết quả thực hiện mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2014 trong 6 tháng đầu năm như sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013, trong đó khu vực dịch vụ tăng 6,01%, cao hơn mức 5,92% của cùng kỳ năm 2013, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy, khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp cao vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,78%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,50%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,51%. Hoạt động kinh doanh bất động sản bước đầu có những tín hiệu tốt với mức tăng 2,65%, cao hơn mức 1,8% của cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do lãi
suất ngân hàng tiếp tục giảm dần, chính sách của nhà nước về hỗ trợ ngành bất động sản đang dần phát huy tác dụng và các điều kiện cho vay mua nhà cũng được nới lỏng. Cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay vẫn theo hướng tích cực