Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Thăng Long GTC (Trang 25)

* Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (10) Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực hiện của mình thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền.

Trong tổng số tài sản hiện doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng chỉ có TSLĐ là có khả năng dễ dàng hơn khi chuyển đổi thành tiền. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì TSLĐ của doanh nghiệp đủ đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. [8], [11]

* Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho (11) Nợ ngắn hạn

Các TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa. Nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn là tốt và ngược lại [5], [11].

* Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán

tức thời =

Tiền + Tương đương tiền (12) Nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức những khoản nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, nhỏ hơn 0,5 thì gặp khó khăn. Nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền của doanh nghiệp dự trữ quá nhiều, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn [5], [11].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH một thành viên Thăng Long GTC (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w